XÔNG CHỮA BÁCH BỆNH
XÔNG CHỮA BÁCH BỆNH
Có rất nhiều pháp môn dùng xông, không chỉ có dưỡng sinh chữa bệnh mà cả tu luyện giúp đả thông kinh này huyệt kia. Trạng Down cũng đã từng đến chỗ của sư Giác Nhiệm thử pp thiền yên lặng hay thiền xông hơi. Có anh Tứ (cty Thiên Tạo trong Đồng Nai) cũng phát triển phương pháp thiền xông hơi chữa bệnh, lập cả 1 trung tâm chữa bệnh bằng phương pháp này. Anh Tứ còn làm bán cả lều xông với đế gỗ và khung inox để có thể ngồi an toàn và lâu trong lều. Anh ấy đã nghiên cứu pp này lâu năm, các bạn có thể search từ khóa "thiền xông hơi" là ra. Mình có quen ảnh cũng ngót chục năm nên biết. Mình còn nhớ lần chui vào lều xông ngồi hơn tiếng đồng hồ ra ăn tận 6 bát cơm liền. Lần ăn khoẻ nhất từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến nay.
Cá nhân Trạng Down thì thấy pp này rất hiệu quả trong việc chữa bệnh và dưỡng sinh. Mà còn chữa bách bệnh. Nó là pp đơn giản, an toàn, không gây phản ứng phụ, và hiệu quả tốt trong chữa bệnh. Đây cũng là phương pháp thải độc thuộc hàng vương đạo. Có 1 pp nữa là đắp cát biển đã phơi nắng cũng rất tuyệt vời mà Trạng Down định đề cập đến trong chùm bài Bá Vương Bài Độc. Nhưng không ở gần biển thì làm sao? Những ai bị bệnh nan y nên dùng phương pháp xông hoặc đắp cát này.
Có một điều chú ý là pp này là pp phát hãn, nghĩa là thuộc dạng tả. Tả làm hao hụt chính khí. Nói chung bất kể pp phát hãn nào đều cũng có tính tả cả. Thế nên khi dùng nó phải hạn chế vd về thời gian xông, về số lần xông mỗi đợt. Lạm dụng quá thì người lại mất sức lại yếu đi.
Thường thì áp dụng trong 3-5 ngày rồi nghỉ 5-7 ngày rồi lại tiếp tục. Cũng phụ thuộc thời gian mỗi lần xông và tổng số lần trong ngày. Vd chữa ho cảm xông mỗi lần 15p, ngày xông 3-4 lần, áp dụng trong 3 ngày. Còn xông với mục đích khai mở gì đó ng ta chủ yếu lợi dụng sức nhiệt, chỉ dùng mỗi nước sôi không, không cho lá lẩu gì vào cả, có thể ngồi cả 2h 1 lần nhưng ngày chỉ xông 1 lần. Đối với pp xông nói chung này, nếu ngồi lâu sẽ mệt (vì hại khí), thế nên với những người skhoe yếu cần cẩn trọng, những người bị bệnh tim khi vào trong lều thì tim cũng hoạt động khác thường cũng cần cẩn trọng. Trong quá trình xông này nếu có các thức bổ khí huyết nên dùng thì tốt hơn để hỗ trợ.
Đối với bệnh ho cảm, nếu không xử lý triệt để thì rất tai hại mà mình thấy xông là rất cần thiết. Xông thực sự mới ăn thua. Nếu không có lều thì chỉ cần cái áo mưa trùm như này cũng vẫn ok. Mình thì chả muốn mua lều làm gì vì nhà ai chả có áo mưa, mua thêm lều lại thêm rác. Áo mưa đâu cũng có, ai cũng có, rất cơ động.
CÁCH LÀM
Kiếm một cái ghế đẩu, không quá cao vì áo mưa ở chân quá. Cao chút ngồi cho thoải mái và có không gian để để cái nồi lá xông phía sau. Nếu có 2 người, thì nồi lá xông chỉ cần 1 nồi to như ruột nồi cơm điện là được (cỡ 4-5lit) đun sủi trên bếp bắc ra mang vào xông là được, không cần cắm điện hay gì cả. Một ngừoi đằng sau lật đảo lá để cho bốc hơi lên là được. Cái nồi nó nguội cũng phải 20p thừa đủ nóng. Thế là rất an toản chả sợ cháy nổ hay hở điện.
Nếu không có ai lật dở hộ thì bạn cắm 1 cái nồi cơm điện để kểnh nắp nó cứ sủi ùng ục là được. Một mình tác chiến vẫn ok. Làm sao đấy chèn ái vạt áo mưa cho nó xa xa người ra thì hay hơn để hơi còn có đường bốc vào người. Ngày xưa mình đã dùng nồi cơm điện cho vào lều ok nhưng chưa thử với áo mưa này. Chắc cũng thế thôi.
Với cách xông bằng áo mưa này tôi thấy rất nhẹ nhàng và thoải mái. Có một điểm đặc biệt là đầu thò ra ngoài, đầu sẽ luôn được mát (thuận âm dương) và không thấy ngộp thở nên có thể ngồi rất thoải mái. Cách này có thể áp dụng cho cả trẻ nhỡ nhỡ. Cách làm này khỏe hơn so với chui vô lều và có phần an toàn hơn nhất là với những người skhoe yếu và bị bệnh tim.
