SỰ KỲ DIỆU CỦA MƠ
SỰ KỲ DIỆU CỦA MƠ - VUA CỦA SỰ CÂN BẰNG
Mơ thì nổi tiếng là tốt cho tiêu hóa nhưng để nói mơ kỳ diệu thì nhiều người cho là đang nói quá. Hẳn phải là người hiểu về ý lý, âm dương mới tin là tốt thế thật chứ mọi người có tốt cũng khó cảm nhận được. Có nhiều sự kiện để chúng ta đồng ý với nhau rằng nó tốt thật.
SỰ KIỆN
Mới đây mình có lấy mứt mơ về bán làm đồ nhâm nhi. Chả là tối qua mang ra ăn và để ý ăn xong k hề có cảm giác chua miệng mặc dù nó có đường khá nhiều và ngọt. Thông thường, ăn đồ ngọt xong thấy rất chua miệng. VD bạn ăn chè hay bánh kẹo.
Nếu bạn quấy bột sắn dây không hoặc với chút đường, ăn xong cảm giác miệng chua đến khó chịu. Chua loét là từ thích hợp để mô tả. Nhưng nếu bạn quấy với chút nước mơ hay đun một quả mơ muối lấy nước trước đó để quấy thì bạn sẽ thấy đỡ chua hẳn.
Bên thực dưỡng, khi nấu cơm thường cho thêm 1 quả mơ muối vô. Điều này là có lý do. Vì gạo – tinh bột là thức tiền axit, ăn vô xong thấy chua, nhất là gạo đã xát trắng. Ít người để ý điều này. Nếu có dịp bạn hãy thử để biết thế nào là hậu chua, bạn nhai 1 miếng cơm nguội (cơm trắng) lâu lâu 1 chút cho nát nát ra bạn sẽ thấy được vị hậu chua, hoặc nhai một mẩu bánh mỳ loại có đường sữa ngọt ngọt bạn cũng sẽ thấy rất chua. Còn để biết thế nào là ko chua, bạn có thể nhai ít cơm gạo lứt, bạn sẽ thấy ngọt nhiều hơn chua. Nếu bạn cho mơ muối vào nấu cơm, cơm sẽ ngọt và đỡ chua hơn, cảm giác hạt cơm cũng săn và dẻo hơn.
Chỉ có điều, hệ mơ muối bên thực dưỡng nó dương quá mức, nó giống như bị chết ấy. Cho vào nấu cơm mà nó vẫn cứng y nguyên. Vì thế mà nhiều người lại đi bóp nát quả mơ ra cho nó ngấm đều. Tuy nhiên, làm như thế nó không tốt bằng để nguyên cả quả. Nên chọn loại quả mà người ta ngâm trong nước và trái mơ mềm để dễ hòa quện vào cơm hơn. Có thể dùng nước mơ muối cũng được.
CHUA MIỆNG LÀ GÌ
Tây y nói ăn nhiều tinh bột là có hại. Điều này không sai. Bởi tinh bột là thức tiền axit, nó gây ra máu axit – hay máu âm, máu nóng. Tất nhiên, nếu đem máu đi đo thì chả có máu nào là máu axit cả, máu bao giờ chả chuẩn độ PH. Nếu máu mà độ PH thay đổi thì toi từ lâu rồi. Nhưng từ máu axit hay cơ thể bị axit là để chỉ một xu hướng, một trạng thái mất cân bằng. Cũng có thể gọi là máu âm hay máu nóng. Và tất nhiên cơ thể phải luôn gồng lên để chống lại sự mất cân bằng đó. Lâu dần sẽ sinh vấn đề. Nó sẽ làm máu yếu sức sống đi. Từ đó sẽ sinh bệnh. Tiểu đường là một dạng bệnh máu âm. Máu khó đông cũng là một dạng của bệnh máu âm.
Tinh bột càng xát trắng – càng mất đi phần dương hay phần cân bằng lại phần âm, thì ăn càng chua miệng, càng độc và càng làm máu âm đi. Thịt với đường cũng tương tự - là thức tiền axit làm cho máu âm đi. Thế nên, thịt đỏ với đường ăn nhiều cũng gây độc. Điều này cũng hết sức bình thường thôi, trên đời có thứ gì tốt hoàn toàn đâu. Rau quả cũng có mặt tốt và mặt xấu. Điều chúng ta cần làm là tận dùng cái tốt và hạn chế hay khắc chế cái xấu. Và mơ muối có thể làm điều đó. Mơ muối làm được rất nhiều việc. Có thể nói mơ muối là VUA CỦA SỰ CÂN BẰNG trong nhà bếp.
TÁC DỤNG CỦA MƠ
Mơ đã khử được tính gây chua (âm – tính độc) của đường. Cảm giác về chua miệng là cảm giác về axit khi ăn các đồ như đường, tinh bột, thịt và nó làm cho máu cũng trở nên “chua – bị độc”. Máu chua là máu âm.
