VỊ THUỐC NÀO QUÝ NHẤT?
NHỮNG VỊ THUỐC NÀO QUÝ NHẤT TỐT NHẤT ???
- Hà thủ ô ?
- Thục địa ?
- Hoàng tinh ?
- Dâu tằm ?
- Đẳng sâm ?
- Bố chính sâm ?
- Vừng đen ?
- Đỗ đen ?
( các bạn hãy đọc bài dưới đây )
Đầu tiên là Hà thủ ô! Các bạn có biết rằng để có được loại hà thủ ô mà giúp đen tóc đẹp da như dân gian nhắc đến thì củ hà thủ ô phải được chế biến xử lý kỹ luỡng rồi mới đem cửu chưng cửu sái (đồ 9 lần phơi 9 lần)? ví dụ ngâm nước vo gạo 2-3 đêm là để khử hết chất tannin (chất độc có trong củ tuơi nằm nhiều trong lõi). Sau khi được bào chế, hto sẽ trở thành diệu dược có tác dụng điều bổ khí huyết, bổ can thận, bổ tiên thiên, khử phong thải độc. Hà thủ ô là củ sống lâu năm, thường củ tầm 2kg cũng phải 6-10 năm tuổi, củ càng lâu năm càng già càng tích lũy nhiều sinh khí của đất trời càng quý. Vì thế tôi luôn phải săn những củ to nhất già nhất có củ 7-12kg để làm thuốc. Hà thủ ô có tính bồi bổ và phục hồi sinh lực cao, điều này được các thế hệ y gia kiểm chứng qua hàng ngàn năm nên những ai thể lực ốm yếu, da dẻ xấu thường được dùng hà thủ ô để tẩm bổ, một vị không thể thiếu trong mỗi thang thuốc bổ . Thế nên các cụ mới có câu muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô….là vì vậy. Hà thủ ô còn có tác dụng mọc tóc và đen tóc, nhuận sắc đẹp da….cái này cũng là bởi cơ chế bổ can thận khí huyết. Tóc là tinh hoa của thận là phần dư của huyết, nên khi sử dụng thận được nạp đủ, huyết được dưỡng thì ắt trổ tinh túy ra ngoài là da và tóc. Một điều bí mật nằm ngoài y thư và không được ai nói đến, chỉ được phát hiện ra trong quá trình sử dụng mấy năm nay đó là tác dụng phục hồi đường ruột rất hiệu quả. Với lăng kính âm dương ta có thể thấy điều đó. Hà thủ ô không hổ danh với những gì mà dân gian đồn đoán về nó.
Trong quá trình chế biến (bào chế đông y) hà thủ ô, tôi đã chế lẫn ngưu tất…. cái này chỉ rất ít thầy làm, phần vì tốn kém, phần vì họ không biết. Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ bế và điều kinh. Bổ can, thận, khoẻ cơ gân, dùng cho các bài thuốc trị bệnh phần dưới cơ thể từ lưng trở xuống nên trong các thuốc bổ thận thuốc bệnh xương khớp không thể thiếu ngưu tất. Ngưu tất làm tăng lượng máu lưu thông về vùng thận, tưới máu cho phần dưới cơ thể nên giúp ấm thận, ấm mạch, ấm tay chân. Khi kết hợp với hà thủ ô nó trở thành sứ dược dẫn thuốc rất tốt .Thông thường các thầy thuốc cũng không ai dùng mỗi Hà thủ ô mà phải phối với nhiều vị khác nữa. Ví dụ như thục địa, hoàng tinh, đẳng sâm, sâm bố chính, đương quy, vừng đen, đỗ đen, dâu tằm ...
Thục địa cũng là loại cần bào chế cầu kỳ, cửu chưng cửu sái, có tác dụng tư dưỡng thận âm, sinh huyết bổ huyết, chấn cốt tủy, trưởng cơ nhục... Trong quá trình chế sinh địa thành thục địa người ta tẩm thêm gừng và sa nhân.
Sa nhân ấm thận ấm tỳ vị ấm trung tiêu ấm mạch ấm thân thể bổ mệnh môn hoả.
