NHỮNG NHẦM LẪN VỀ THẢO DƯỢC & ĐỒ ĂN
Chúng ta thường nghĩ cứ đông y, nam y, thảo dược (loại sạch) thì đều an toàn bởi chúng có nguồn gốc tự nhiên, không hóa chất. Dùng nó không tốt này thì cũng tốt kia, không bổ ngang thì cũng bổ dọc, và thậm chí chúng ta càng nó niềm tin khi nó được nói là chữa được những bệnh này bệnh kia. Thời ngày nay là vấn nạn của các loại bổ. Ong đất, chim sẻ, rắn rết được nói là bổ dương thì chẳng cần biết nó hại như nào cứ được nói thế là ngâm và uống tuốt, chén hết.
Thương nhau lại giết nhau
Bằng những thứ bổ béo
Ăn nào có biết đâu
Nghe thằng khác kháo thế
Chúng ta hoàn toàn không hiểu vì sao nó bổ, bổ như nào, tính chất ra sao mà chúng ta cứ dùng ầm ầm. Chúng ta nên nhớ đại bổ khí huyết đắt tiền nổi tiếng như nhân sâm mà “lạnh bụng uống nhân sâm thì tắc tử”. Đó là một câu nói khái quát không chỉ nói về nhân sâm mà đại diện cho tất cả các loại thảo dược, thuốc lá lẩu củ quả các bác ạ. Các bác đừng nghĩ nó hạn hẹp thế. Chúng ta cứ nghĩ tây y, hóa chất mới là độc còn thảo dược thì tuyệt đối an toàn. Nhầm, nhầm lẫn quá! Thảo dược dùng nhầm dùng sai thì có kiểu độc của thảo dược, chết kiểu thảo dược.
Một nhầm lẫn điển hình và tệ hại hiện đang phổ biến nhất đó là dùng các thức mát gan, thải độc, nhuận trường.
Ngày nay, căn bệnh đại tràng đang hoành hành, có đến 90% dân số ở thành phố lớn có vde về đại tràng, đại tiện.(đấy la theo lời bác sĩ nội soi đại tràng nói vậy). Có lẽ với các bạn, con số này cũng không có gì là sốc vì tình trạng ăn uống, thực phẩm như hiện nay. Bệnh đại tràng thì thường biểu hiện ở 2 dạng hoặc là ngày đi vài lần hoặc là vài lần đi ngày, nặng hơn thì có thể thành trĩ. Chính vì thấy không đi được nên người ta có xu hướng ăn các thức nhuận tràng. Đài báo, mạng xã hội, các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên ăn các thức nhuận tràng để cho dễ đi, đi đều. Vậy là chúng ta không hiểu gì về bệnh, cũng chẳng hiểu gì về cái chúng ta đang ăn. Vậy chúng ta thua là chắc.
Những chứng lâu lâu mới đi, cho đến tắc đít, trĩ đều có nguyên nhân là đại tràng đã quá suy yếu, không còn khả năng đàn hồi co bóp để tống phân ra. Chúng ta cứ nghĩ cứt đái theo trọng lực thì trôi tuột ra ngoài mà không có sự co bóp. Trường hợp đó cũng có, đó là các cái xác. Để tống được phân ra ngoài nó cần có co bóp, nghĩa là có sức. Mà yếu quá thì tắc. Những cơn đau co thắt là những cố gắng cuối cùng để đẩy phân ra không thì sẽ chết. Thế nên, những cơn đau này thường rất kinh khủng.
Những thức nhuận trường, thường là cả thảo dược cho đến đồ ăn lại lạnh và ly tâm, làm tuốt tuồn tuột cái đường ruột. Đúng là dễ đi hơn thật nhưng chỉ lúc đầu. Càng dùng lâu càng không thấy tác dụng và tác dụng ngược. Lý do là tính chất của nó lạnh, ly tâm nên càng làm đường ruột trương nở mất đi độ co dãn hay nói tóm lại càng làm đại tràng yếu. Mấy thứ đắng đắng lạnh lạnh như nụ tam thất, muồng trâu, phan tả diệp, rau mồng tơi, rau muống luộc, lươn, ốc, ếch... đều thuộc thể loại này. Khoai lang thứ có thể gọi là vua trong vấn đề nhuận tràng và tốt cho đại tràng. Nhưng tui e là nó không giúp chữa được bệnh đại tràng, táo bón lâu năm, trĩ. Nó tốt ở điểm nếu bạn ăn thiết chất xơ thì nó bù đắp và dễ đi hơn. Nó không làm cho đại tràng khỏe lên được. Ăn nhiều có khi còn tắc, cũng chỉ nên ăn vừa vừa.