Đó là lý do tại sao mơ muối được sử dụng nhiều và quan trọng trong thực dưỡng. Thực dưỡng quan trọng việc ăn xong thấy chua miệng hay là ngọt hậu. Những gì ăn xong mà ngọt hậu là tốt. Nếu là các thức âm (vd tinh bột, đường) bình thường ăn xong bị chua miệng (gây ra âm) thì nay nó ngọt hậu, không gây ra chua miệng, nghĩa là nó không bị âm nữa. Nó biểu hiện là âm đó có dương, không phải dạng âm mà hoá chua – âm có tính độc hại.
Người ta cũng thường nói, uống trà hay uống cái j đắng mà sau đó thấy ngọt cổ họng, ngọt hậu chứng tỏ là tốt. Nếu uống đắng mà cứ thấy đắng nghét sau đó, đắng đến khó chịu thì chưa phải tốt, vì đắng đó khó chuyển hóa thành cái cơ thể cần hoặc quá dương với cơ thể. Cơ thể chúng ta hấp thu cuối cùng là hấp thu âm (ngọt) để tạo ra máu. Mọi thứ cần được chuyển qua âm trước khi tạo ra máu. Những thứ dương mà không chuyển hóa được (vd đắng) thì nó làm hại âm – hại máu. Loại đắng đó uống lâu dài gây lạnh và tiêu máu, người xanh xao, tụt huyết áp. Rồi kể cả mặn quá cũng gây hại, mặn mà sau đó thấy ngọt mới xịn. VD quý vị uống chanh muối lâu năm hoặc mơ muối lâu năm pha ở mức nào mà uông xong thấy ngọt là chuẩn, mà nếu pha đặc quá uống thấy mặn, khát nước là sai rồi. Có thể nói những thứ đắng hay mặn mà sau có ngọt hậu là thứ dương mà có âm.
Có nghĩa là những thứ mà gây ra máu âm (máu chua) thì mơ làm bớt âm lại.
Có nhiều người thích uống sinh tố thích uống nước ép vì nó ngon và sảng khoái, lại được nói là thải độc, đẹp da. Nhưng mặt trái của hoa quả sinh tố nước ép là có nhiều loại lạnh và âm. Nó sẽ gây ra lạnh tỳ vị, lạnh tay chân, mồ hôi tay chân, nhão và tướt đường ruột. Nó cũng làm mất khí vì nó có tính hàn trệ và ly tâm. Để hạn chế điều này, bạn có thể cho một chút mơ muối vào đánh lẫn, đảm bảo nước ép sẽ đậm đà hơn và rất tốt cho đường ruột.
Rất nhiều người không xa lạ gì với món bột sắn quấy mơ muối, bài chuẩn thì nó sẽ gồm cả lá chè bancha và nước gừng, gọi là chè bình minh. Món này chữa bá bệnh, từ cảm đến tay chân miệng đến sốt xuất huyết.. và hiệu quả nhất là ngộ độc thức ăn, đau bụng đi ngoài, trúng thực. Điều đó chứng tỏ mơ muối vô cùng tốt cho đường ruột.
DÙNG MƠ NHƯ NÀO
Cơ bản thì mơ có 2 loại là mơ ngâm mật và mơ ngâm muối. Mơ ngâm mật dùng để giải khát, nó ít tính chữa bệnh. Dùng nó pha nước giải khát cũng tốt vì mơ thì kiểu gì cũng tốt cho hệ đường ruột. Nhưng mơ muối tốt hơn nhiều. Vì quả mơ rất âm nên đi với muối mới chuẩn và tạo ra thứ có dược tính cao. Tuy nhiên, không phải cái j cũng cứ mơ muối được. Giải khát thì người ta phải dùng mơ ngọt. Nhưng cũng nên ngâm lâu năm mới tốt. Mơ muối pha mức rất loãng để uống trong ngày hè nóng nực rất tốt, nó vừa tốt cho hệ đường ruột vừa làm mát cơ thể và chống mất nước. Nhưng nhớ là đừng tham mà pha đặc, phải pha ở mức cực loãng, uống vô xong phải thấy đã, thấy không khát nước, dường như không có vị gì mới được vì nhiều thì sẽ hại thận.
Nhiều người, nhất là mấy người bên thực dưỡng, theo trường phái chuộng dương, họ thấy mơ muối tốt nên ngày ăn mấy quả. Như thế là tự giết mình đó. Tuyệt đối không nên ăn mơ muối không như thế trừ trường hợp bị trúng thực, trúng cảm. Mơ muối cần được chế biến với thức ăn, vd cho vào chè bình minh, cho vào nước ép, cho vào nồi cơm. Cả một nồi cơm cả nhà 4-5 người ăn mới dùng đến 1 quả mơ. Cần phải ẩn tàng mơ vào các thức ăn uống như vậy.
Có một bí mật là trong sữa thảo mộc koko có mơ muối.
Nguồn: Bí Mật Thực Dưỡng
Các bài viết được lưu trữ tại wesite: Bimatthucduong
#bmtd #bimatthucduong #Bí_mật_thực_dưỡng #mứt_mơ #mơ #mơ_muối