RAU DIẾP CÁ - NHIỆT MIỆNG
RAU DIẾP CÁ - NHIỆT MIỆNG
Rau diếp cá là một loại rau sống phổ biến, dễ trồng, sống dai và lên nhanh, đôi khi diệt còn khó. Có 3 loại trong vườn mà lỡ dính là Trạng thấy khó diệt nhất là rau diếp, rau má (dại), cỏ gấu. Vì nó toàn đẻ ngầm dưới đất sâu. Nhổ chỉ đứt phía trên. Chỉ cần gây một chút ở vườn là có thể từ đó về sau sẽ có rau ăn. Rau diếp cá được dùng trong trị bệnh kiểu thuốc nam rất nhiều, ở các quán nhậu họ dùng rau này cũng rất nhiều. Rau này có một số đặc điểm khá ưu việt mà Trạng muốn viết thêm ngoài những gì mọi người đã biết đã dùng.
Về hạ sốt, dân gian có rất nhiều loại hay dùng như rau má, nhọ nồi, hoặc cứ cái gì mát mát là dùng để hạ sốt theo lối suy nghĩ “thẳng như ruột ngựa” là cứ nóng thì lấy mát mà đè. Để trị sốt thì phải hiểu nguyên nhân làm sao sốt. Còn không phải cứ dùng lá lẩu đã là thuận tự nhiên, đã là chữa gốc. Nguyên nhân sốt là do tắc khí. Thế mà lại đi dùng thứ lạnh thì sẽ tắc hơn. Việc dùng các thứ mát để hạ sốt là rất dại dột và hại người. Rau diếp có một đặc điểm là lạnh mát nhưng lại bổ khí. Dùng nó hạ sốt nhưng không hại khí. Thế nên trong các loại dùng mát để hạ sốt thì rau diếp là khả quan nhất. Người bị sốt có thể vắt nước rau diếp cho uống và đắp bã lên trán. Tuy nhiên thì Trạng không khuyên dùng cách này. Vì dù bổ khí thật nhưng cái mát lúc này vẫn là hại. Lúc này nên dùng gừng nóng để thông khí hết tắc thì sẽ hết sốt. Thậm chí là xông.
Người ta còn dùng rau diếp để trị ho, do rau diếp có vị cay cay làm tán hàn. Có người còn nấu siro đặc từ rau diếp để trị các bệnh về phổi, viêm họng cũng có hiệu quả tốt. Như vậy rau diếp có thể trị cả các chứng bệnh do nóng lẫn lạnh. Vì rau diếp mát mà lại bổ khí.
Một số người có kinh nghiệm rằng nếu bị bệnh về tiêu hóa thì hàng ngày ăn rau diếp cũng có tiến triển. Xét về mặt khoa học họ bảo rau diếp có nhiều kháng sinh nên tốt cho đường ruột.
Đối với Trạng có một bệnh mà rau diếp rất hợp là nhiệt miệng. Nhiệt miệng vừa bị nóng mà cũng vừa bị tắc. Rau diếp có thể làm tốt cả 2 việc. Sai lầm rất lớn của mọi người là nhiệt miệng lại đi uống thứ mát. Thứ mát thì lại làm trệ khí càng thêm tắc. Bệnh ban đầu có vẻ dễ chịu nhưng sau đó bùng phát khéo còn mạnh hơn. Rau diếp vừa làm mát vừa làm thông mà cũng không bị lạnh bụng. Thường xuyên ăn rau diếp (sống) theo Trạng là rất tốt, nhất là với người thịt cá nhiều. Rau diếp còn giúp làm mát ruột và giúp tiêu thịt cá – tiêu độc do ăn động vật mà không chuyển hóa hết. Tất nhiên, nhiệt miệng có rất nhiều nguyên nhân, đây chỉ là cách cho bệnh đơn giản. Nếu nhiệt miệng mà chân tay lạnh, bụng lạnh thì vde phức tạp hơn, cách này không ăn thua. Nhưng cũng không có gì hại lắm, bạn vẫn có thể ăn rau diếp
Sau đây là tổng hợp trên mạng.
