TẨM BỔ
Chúng ta thường có thói quen tẩm bổ trong một số trường hợp như người ốm yếu, người bị bệnh, người bị tai nạn hoặc già cả, hoặc là bà bầu. Có lẽ cái tư duy mà mà mình nói nó cũng đã xuyên suốt cả cái F rồi.
Đó là gì?
Đó là mọi vấn đề đều có 2 mặt.
Cũng giống như vấn đề thải độc, có thải độc nhưng cũng kèm độc hại đó là độc hại cho khí huyết khi bị tổn hao. Vấn đề bổ cũng tương tự như vậy, kể cả trong ăn uống, thuốc đông y thảo dược đến thuốc tây như truyền đạm, truyền hoa quả hay là thuốc viên.
Đối với người ốm bệnh, kể cả ung thư, có những trường phái là bỏ đói, có những trường phái là tẩm bổ. Nếu như không hiểu bản chất của bỏ đói, của tẩm bổ như nào thì dù có áp dụng thái cực nào cũng vẫn hại. Bên bỏ đói thì bài bác bên tẩm bổ, mà bên tẩm bổ thì bài bác bên bỏ đói. Bỏ đói là bỏ đối với cái gì, đến mức nào, bao lâu, đối tượng nào, bổ cũng vậy. Những người thừa đường, thừa đạm thì đương nhiên nên bỏ đói, và không chỉ bỏ đói đâu, người ta còn dùng đến cả những thứ độc, thứ tả để tiêu đường tiêu đạm. Nhưng cần tính đến mức độ tổn khao chân khí cho phép mà áp dụng. Chứ không phải áp dụng cho đến kiệt sức mà chết. Và cũng tùy từng tình trạng sức khỏe mà áp dụng. Không phải ai cũng áp một kiểu như vậy. Nhưng nay nói về vấn đề bổ.
Với quan điểm cá nhân của tôi mà nói, đối với các trường hợp bị bệnh nặng như ung thư tôi vẫn ủng hộ phương pháp bổ, đặc biết với những trường hợp chọn phương pháp xạ trị, truyền hay uống hóa chất. Bởi nếu không bổ thì họ sẽ không còn sức để chiến đấu, nhịn hoặc kiêng khem còn chết nhanh hơn. Tuy nhiên nói bổ thì rất chung chung. Không phải cứ ăn thịt ăn cá là bổ. Với cá nhân tôi thì đó là bổ khí huyết .Như vậy chúng ta phải có cái nhìn xa hơn về các thức bổ mà chúng ta cho vào cơ thể và cách dùng, bởi có thể nó là độc.
Đồng ý việc ăn thịt cá thì có giúp khỏe về mặt năng lượng nhưng nó cũng ẩn tàng một nguy cơ là tiêu hóa không hết thì sinh ra độc tích tụ. Chính tình trạng bệnh bây giờ có thể là nguyên nhân của việc thịt cá không tiêu hóa hết mà gây nên. Ngày nay, người ta không bệnh vì thiếu ăn mà bệnh do thừa. Thừa này chính là bổ quá mà không tiêu hóa được hết. Chúng ta đã ăn quá nhiều so với nhu cầu cơ thể hoặc quá nhiều so với khả năng tiêu hóa của cơ thể.
Đối với các bà bầu bà đẻ cũng như vậy, hầu hết đều có tâm lý tẩm bổ thật đẫy, tẩm bổ vô tội vạ, đúng là kiểu nhồi nhét lấy được. Chúng ta cứ nghĩ ăn được vào miệng bao nhiêu là bổ bấy nhiêu. Thật là nhầm to. Không khéo ăn vào bao nhiêu là độc bấy nhiêu. Bởi bất cứ cái gì mà không tiêu hóa được hết thì cũng hóa độc kể cả những thứ tốt, lành mạnh, sạch, ngon, bổ, dễ tiêu đi chăng nữa. Nhất là bà bầu, đây là thời kỳ mà bộ máy tiêu hóa bị yếu đi, toàn bộ cơ thể yếu đi, các lục phủ ngũ tạng cũng yếu đi do mang thai. Bao nhiêu năng lượng, khí huyết dồn hết vào thai nhi. Thế nên, bà bầu bà đẻ mới thường xuất hiện các hiện tượng bệnh như tiểu đường, táo bón, rụng tóc... mà chúng ta lại bắt cái cỗ máy ấy làm việc thêm nặng nhọc bằng cách cho thật nhiều đồ ăn mà lại là đồ bổ. Lại nên nhớ, đồ càng bổ, tiêu hóa càng vất vả. Việc này có hại hơn nhiều là có lợi. Cái tư duy cứ phải tẩm bổ cho nó vào con hoàn toàn sai lầm, có thể độc sẽ vào con. Thà cứ ăn uống bình thường thôi, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi cơ thể thì tốt hơn so với mệt mà vẫn cố ăn cho bằng được vì nghĩ thế mới tốt.
Tuy nhiên không phủ nhận việc chúng ta cần tẩm bổ cho bà bầu hay người bệnh. Vấn đề là ở chỗ việc đó phải phù hợp. Đồ ăn thức uống phải phù hợp với đối tượng, liệu lượng cũng phải phù hợp với tình trạng sức khỏe. Thông thường là các đồ dễ tiêu, giàu năng lượng, khả năng sinh khí huyết cao mà nhu cầu tiêu hóa hay chuyển hóa nó ít để đỡ vất vả cho cơ thể. Và quan trọng phải phù hợp với khả năng tiêu hóa.