Chúng ta cứ thấy nóng trong (mà không hiểu thế nào là nóng trong), mụn là chúng ta tự ý mua hoặc đi kiếm các đồ mát gan về uống như nụ tam thất, linh chi, hoa cúc, diệp hạ châu... Hầu hết các thảo dược được nói là thải độc hay mát gan đếu có vị đắng, mang tính hàn lạnh. Có những thứ người ta phải kết hợp với các vị khác, có những thứ người ta dùng trong một khoảng thời gian nhất định, có những thứ phụ hợp với người này mà không phù hợp với người kia.. mà chúng ta cứ dùng như là nó luôn chuẩn và tốt mới mình. Không phủ nhận những thứ này có tính thải độc và có thể làm mát gan nhưng vì tính hàn lạnh mát hay tính xổ của nó mà nói lại làm mất cân bằng. Thông thường những người có vẻ nóng trong là những người bị mất cân bằng âm dương, trên nóng dưới lạnh. Nó không đơn thuẩn chỉ là nóng gan hay nỏng trong như mọi người nghĩ. Việc dùng các thức mát càng làm hại chân khí dẫn đến càng lệnh âm dương, hỏa càng bốc. Một số người sau một thời kỳ dùng còn bị mệt mỏi ốm yếu xanh xao hơn. Đó là vì chúng ta không biết về dược tính của các loại thải độc mát gan này.
Nhầm lẫn nữa là về hoa quả. Chỉ nói riêng trong phạm trù bệnh về đại tràng, kích ứng đường ruột, táo bón, trĩ, dạ dày, trào ngược thì quả thật nhiều người nhầm tai hại. Chúng ta nghe quá nhiều về những lợi ích mà hoa quả đem lại, bổ xung chất này kia, vitamin này nọ nên chúng ta cứ thấy bổ là ăn mà không ai quan tâm xem dược tính nó như nào. Thế mới chết! Chỉ có những người yếu mới thiếu chất, và bổ xung hoài vẫn thiếu. Chỉ có những cái đường ruột kém mới phải bổ xung men lợi khuẩn mà bổ xung hoài vẫn không có. Người khỏe thì tự đủ chất, đường ruột khỏe thì tự đủ khuẩn có lợi. Nếu men lợi khuẩn mà chữa được bệnh đại tràng, kích ứng ruột thì nhiều người không phải bó tay như vậy. Càng ăn sai thì càng thiếu chất do không đủ sức khỏe để tổng hợp lên chất. Sự thật là cứ mấy cái người bị đại tràng tã nát ướt, kích ứng ruột thì hỏi ra lại thích ăn hoa quả mới bỏ mẹ. Đối với bệnh này phải kiêng mấy thứ xoài, đu đủ, thanh long, mít, sẩu riêng, chuối. Tui cũng mới chỉ nhớ ra mấy loại như vậy. Có người hỏi ồ, mấy thứ đấy nóng mà, có lạnh đâu. Đúng là nó nóng, nhưng còn một phạm trù nữa không phải nóng lạnh mà là ly tâm hướng tâm. Những thứ này gây ly tâm trương nở làm tã nát đường ruột.
Tui không có nói hoa quả là thứ độc hại là thứ vứt đi không dùng được. Cũng có những phương pháp dùng hoa quả sinh tố để chữa bệnh. Vấn đề là chúng ta hiểu về nó và dùng cho đúng. Các loại thuốc, thảo dược cũng vậy. Thứ gây bệnh cho chúng ta không phải là thuốc vì đến khi bệnh chúng ta mới tìm đến thuốc. Thứ sát sườn, hàng ngày nhất chính là đồ ăn thức uống là thứ ảnh hưởng mạnh và lâu dài đến sức khỏe của chúng ta. Không có hiểu biết về nó thì bệnh cũng dễ hiểu.