Cây rau diếp cá là một loại rau rất phổ biến ở miền Bắc của nước ta. Loại cây có một mùi rất khó chịu nên sẽ có những người không thể ăn được loại rau này. Tuy nhiên, rau diếp cá có chứa rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Trong Đông Y thì đây là một loại thuốc quý, kết luận này được đưa ra từ nhiều cuộc nghiên cứu. Say đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về loại rau này nhé.
Cây rau diếp cá còn thường được gội với một số tên gọi khác như: cây lá giấp, ngư tinh thảo… Đây là một loại cây thuộc họ Saururaceae và có tên khoa học là Houttuynia Cordata.
Rau diếp cá thường mọc ở những khu đất ẩm ướt, thân dễ mọc ngầm dưới mặt đất và sống được lâu năm. Là một loại cây cỏ nhỏ, thân đốt mọc đứng cao khoảng 40cm có loại có lông có loại không có lông. Tại các đốt thường có rễ nhỏ mọc ra.
Lá cây diếp cá có hình tim, phần đầu lá hơi nhọn, mọc cách. Lá cây có mùi tanh như cá. Hoa diếp cá thường có màu vàng nhạt, không có bao, mọc thành bông và có 4 lá bắc màu trắng. Nhìn tổng thể, lá bắc và cụm hoa giống như một cây đơn độc. Vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 hoa cây diếp cá sẽ bắt đầu nở.
Người dân miền Bắc thường trồng cây diếp cá ở trong vườn để làm rau ăn sống kèm với những món ăn khác sẽ rất ngon. Tuy nhiên, vì mùi tanh của loại rau này nên chỉ có những người ăn quen mới thích ăn.
Tác dụng dược lý của cây diếp cá
Cây rau diếp cá có chứa một số tác dụng dược lý, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng dược lý đó:
Trong rau diếp cá chứa chất quexitrin và một vài chất vô cơ khác có tác dụng rất tốt đối với việc lợi tiểu. Theo nghiên cứu, nếu một dung dịch chỉ chứa 1/100.000 cũng sẽ có tác dụng lợi tiểu rất lớn. Ngoài ra, chất isoquexitrin cũng có công dụng lợi tiểu.
Chất cocdalin trong rau diếp cá có thể gây phồng và kích thích da.
Cách sử dụng rau diếp cá và liều dùng phù hợp
Tính vị của rau diếp cá trong đông y là: hơi lạnh, có độc, cay, vào phế kinh. Tác dụng của loại cây này đối với sức khỏe chính là tán nhiệt, tiêu ung thũng, chữa phế ung, trĩ, làm lành vết lở loét.
Trong dân gian đã biết cách sử dụng rau diếp cá để điều trị với trường hợp tụ máu như đau mắt (lấy lá diếp cá giã nhỏ và cho vào 2 miếng giấy bản sau đó đắp lên mắt trước khi đi ngủ, nên thực hiện cách này 2 hoặc 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất) hoặc những người bị trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (dùng 6g-12g lá diếp cá để đun lấy nước uống hoặc làm nước xông hơi và rửa. Rất nhiều người đã áp dụng phương pháp trị bệnh này và mang lại hiệu quả rất cao.
Ngoài những tác dụng kể trên, chúng ta còn có thể sử dụng rau diếp cá để chữa một số bệnh khác như: thông tiểu, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều. Liều dùng phù hợp cho những trường hợp này là dùng 6-12g lá để sắc nước uống hoặc bột viên.
Đơn thuốc kết hợp sử dụng rau diếp cá hiệu quả:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Lá diếp cá khô: 20g
Táo đỏ: 10 quả
Cách làm: Cho tất cả những nguyên liệu trên vào cùng với 600ml nước rồi sắc đến khi còn khoảng 200ml. Chia đều lượng nước thu được làm 3 phần để uống trong ngày. Đơn thuốc này rất hiệu quả đối với những người bị tắc tia sữa hoặc viêm tai giữa.
Những bài thuốc dân gian về cây diếp cá
Sau đây là một vài bài thuốc dân gian từ cây diếp cá được Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp lại, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin.
1, Điều trị bệnh táo bón
Lấy 10g lá diếp cá tươi rửa sạch và mang đi sao khô. Hãm lá diếp cá khô với nước nóng để uống thay nước hàng ngày. Nên uống loại nước này liên tục trong khoảng thời gian 10 ngày.