Hôm đó mình bảo mẹ xông chữa ho và mình cũng thử xem sao. Cách của các cụ là nấu 1 nồi nước lá rồi trùm chăn, cái nồi thì để trước mặt rồi lấy đũa lật đảo. Nhưng khi mình làm thì thấy chỉ nóng phía trước ngực mặt và trên đầu, phía thắt lưng vẫn lạnh toát. Cho dù mồ hôi ra như tắm nhưng không ăn thua vì cả người không nóng đều, thậm chí chỗ cần nóng ko nóng mà nóng chỗ ko cần (đầu mặt). Khi dùng áo mưa, bạn thấy rất kín hơi, cũng không bị thất thoát xuống phía dưới. Nói chung rất hiệu quả và thấy có ưu điểm hơn trùm chăn hay lều xông. Lều xông đôi khi nước cứ chảy vào mắt mà nước lại cay.
Khi xông thì cởi hết áo, mặc quần dài hoặc mặc quần con hoặc không mặc gì.
Xông xong thì lau khô người mặc quần áo, tránh gió nước trong vòng 30p. Có thể dùng nước lá xông đó lau người cho sạch cũng được.
Thời gian xông nên vào buổi chiều tầm 3-6h, không nên xông tối khi mà mặt trời đã lặn và âm khí mạnh hơn.
LÁ XÔNG
Chủ yếu là các loại lá có tinh dầu (tính phát hãn) giúp phát hãn, đầy phong tà hàn khí và lưu thông khí huyết. Bạn có thể ra hàng lá ở các khu chợ lớn họ đều có bán. Thành phần có lá bưởi, chanh, sả, ngải, kinh giới, tía tô, hương nhu, lá tre, lá duối. Đủ được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Các lá qtrong là bưởi, hương nhu, tre đắng, sả. Nếu có gừng gió nữa càng tốt. Các lá này người ta dùng lá tươi. Còn theo mình phơi hơi héo đi thì tốt hơn để nó óp lại cho được vào nồi nhiều hơn và tinh dầu ra từ từ hơn ( nó gần với thuốc hơn so với kiểu như luộc canh).
Ngoài lá xông kiểu dân gian dưới xuôi này, có thể trên miền ngược người ta có các loại thảo dược riêng. Cũng có thể dùng luôn gói ngâm chân bên mình (có bán nhưng lâu lâu mới bán) cũng rất hiệu quả. Nói chung nguyên lý làm lá xông hay thảo dược xông thường là các thứ có tinh dầu thơm mang tính phát hãn, người ta có thể cho thêm quế, trầm..
Về cách đun lá hoặc gói thảo dược cần chú ý, cho thảo dược vào ngay từ đầu khi nước còn lạnh, ban đầu đun to rồi gần sôi thị hạ lửa cho đến khi sủi. Làm vậy tinh dầu sẽ ko bay mất. Ko đu sôi nước rồi mới cho lá, cũng k đun sủi ùng ục.
NÓI VỀ XÔNG HƠI
Thi thoảng đi xông hơi cũng rất tốt, chỉ có điều mình thấy qui trình nó hơi nhiều và đôi khi lủng củng hại người. Kiểu như xông hơi xong lại đi ngâm mình dưới nước thuốc, rồi lại vô phòng máy lạnh matxa. Lợi chả thấy đâu mà phong hàn lạnh nhiễm bố hết vào người. Nếu các bạn muốn xông hơi dưỡng sinh thì có thể tắm sơ cho sạch, vào xông hơi, xong rồi lau khô rồi mặc quần áo mà về. Nếu tốt hơn, xông xong ra lấy gáo nước lạnh dội ào một phát rồi lau khô rồi mặc quần áo rồi về. Việc tráng nhanh qua nước lạnh giúp bọc khí lại, không làm cho thoát khí. Việc xông là quá trình phát hãn làm khí thoát, dùng lạnh để đóng hay bọc lại không cho thoát khí, hạn chế phần nào mặt không tốt của xông hơi. Mặc dù lỗ chân lông đang mở nhưng cũng không làm sao. Vì lạnh này không vào được trong. Xông hơi lâu, nóng vào tận bên trong nên lạnh tráng bên ngoài không vấn đề gì, không ngấm được vào trong. Cách tắm này mọi người áp dụng nhiều rồi bạn có thể yên tâm. Bạn sẽ thấy khỏe và sảng khoái hơn. Cách tráng lạnh này áp dụng cho cả ngâm chân và ngâm mông. Nhưng nhớ là nó chỉ áp dụng cho trường hợp ngâm nóng rất lâu rồi, nóng đã vào tận bên trong.
NHỮNG NGƯỜI NÀO NÊN XÔNG HOẶC ĐI XÔNG HƠI
- Những người béo, nhiều mỡ có thể xông thường xuyên sẽ giúp giảm béo. Béo là do tắc mà bị.
- Những người hay bị ho cảm, đau nhức người, đau vai cổ gáy. Đó là những người bị hàn thấp quá nhiều và quá lâu.
- Những người có bệnh nan y như u bướu nhiễm độc.
- Những ngừoi bị ngứa, mề đay, dị ứng. Thường là do gan nhiễm độc, máu nhiễm độc hoặc bị phong tà ở ngoài biểu.
- Những người mới bị nhiễm cảm cần xông ngay.
- Những người bị bệnh tim rất cần lưu ý, nếu có áp dụng thì nên nhẹ nhàng từ từ và ko nên chui vào trong lều hay phòng xông hơi. Tim rất dễ bị ảnh hưởng và không an toàn. Có thể dùng áo mưa chui đầu ra ngoài sẽ an toàn hơn nhưng vẫn cần thận trọng. Người huyết áp cao cũng cần cẩn trọng. Ng huyết áp cao phải chích 3 huyệt trước khi xông để đảm bảo an toàn: 1 ở chân tóc giữa chán và 2 điểm ở 2 chân mày.
Đọc thêm
THẤY GÌ QUA MỘT TRẬN CẢM
https://www.facebook.com/817496751717864/posts/1611180292349502
HẾT HO, HẾT SỐT ... HAY HẾT BỆNH
https://www.facebook.com/817496751717864/posts/1612526398881558