THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN
- Trang chủ
- NGUYÊN LIỆU
- THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN
THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN
NGUYÊN LIỆU
280,000₫
#NGÂM_CHÂN DƯỠNG #THẬN MÙA ĐÔNG
TẠI SAO NGÂM CHÂN
Về cơ bản, ngâm chân giúp chân ấm không phải là cách chữa gốc, vì lạnh chân là do thận khí kém. Tuy nhiên nó vẫn có tác dụng hỗ trợ tốt. Khi chân lạnh, thì vòng tuần hoàn âm dương giống như bị đứng im, nó không chuyển động, sinh ra các trạng thái tắc nghẽn. Không chuyển động và nghịch âm dương là vì lạnh cứ chìm xuống dưới còn nóng cứ bốc lên trên và bệnh sinh ra từ đó. Mặc dù không phải chữa gốc nhưng khi ta ngâm chân nóng) thì giống như dùng một ngoại lực để đẩy cho cái vòng tròn ấy nó bắt đầu lăn. Ít ra nó cũng được lưu thông trong một khoảng thời gian nào đó còn hơi là tắc mãi. Và khi vòng tròn âm dương chuyển động, khí huyết sẽ được điều hòa, lục phủ ngũ tạng cũng sẽ được khí huyết nuôi dưỡng tốt hơn, vì thế mà thận cũng sẽ tốt hơn. Đó là lý do mà chúng ta nên ngâm chân và không để chân lạnh.
Ngoài cách ngâm chân thì cũng có thể chạy bộ, vận động cũng giúp cho vòng tròn âm dươn nóng lạnh ấy vận hành tốt lên.
Nam nữ, già trẻ ngâm chân đều tốt.
Trong một giai thoại, một người đàn ông thọ nhất thời La Mã, ông ấy chết để lại một bí quyết để có sức khỏe tốt đó là luôn giữ cho bàn chân được ấm. Trong dưỡng sinh, thuận âm dương có nghĩa là châm ấm, đầu mát. Nếu ngược lại, có nghĩa cơ thể đã mất cân bằng, nghịch âm dương, sức khỏe không tốt. Những người chân lạnh là bị khí huyết kém, lạnh thận, lạnh tì vị. Còn những ai bị ấm đầu thì có nghĩa là đã không chỉ yếu mà đã ốm thật sự rồi. “Ấm đầu” có nghĩa là không còn minh mẫn tỉnh táo nữa, chập mạch. Những người khỏe bình thường, chân không lạnh (em bé) mà khi sốt cao đến điểm lạnh chân là nguy hiểm (dương suy). Thế nên bàn chân là nơi thể hiện sức khỏe của bạn.
Chân là nơi chứa rất nhiều huyết, nhiều đường kinh bắt nguồn từ chân. Có một huyệt quan trọng là dũng tuyền liên quan đến thận. Có cả một phương pháp chữa bách bệnh qua bấm huyệt trên bàn chân. Thế nên, ngâm chân là một cách kích thích các huyệt, lưu thông kinh mạch khí huyết và thải độc. Chân cũng là nơi tích tụ nhiều độc mà cơ thể thải ra.
Có người bị cảm đau nhức người, nghẹt mũi. Ngâm chân cái đỡ liền Có một bạn hoảng sợ kêu la với tôi rằng mấy hôm nay chân bạn bị sưng cứng, ngứa, kim châm, mệt mỏi mà mấy ngày không hết, buổi tối đi tiểu nhiều, đi khám xét nghiệm thì thận không vấn đề gì. Bạn không biết phải làm sao. Tôi bảo lâu dài thì phải tính đến chuyện tập luyện ăn uống, còn bây giờ hãy làm bài ngâm chân. Hôm sau bạn cảm ơn rối rít vì người đã khỏe lại.
Có lần bố tôi tự dưng bị mẩn ngứa khắp người, kéo dài. Lo quá đi bv Việt Xô khám cho một đống thuốc tây. Bố tôi chả uống mà tự hàng ngày ngâm chân với thật nhiều gừng. Một thời gian bệnh hết. Nhiều năm sau không thấy bị. Chắc ngâm chân gừng này có tác dụng.
Có một lần vào trong khu GIẾNG CHÉN chỗ sư Cương ở khu Hương Sơn, sư chỉ cho một cách ngâm chân mà chính sư cũng trải nghiệm. Đợt đó sư có chữa bệnh cho một người ung thư, trược khí sang người sư mà đễn nỗi 2 chân thâm đen mà chả thể đẩy ra được. Sư liền áp dụng bài ngâm chân của một thầy theo phái mật tông tu trong núi chỉ cho. Quả nhiên lợi hại - hết đen luôn.
TẠI SAO MÙA ĐÔNG
Mùa xuân dưỡng gan, mùa hạ dưỡng tim , mùa thu dưỡng phế, mùa đông dưỡng thận. Thận sợ nhất là lạnh mà lạnh thì luôn tìm thận để chui vào. Tà khí cũng luôn tìm thận để chui vào đầu tiên. Người nào yếu mà vào các nơi thờ cúng, đám ma thì nơi phản ứng đầu tiên thường là đau mỏi thắt lưng. Mà thận là nơi chủ về tinh khí, thận mà bị hàn khí xâm nhập thì toàn bộ cơ thể sẽ bị lạnh. Bình thường đã phải dưỡng thận nhưng mùa đông thì càng phải dưỡng vì thời điểm bất lợi nhất cho thận.
NGÂM CHÂN NHƯ THẾ NÀO
VẬT DỤNG: xô hoặc chậu gỗ cũng được mà nhựa cũng được miễn sao để nước đủ cao ngập qua mắt cá và miệng thật nhỏ để đỡ bốc hơi mất nhiệt. Mình thì tận dụng cái xô sơn nhỏ nhỏ thấy vừa. Nếu nước qua đến huyệt tam âm giao thì càng tốt, cách mắt cá chân 3 ngón tay xếp ngang.