Hôm nay ra ngõ với mẹ, gặp một người bà con. Từ hồi mình nhỏ nhỏ đã thấy bà ấy già già rồi mà mấy chục năm sau bà ấy vẫn còn sống. Bà ấy vẫn đi chợ thoăn thoắt. Mình mới hỏi bà ấy bao tuổi rồi. mẹ bảo trên dưới 90 gì đó. Vậy mà bà vẫn khỏe, mắt vẫn tinh. Mẹ bảo, chị Oanh (con bà ấy) mỗi lần về là đều truyền cho bà ấy một chai. Chai đạm hay chai hoa quả gì đó. Mình nhớ hồi cấp 3 mình yếu ớt, cũng đi truyền 1 chai, thấy khỏe hơn thật, thậm chí béo ra. Nhưng chúng ta cũng thấy nhiều bài báo nói về việc lạm dụng truyền nước, truyền đạm, truyền hoa quả, có nhiều ca suýt tử vong để nói thói quen hoặc niềm tin cứ yếu là đi truyền là rất sai lầm. Không phủ nhận việc truyền – thực chất là cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho quá trình tổng hợp lên khí huyết – cũng có lợi. Nhưng trong trường hợp mà cơ thể đang yếu, không thể chuyển hóa các chất bổ thì việc đó lại cực hại, nó gây ra ứ trệ mọi thứ giống như nồi cơm mà điện (lửa yếu) không chín nổi gây hỏng. Để biến các chất đó (nguyên liệu đầu vào) thành cái bồi bổ cho cơ thể hay cơ thể dùng được thì cần có sinh khí hay năng lượng, giống như muốn nấu thêm gạo thì bếp phải đủ lửa. Cứ thế mà tống vào trong khi người thì đã yếu thì chỉ có đường hại thêm. Có người còn trụy tim mạch, sốc phản vệ. Sốc phản vệ không phải là trạng thái phản ứng với đồ độc hay lạ, ngay cả đồ đã quen, không độc cũng gây sốc phản vệ. VD như trường hợp tiếp đạm này. Nhiều lần trước cứ ốm tiếp không sao nhưng có lần này khi cơ thể yếu quá, huyết áp tụt, dương khí suy, người đã lạnh mà đi tiếp thêm vào thì sốc phản vệ có thể xảy ra, là tình huống cơ thể phản ứng chống lại cái “chết sắp đến”, dành lại cơ hội cuối cùng để sống.
Chúng ta có nghe, khi ốm bệnh thì nên ăn ít. Nghe thì có vẻ phi lý. Thực tế mà nói, các loài như chó mèo gà, khi ốm nó không ăn, không ăn là vì không ăn được, do nó không tiêu hóa nổi thức ăn thì nó ko có nhu cầu ăn. Đó là thuận tự nhiên. Không ăn còn tốt hơn. Bởi ăn vô còn mệt hơn, bệnh hơn. Còn chúng ta thì ngược lại, chúng ta ăn không phải theo nhu cầu cái bụng mà theo nhu cầu của cái đầu. Ốm là cứ phải ăn cho khỏe, rồi ngon thì ăn cho đã thành ra ăn quá khả năng tiêu hóa của cái bụng. Muốn ăn cho khỏe, hãy ăn lúc còn khỏe, đừng ăn lúc ốm hay đợi đến ốm mới ăn cho khỏe. Ngay cả trẻ con, chúng ta cứ bảo nó lười ăn, thế này thế kia, thực ra nó ko tiêu hóa nổi thì ăn cái gì. Nói vậy thì không có nghĩa là cứ để tình trạng không ăn kéo dài được, chúng ta phải tìm cách nào đó giúp nó ăn nhiều hơn một cách tự nhiên. Thực ra đó là tình trạng chán ăn ở trẻ, nhưng vì nó không nói được nên chúng ta cứ nghĩ nó lười ăn. Chán ăn có nghĩa là không ăn nổi. Ngay cả bản thân người lớn chúng ta, khi mệt còn chả ăn nổi hay muốn ăn nói gì trẻ con. Ăn lẽ ra phải là khả năng tự nhiên. Nói tự nhiên là vì nói phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa thức ăn. Tôi không muốn ăn là tôi nhịn cho dễ chịu. Chúng ta cũng có thể thấy khi đi tập tành gì đó thì khả năng ăn cũng thay đổi. Khả năng ấy phụ thuộc tình trạng sức khỏe và các yếu tố bên ngoài có thể can thiệp. Vd nhà tôi, cho trẻ đi lớp tự dưng khả năng ăn của nó khác hẳn. Chúng ta nên thông cảm với nó và nên tự trách mình đã không chuẩn bị tốt sức khỏe từ lúc trước mang thai cho đến sinh con hay cách nuôi nấng để làm cho nó ốm yếu không ăn nổi. Và nên nhìn vấn đề ở mức căn nguyên, vì sao nó lại không ăn (được), có cách nào để nó có hứng ăn hơn không, chúng ta phải tìm cách hơn là chỉ có ép và trách con trẻ rồi phản ứng với nó.