2, Điều trị sốt ở trẻ nhỏ
Lấy 30g lá diếp cá tươi giã nát sau đó cho thêm nửa bát nước rồi đem đun sôi chắt lấy nước để nguội rồi uống hết trong 1 lần. Có thể sử dụng phần bã sau khi chắt nước để đắp lên vùng thái dương.
3, Chữa trị kinh nguyệt không đều
Giã nát 40g lá diếp cá cùng với 30g là ngải cứu sau đó sử dụng nước sôi lọc rồi để nguội. Sử dụng nước này để uống làm 2 lần trong ngày. Uống nước này liên tục trong vòng 5 ngày. Để phòng trường hợp kinh nguyệt không đồng đều hiệu quả nhất thì nên bắt đầu uống nước này trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày.
4, Chữa viêm âm đạo
Chuẩn bị 20g lá diếp cá, 1 củ tỏi và 10g bồ kết. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 5 bát nước và đun sôi thật kỹ. Dùng 1 phần nước để xông hơi nóng vào chỗ đau và 1 phần sử dụng để ngâm rửa chỗ bị đau. Liên tục làm cách này trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần.
5, Điều trị sưng đỏ, mụn nhọt
Lấy lá diếp cá giã nát sau đó đắp vào chỗ bị sưng đỏ hoặc mụn nhọt.
6, Điều trị bệnh viêm phế quản
Sử dụng 20g lá diếp cá và 20g lá cam thảo sắc thật đặc lấy nước uống.
7, Điều trị bệnh sỏi thận
Chuẩn bị 20g lá diếp cá, 15g rau dệu và 10g cam thảo đất sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc có thể sao khô lá diếp cá để hãm với nước sôi thay trà uống hàng ngày liên tục trong vòng 2 tháng.
8, Chữa đái buốt, đái dắt
Sử dụng 20g lá diếp cá, 40g lá mã đề giã nát sau đó lọc lấy nước. Chia đều phần nước thu được làm 3 phần để uống trong ngày. Uống liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày.
9, Chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá diếp cá ăn sống mỗi ngày kết hợp với việc sử dụng lá diếp cá để nấu nước xông, ngâm và rửa. Lấy phần bã sau khi nấu để rịt vào hậu môn.
10, Điều trị sốt xuất huyết
Chuẩn bị 100g lá diếp cá, 10h cỏ mực, 100g rau ngót sắc lấy nước thật đặc sau đó chia ra làm nhiều phần để uống trong ngày.
11, Điều trị bệnh viêm ruột, viêm phổi
Sử dụng 50g lá diếp cá để sắc lấy nước uống trước mỗi bữa ăn. Uống liên tục từ 4-6 ngày.
12, Làm đẹp da
Ngoài công dụng chữa bệnh, các chị em phụ nữ còn biết sử dụng rau diếp cá để làm đẹp da. Những cách làm đẹp da bằng rau diếp cá:
Dùng lá diếp cá để giã lấy nước sau đó lấy bông thấm lên da và dùng tay massage nhẹ nhàng. Có thể bôi và để qua đêm, rửa sạch vào sáng hôm sau. Cách làm này sẽ khiến cho da mịn màng hơn.
Kết hợp rau diếp cá cùng với mật ong: trộn đều 1 thìa nước cốt rau diếp cá và 1 thìa mật ong rồi bôi lên vùng da bị mụn hoặc nhờn. Mỗi tuần chỉ nên thực hiện 2-3 lần.
Kết hợp rau diếp cá cùng với muối hạt: giã nát 10-15 lá diếp cá cùng với 1 chút muối hạt rồi đắp lên mặt. Loại mặt nạ này có thể trị mụn rất hiệu quả. rau diếp cá có tính kháng khuẩn rất cao nên sẽ ngăn ngừa được tình trạng viêm da.
Kết hợp rau diếp cá cùng với nha đam: lấy nước cốt của rau diếp cá trộn đều với phần thịt của lá cây nha đam rồi đắp lên mặt. Phương pháp này có thể làm mát da và se khít lỗ chân lông.