TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Ngày nay bệnh trào ngược ngày càng nhiều. Tây y dường như bó tay với bệnh này vì đi soi thì không thấy viêm loét hay vi khuẩn gì nên không biết chữa cái gì, chỗ nào mà bệnh thì vẫn có. Người ta phải chung sống với bệnh này. Nó chưa đến mức tái mặt như đau dạ dày hay khiến người ta hao gầy nhưng ít ra cũng có bệnh, bất an & khó chịu mỗi khi bị trào ngược. Tất nhiên đây không phải dấu hiệu bình thường, lâu dần sẽ thành các bệnh nặng khác.
Mọi người quá không hiểu về bệnh này, từ ông bác sĩ khám chữa cho đến người bệnh. Thế nên họ ăn uống lung tung cả.
Nhiều người bị trào ngược có hiện tượng ho mặc dù không nhiều hay không phải ho đến vãi đái kiểu do cảm lạnh. Bác sĩ phán do dịch vị trào ngược lên cổ gây ngứa họng và ho. Nghe cũng hợp lý quá! Mẹ tôi cũng bị bệnh này. Thật tai hại là mấy ông bác sĩ toàn khuyên những thứ chết người như ăn sữa chua nhưng lại bảo không ăn đồ chua. Thế nên tôi bảo kiểu gì cũng không dùng mơ muối. (Không fai chua nào cũng giống nhau). Tôi bảo kiểu gì cũng không chịu uống thuốc chữa ho mà cứ đổi cho trào ngược nên bị. Nếu thế 100% người bị trào ngược đều phải ho do dịch vị lên cổ. Nói chung là khó mà thay đổi với những người đã quá tin vào nền y học hại điện.
Tại sao hầu hết những người bị trào ngược lại có hiện tượng ho? Và tại sao rất nhiều lần tôi nói bóng gió về việc các mẹ cho con uống quá nhiều sữa hạt thì sẽ bị đờm ho và dễ viêm hô hấp. Bởi vì tì vị quá lạnh và hàn dẫn đến sinh đờm, đờm có thể đến từ phổi hoặc từ dạ dày mà ngược lên. Có đờm là ho. Bất kể một kích ứng nhỏ nào ở phần họng đều gây ho mà kích ứng đó có thể là phấn hoa, bụi, đờm, ... Ngoài ra, tỳ vị lạnh cũng làm cho phổi lạnh. Thổ (tỳ vị) sinh kim (phổi). Tỳ vị hàn lạnh lâu dần sẽ dẫn đến tỳ vị yếu, nghĩa là hàn lạnh kinh niên. Tỳ vị mà yếu thì đương nhiên là dễ mắc các bệnh về hô hấp. Việc các loại sữa hạt làm từ các loại hạt có dầu, mà đun không kỹ thì khó tiêu sinh ra đờm. Thế nên, nguyên tắc chế biến sữa hạt là hãy làm cho kỹ để đến mức dễ tiêu hơn là cứ ngậy với thơm.
Có thể nói bệnh trào ngược là bệnh tỳ vị bị hư hàn, hệ tiêu hóa mất độ co bóp đàn hồi hay bị trương nở quá mức. Chưa đến mức viêm loét dạ dày hay các bệnh khác nhưng lâu ngày rồi cũng sẽ đến mức đó và các bệnh khác về hệ tiêu hóa.
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN TỲ VỊ HƯ HÀN
Bạn có thể hình dung như thế này. Tỳ vị giống như cái nồi cháo. Lửa để nấu nồi cháo là khả năng tiêu hóa thức ăn hay sức lửa trong bụng bạn hay cũng chính là khí huyết ở nơi đó – tỳ vị. Lửa hay sức nóng là do củi đốt thành. Củi để đốt thành lửa là do thận khí.
Như vậy có 3 nơi NỒI CHÁO – LỬA – CỦI sẽ quyết định bệnh này.
