NĂNG LƯỢNG TIỀM ẨN đến HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
Vật lý lượng tử cũng chỉ ra rằng càng mức liên kết sâu thì liên kết càng bền chắc, lực liên kết càng mạnh.
Nhìn vào đống thuốc nổ người ta thấy một đống rời rạc, tơi tả. Nhìn sâu hơn người ta thấy nó là các nguyên tố C và H liên kết với nhau, bên vững, khó tách rời. Để thay đổi mối liên kết này cần một nhiệt lượng lớn mới có thể bẻ gãy để hình thành một liên kết mới. Quá trình liên kết bị bẻ gãy và hình thành một liên kết mới đồng thời cũng giải phóng ra một nhiệt lượng khủng khiếp. Nhiệt lượng này ở mức phân tử. C vẫn là C và H vẫn là H.
Để C hay H không còn là C hay H thì cần thay đổi liên kết ở mức sây hơn là liên kết giữa hạt nhân và các ecletron. Quá trình này cần một năng lượng khủng khiếp để kích hoạt và nó cũng giải phóng ra một năng lượng khủng khiếp là năng lượng hạt nhân nguyên tử.
Thức ăn cũng có các cấp năng lượng khác nhau. Tuỳ vào cách chế biến mà người ta khai thác được năng lượng ở mức nào. Và mỗi cấp có những dược tính riêng, đặc điểm riêng.
1. SINH TỐ (sống) là dạng năng lương bên ngoài, nổi nhất, nông nhất. Những loại dùng làm sinh tố cũng phải là dạng năng lượng nổi, bên ngoài thì mới dùng được. Thường thì hầu hết các loại quả có thể ăn sống, làm sinh tố. Các loại lá thì năng lượng đã chìm, ẩn tàng hơn. Không phải tất cả các loại củ có thể ăn sống (ý là không nhiều như quả). Một số loại củ có thể ăn sống như carot, củ đậu là dạng năng lượng nổi.
Không ai đi dùng những loại năng lượng chìm rất sâu để làm sinh tố. Vd người ta sẽ ko đi ép sâm hay ngưu bàng để lấy nước uống, hoặc là không thể tiêu hoá nổi hoặc là rất phí (vì thực ra k tiêu hoá nổi và hại người).
Thực tế trên thị trường người ta có làm trà ngưu bàng bán và cũng có người mua về uống. Không sao, một kẻ không hiểu biết mà hám tiền và một kẻ cũng không hiểu biết lại thích học đòi gặp nhau cũng là một sự hoàn hảo.
Người ta dựa vào sự nổi tiếng của nhân sâm để làm thành trà, cũng là một dạng công thức làm ra cốt để bán lấy tiền chứ không phải giúp bạn khoẻ.
Bản chất của 2 loại củ này có năng lượng chìm rất sâu nên rất hàn lạnh, không thể ăn dạng sống được, cơ thể không thể tiêu hoá nổi, trừ những người cực khoẻ thì cthe không thấy gì. Còn nếu người yếu sẽ bị ỉa chảy ngay lập tức. Còn nếu bạn thuộc dạng yếu (lửa kém-bụng yếu) uống trà nhân sâm mà vẫn thấy bình thường thì nguy cơ cao là chỉ có hương liệu. Thế nên cổ y thư có nói "lạnh bụng mà uống nhân sâm thì tắc tử" dù nhân sâm có đại bổ khí huyết.
Ngày nay người ta chế đủ các loại công thức để tạo sự mới lạ khác biệt và phong phú mà chả cần biết nó tốt hay không. Người bán cứ bán vì người mua cứ mua. Hôm nọ, vào HomeFood mua gói bánh gạo lứt Bà Tích mà mấy đứa k ai ăn nổi vì có ớt.
2. NẤU CHÍN thường áp dụng cho các loại có năng lượng chìm sâu hơn. Không phải tất cả các loại quả đều có thể nấu, nhất là quả chín rồi thì không ai nấu vì lúc chín là nluong đã rất bên ngoài. Hầu hết các loại rau, củ đều có thể nấu.
Nấu có thể hiểu là một cách để lôi năng lượng chìm sâu bên trong ra - khái niệm này thì khá trừu tượng. Hoặc là một cách để bẻ gãy các liên kết ở mức sâu hơn (so với sống) để giúp cơ thể tiêu hoá dễ hơn. Tiêu hoá cũng là một dạng tiếp tục bẻ gãy các liên kết của thức ăn.
Trong thực dưỡng người ta đề cao việc nấu chín, thậm chí họ không ăn rau sống. Thức sống có năng lượng ly tâm, tán hơn so với thức chín.
3. NẤU CAO là cách ninh một thứ gì đó rất lâu. Đó là cách để lôi năng lượng chìm rất sâu ra bên ngoài hoặc cũng là cách để bẻ gãy các liên kết để thành 1 thứ dễ tiêu, dễ hấp thu, nghĩa là thứ giàu năng lượng.
4. THUỶ PHÂN trong môi trường đặc biệt như áp suất cao hoặc nhiệt độ âm cũng là một cách nhưng đòi hỏi công nghệ hiện đại. Các loại thực phẩm chức năng dùng loại này cộng thêm công nghệ tách triết nữa để cho ra sản phẩm. Thế nên nói chung TPCN là dạng giàu năng lượng, dễ hấp thu, rất tốt cho người yếu bệnh không có sức để tiêu hoá thức ăn thô.
Quá trình tiêu hoá gồm nhiều công đoạn như nhai, co bóp dạ dày, lên men đều là dạng bẻ gãy các liên kết của vật chất để giải phóng ra năng lượng. Các công đoạn chế biến thức ăn ở trên cũng là bẻ gãy các liên kết đó nên có thể coi quá trình chế biến thức ăn là một trong các khâu của tiêu hoá.
Ở trên chỉ là một vài con đường lôi năng lượng ra ngoài = bẻ gãy các liên kết = chuyển hoá năng lượng. Còn nhiều con đường khác nữa như lên men, muối, nhai.
Chốt lại. Bài này muốn nói mỗi loại thức sống có một mức năng lượng tiềm ẩn khác nhau sẽ cho ra loại thức ăn có mức năng lượng khác nhau. Cùng một loại thức ăn mà cách chế biến khác nhau cũng sẽ cho ra mức năng lượng khác nhau. Người làm dưỡng sinh luôn phải nghĩ đến vde năng lượng này. Không chỉ lôi ra mà còn phải giữ. Nhưng cũng k có nghĩa cứ nấu, ninh là tốt. Có những trường hợp dùng sống (tả) mới tốt, có trường hợp dùng chín (bổ) mới tốt, có những thứ phải ninh mới tốt.
Dầu vừng khác, vừng rang khác, vừng đồ 1 lần khác, vừng đồ 9 lần khác. Thế nên mới có chuyện Hà thủ ô phải đồ 9 lần với đậu đen mà không làm như thế thì vứt.
Bài liên quan đến chủ đề này:
- ĐIỀU CUỐI CÙNG & CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG:https://www.facebook.com/bimatthucduong/posts/1074012916066245
- BỔ & TẢ:https://www.facebook.com/bimatthucduong/posts/1016916495109221