DƯỢC LIỆU: Có điều kiện thì chơi sang là các bột thảo dược, nghèo thì dùng gừng muối mà nghèo nữa thì muối, nghèo nghèo nghèo nữa thì nước nóng không. Nghe nói đâu tối chỉ cần rửa sạch chân bằng nước ấm cũng đã là dưỡng sinh tốt rồi.
Vào mùa gừng, bạn có thể mua cả yến để về dùng dần. Có 2 cách để trữ gừng là vùi vào cát hoặc đất khô. Nhất thiết phải khô không thì sẽ thối, và không được đậy kín không sẽ bí hơi vì bản thân gừng nhiều nước sẽ bị hóa hơi nước và ủng.
Người ta cũng có thể dùng rượu để ngâm gừng trữ dùng dần, nhưng rượu gừng không tốt bằng gừng tươi, lý do là vì rượu bay quá nhanh gừng chưa kịp nóng, ngay cả việc đánh gió bằng gừng rượu cũng không tốt bằng gừng tươi giã nát thêm muối.
Loại gừng dùng ngâm chân tốt hơn cả là gừng khô, gọi là can khương, nó có tính dưỡng sinh lâu dài, không tán mạnh như gừng sống mà có tính chìm, trầm và đi xuống, phù hợp với chân và thận. Gừng tươi gọi là sinh khương có tính ly tán mạnh dùng để chữa ho cảm thì hợp hơn. Bạn có thể cắt miếng phơi hoặc sấy khô và sao qua lửa cho khô hẳn. Nghiền bột để trữ dùng dần.
Hỗn hợp thảo dược ngâm chân tốt nhất thì thêm chút quế và ngải cứu, cơ bản là vậy. Khi ngâm thêm chút muối vô nữa là ổn. Hỗn hợp này mình thấy giúp chân ấm lâu. Lượng ngải nhiều nhất cỡ 5 phần, lượng gừng cỡ 2 phần, lượng bột quế nhục (vỏ thân dưới gốc càng tốt) cỡ 1 phần. Mỗi lần ngâm, cho 1 thìa cơm hỗn hợp bột, đổ nước sôi vô rồi chế nước lạnh vô sao cho vừa là được.
Có một số người ngâm chân với đậm đặc gừng và ngâm xong cảm giác chân nóng bừng bừng. Cách này dùng để chữa cảm ho cấp hoặc dùng vài ba ngày, không được dùng kéo dài. Bởi vì quá cay nóng làm tán hết khí.
Có người bảo ngâm bằng chà bancha, tôi thấy điều này không hợp lắm vì ngâm chân cần tính hoạt (nóng) mới tốt, mới làm lưu thông khí huyết và thải độc. Chà bancha mang tính xát khuẩn nhiều hơn, hợp với ngâm mông.
NHIỆT ĐỘ NƯỚC
càng nóng càng tốt, thực ra là phải nóng dãy mới hiệu quả. Bạn có thể xác định nhiệt độ bằng cách cho tay vào để thấy nước nóng già mà không thấy bỏng. Và chắc chắn rằng nhiệt độ này không thể bỏng được. Việc xác định nhiệt độ bằng tay này ngoài việc biết nóng già còn giúp bạn tự tin mà cho chân vào vì khả năng chịu nhiệt của chân luôn thấp hơn tay, chân luôn cảm thấy nóng dãy nhưng không hề gây bỏng da được. Ban đầu chưa quen nhiệt thì cho vào rồi nhấc ra rồi cho vào chứ đừng hạ nhiệt của nước xuống. Bạn càng gan lì để chịu dc cảm giác bỏng rát bao nhiêu càng hiệu quả bấy nhiêu, bạn dũng cảm thì bạn sẽ có trải nghiệm thú vị. Yên tâm là không bị bỏng đâu mà lo. Ngâm chân xong phải thấy chân đỏ ửng. Với trẻ con cũng nên áp dụng cách thử nước này và thuyết phục nó ngâm thật nóng.
THỜI GIAN Thời điểm ngâm tốt nhất là trước khi ngủ để ngâm xong, lau khô rồi lên giường nằm nghỉ. Nên nằm nghỉ ngơi để tay chân duỗi thẳng giúp điều hòa cơ thể.
Thời gian ngâm cỡ 20 phút. Nếu nước nguội nhanh thì tiếp thêm nước nóng. Sau đó nhúng chân vào nước lạnh cỡ 5s rồi mới lau khô. Việc nhúng chân vào nước lạnh để kết thúc giúp giữ khí tốt hơn, rất nên làm.
Phải nhấn mạnh lại rằng, điểm cốt yếu trong bài này là nước phải cực nóng và lên đến huyệt tam âm giao (qua mắt cá chân) và cần tráng chân bằng nước lạnh sau ngâm rồi lau khô. Việc ngâm chân này cũng nên áp dụng với cả trẻ rất nhỏ, miễn sao đảm bảo an toàn là được.
Thành phần #thảo_dược #ngâm_chân gồm: gừng khô, vỏ quế, thiên niên kiện, ngải cứu, lá lốt, sả.
Nếu bạn bị đau nhức người, cảm mạo, dùng 3-4 thìa bột này cho vào nước nóng tắm hoặc cho vào nồi xông thì rất tác dụng. Những bạn đau vai cổ gáy dùng gói này cho vào bồn tắm ngâm người rất tốt.
THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN - XÔNG 280k set 3 lạng (15-20 lần ngâm)
Các bạn mua hàng liên hệ qua fanpage trên FACEBOOK Bí Mật Thực Dưỡng
m.me/bimatthucduong
280,000₫