Với những người mà thận khí suy kém dẫn đến khí huyết kém thì thường sẽ lạnh bụng, ăn khó tiêu. Một số người thì chưa đến mức thận khí suy nhưng do ăn uống vô độ cũng dẫn đến tì vị lạnh. Giống như mặc dù củi và lửa vẫn khá tốt nhưng do bạn đổ đủ thứ vào nồi cháo, thậm chí đôi khi cho cả tảng đá vào thì có củi có lửa tốt cũng vẫn không tiêu được. Ăn uống vô độ là ăn nhiều, thứ gì cũng ăn, ăn mà không biết tốt hay xấu. Nhưng ngay cả những người ăn ít hay không phải loại phàm ăn nhưng do không phân biệt được thức ăn xấu tốt mà cũng dẫn đến không tiêu, cái nồi cháo nó cứ đầy ứ ự sinh ra sình trệ. Lâu dần sẽ dẫn đến tổn hao khí huyết, kiểu như nấu mãi không được nồi cháo để mà ăn trong khi củi lửa vẫn tốn. Chưa kể lâu dần sẽ sinh độc.
Vấn đề củi lửa, khí huyết, thận khí suy là vấn đề phức tạp. Nó giống như là bệnh khó chữa cần có thầy có thuốc. Ở phạm vi bài này tôi muốn đề cập đến việc bạn cho thứ gì vào cái nồi cháo ấy để khiến nó nấu mãi không chín. Hay với bệnh này, chúng ta nên kiêng những thức ăn gì.
Với mỗi loại thức ăn, chúng ta sẽ phải nấu với mức độ lâu nhanh khác nhau. Với mỗi loại thức ăn cũng cung cấp một năng lượng khác nhau. Cái loại thức ăn tệ nhất là vừa phải nấu lâu, tốn củi tốn lửa (khí huyết) mà lại chả cho mấy năng lượng (sinh khí huyết). Đó là thức ăn chúng ta cần kiêng hoặc hạn chế.
Thật tiếc rằng chúng ta hay bị đánh lừa bởi các chỉ số kiểu như vitamin rồi chất này chất kia, bổ này bổ kia nên ăn một cách vô tội vạ mà ít để ý đến chuyện nó có sinh khí huyết hay không. Ngày nay lại toàn thứ gây hại khí huyết được quảng cáo. Thực sự để kiếm được đồ ăn tốt cũng khó.
CÁC THỨC ĂN NÀO CẦN KIÊNG
Các thức ăn công nghiệp có chứa nhiều các chất bảo quản, hóa chất là những thức ăn khó tiêu. Dường như cơ thể không thể phân hủy hay tiêu hóa loại này. Chúng ta sẽ bị hao hút khí huyết bởi những loại này. Khả năng sinh khí huyết của thức ăn này không bù lại được sự mất mát khi phải tiêu hóa và đào thải chúng. Điều này sẽ dẫn đến khí huyết suy. Điển hình là các đồ đóng hộp có chất ổn định, các loại giò chả bánh bánh cuốn có Hàn the, mì tôm có sợi thủy tinh...
Các thức ăn đã qua quá nhiều khâu chế biến dẫn đến không còn sinh khí. Ăn những loại thức ăn này cơ thể phải thêm phần mệt nhọc tiêu hóa mà không thu được gì. Điển hình cũng là mì tôm, bún. Nhưng Ko fai cứ đồ chế biến sẵn là qua nhiều khâu chế biến.
Các thứ ăn có tính trương nở ly tâm mạnh sẽ làm cho dạ dày, ruột mất đi độ co bóp đàn hồi. Điển hình là bún, các đồ có đường tinh luyện, các thức lên men từ đường như sữa chua, các đồ âm như măng, cà, nấm trắng, đậu phụ, rau mầm.