Vừng đen có tính nhuận tràng, bổ thận, kiện tỳ, bồi bổ cơ thể, giúp đen tóc mọc tóc. Vừng đen được ví như thức ăn của các người tu tiên, các vị tiên nhân.... Vừa thanh đạm như món ăn chay nhưng vẫn phong phú về dưỡng chất, đảm bảo dinh dưỡng và có một sinh khí uyên thâm đến nỗi (theo sách chép) người ta ăn một cữ vừng đen đồ mà nhịn cả một năm vẫn sống khỏe mạnh.
Đậu đen cũng là một vị thuốc quý trong đông y chứ ko chỉ đơn thuần là một loại ngũ cốc, có tác dụng bổ thận âm, đen tóc, mọc tóc.
Hoàng tinh là một thức có tính bổ âm, tư âm nhuận phế, bổ tỳ ích khí. Chủ trị chứng ho do phế táo âm hư, thận hư tinh tổn, chứng tiêu khát, tỳ vị hư nhược,suy nhược,sinh dục sinh sản kém ,..Hoàng tinh cũng là vị thuốc cần cửu chưng cửu sái, biến một loại củ lâu năm ăn ngai ngái ngứa ngứa hoá ngọt như đường, biến một thứ vốn chỉ đi vào tỳ phế lại đi sâu vào can thận khí huyết, bồi bổ ngũ tạng...
Đẳng sâm, sâm bố chính đều là sâm, có tác dụng bổ dương kiện tỳ vị dưỡng phế ,nhưng lại có những tác dụng khác nhau. Sâm bố chính được nhắc đến trong sách của Hải Thượng Lãn Ông như là một thứ bổ chính khí, một loại củ trong âm có dương, trong dương có âm, đi vào kinh phế, thận. Đẳng sâm có tác dụng bổ khí kiện tỳ sinh huyết.
Quả dâu tằm đông y gọi là tang thầm có tác Bổ âm và tạo máu, bổ can ích thận, tăng sinh dịch cơ thể và chống khát, nhuận tràng.
Bổ can thận, bổ huyết trừ phong, sinh tân dịch, tạo máu mới; chữa các chứng bệnh do can thận bất túc, huyết hư sinh phong gây nên như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn, run chân tay, liệt nửa người do nhũn não.
»»» Điều hoàn mỹ là khi kết hợp 8 vị trên lại với nhau để thành bài BÁT BẢO ĐẠI BỔ HOÀN
Bài này có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ ngũ tạng, phục hồi sinh lực, bổ gan, bổ khí huyết, giúp mọc tóc và hạn chế tóc bạc, mạnh gân cốt chắc khỏe xương, trị đau lưng mỏi gối và làm ấm tay chân, ấm bụng, dùng rất tốt cho những người thận hư, dương hư, sợ lạnh, chân tay lạnh, phụ nữ tử cung lạnh, hiếm muộn, đàn ông tinh trùng loãng, yếu ít hoặc yếu sinh lý, tiêu hóa kém, đặc biệt người già bị rối loạn chuyển hóa, lão hóa sớm. ….
Đặc biệt, với kinh nghiệm nghiên cứu và kết quả sử dụng mấy năm nay thì hà thủ ô (dạng hỗn hợp này) là thức rất hiệu quả đối với người có hệ tiêu hoá đại tràng đã quá tã nát ướt lạnh mà gây chứng đi đại tiện nát ướt không thành khuôn, ngày đi nhiều lần hoặc táo bón, hội chứng đại tràng kích thích, đại tràng co thắt.
>>>BÁT BẢO ĐẠI BỔ HOÀN >>> duy trì thanh xuân >>>tăng cường sinh lực>>>nâng cao sức đề kháng >>>bổ sung những khiếm khuyết của cơ thể >>>bồi bổ toàn diện cơ thể, ai cũng cần dùng! Nhất là người gầy ốm xanh xao. Nhược điểm của món này là có xu hướng tăng cân Nhưng ăn ít cơm đi thì vẫn giữ cân tốt.