Các thức ăn hàn lạnh đó là các thức ăn có dược tính hàn lạnh và các thể loại nước đá. Với người khỏe, sức lửa tốt thì họ có thể tiêu hóa được nhưng với người trào ngược thì rất khó, chỉ làm bệnh thêm trầm trọng. Nhiều thức ăn vừa có tính hàn lạnh trệ khí lại vừa có tính trương nở ly tâm. Điển hình là bún và các loại hoa quả như đu đủ, xoài, thanh long, chuối, dưa hấu, nước dừa … các loại rau như rau mồng tơi, rau muống, mướp... Nói chung hầu hết các loại hoa quả đều gây lạnh bụng mà lại nóng trong. Điều này thật khó hiểu! Có thứ gì mà vừa lạnh vừa nóng. Thực tế có rất nhiều thứ như vậy. Nóng vì nó ly tâm quá , bung ra bốc lên mạnh và lạnh vì nó cũng ly tâm quá mạnh làm mất khí. Điển hình là rượu. Uống rượu vào bốc hỏa, mất khí nóng ban đầu và lạnh về sau. Vài ngày sau có thể bị nhiệt miệng lưỡi. Hoa quả cũng là thứ vừa gây nóng bên ngoài vừa gây lạnh bên trong.
Các thức ăn có tính khó tiêu, khó nhu động, khó lưu thông. Đó là các món dầu mỡ chiên rán o nhiệt độ cao. Các loại hạt có tính dầu như đậu phộng, hạt điều, óc chó, mắc ca, hạnh nhân. Các loại sữa hạt làm từ các hạt nhiều dầu mà lại không được chế biến đúng cách.
CÁCH KHẮC PHỤC
Trước hết bạn phải có chế độ ăn uống điều độ. Việc ăn quá nhiều, qua khả năng tiêu hoá cũng là nguyên nhân của trào ngược.
Cơm tẻ là mẹ ruột. Hãy lấy ngũ cốc làm chính. Bạn có thể nấu cháo hạt thật kỹ hoặc ăn cơm thì nhai thật kỹ.
Bổ xung thêm gừng vào món ăn. Gừng cay nhưng không gây nóng trong.
Nấu mòn trà bình minh ăn sáng thường xuyên
Uống nước mơ muối lâu năm 1 thìa caphe pha với 120ml nước ấm buổi sáng
Tập luyện để tạo độ lửa trong cơ thể. Ngày nay con người ta bị bệnh do quá lười tập luyện dẫn đến lửa càng kém, càng khó tiêu hóa thức ăn và lưu thông khí huyết.
Uống ngải cứu là một cách tốt để nâng cao và làm thông khí huyết, dần dần sẽ làm cơ thể bạn khỏe tổng thể, sức lửa trong người sẽ tăng. Ngải cứu có 3 tính rất quí BỔ KHÍ HUYẾT – THÔNG KINH MẠCH – THẢI ĐỘC. Thực ra 3 là một vì bổ khí huyết sẽ giúp thông kinh mạch và thải độc. Tuy vậy vẫn có sự khác biệt giữa ngải cứu và các thức khác. Có nhiều thức bổ mà chưa chắc đã thông kinh mạch như ngải cứu. Bạn nào muốn mua ngải khô cứu thì mình có bán .
Ngoài ra có 3 bài cần áp dụng là đánh gừng – mát xa 6 động tác giúp thông khí huyết – tập thở bụng sinh nội lực. 3 bài này của Lương Y Núi Xanh mình sẽ sớm xin phép đưa ra
Về thuốc mình có 2 loại ,
- Arura loại có nguy cơ tăng cân được làm từ đậu đen, đậu đỏ, hạt sen, vừng đen, ngải cứu, táo đỏ, tam thất, hạt sen
- Hỗn hợp tam thất, nghệ, gừng, bồ công anh, quế cam thảo có nguy cơ giảm cân
đều có tác dụng bổ khí huyết, cung cấp lửa cho tì vị,