MĂNG LIỆU CÓ ĐỘC?
MĂNG LIỆU CÓ ĐỘC?
Trong đông y, cây tre cũng là một cây có nhiều bộ phận dùng làm thuốc nhất. Lá tre, búp tre, tinh thân tre, sương đọc trên búp tre đều có tác dụng làm thuốc.
Đối với măng tre, người ta lấy măng tre giã nát, vắt lấy nước, thêm nước gừng, uống, trị sốt cao khi cảm mạo hoặc viêm họng. Tuy nhiên, với bài trên thì mình thấy nên nướng măng trên than rồi vắt lấy nước thì hay hơn, vì nó đỡ bị hàn lạnh quá mức. Có thể dùng nước măng tre chua trị say nắng bằng cách đem đun sôi, khoảng 300ml, rồi cho thêm 20g muối ăn, hành tươi, tỏi tươi, gừng tươi, mỗi vị 10g, sau khi giã nát. Cuối cùng đập một quả trứng gà vào và quấy chín, uống lúc còn nóng. Cũng đã có 1 bài Bát mì của Trạng Down mình viết là dùng măng muối chua cay để chữa cảm mạo là vì thế.
Thế nên nói măng tre kiểu có chất độc gì đó chết người đến nỗi phải hoảng sợ thì chắc không phải. Vì nếu thế thì họ đã chẳng dám dùng làm thuốc từ bao đời nay. Nhiều vùng, dân họ ăn măng tương rất nhiều. Nếu độc chết người thì chắc dân cũng không dám ăn nhiều thế. Tuy nhiên nếu nói không có tính hại người thì không phải.
Nếu đem các thức cực âm hay cực dương đi xét nghiệm thường người ta cũng sẽ tìm ra một loại chất gì đó nổi trội để thấy nó là tác nhân gây ra độc. Tính gây hại đó phải có 1 thủ phạm và phải tìm ra một thứ gì đó để đổ tội cho nó. Âm dương thì nói là cực âm cực dương, còn khoa học sẽ nói là chất này chất kia. Nhưng ngay cả tìm ra chất này chất kia thì cũng không phải đáng ngại. Mọi người đã từ xôn xao về vụ gạo chứa asen (hữu cơ) - một loại chất cực độc. Nhưng với cái nhìn âm dương thì nó không đến nỗi vậy. Độc đó đều có mục đích, có hữu dụng nếu biết dùng và có thể chuyển hóa nếu biết cách. Đối với măng, nó có tính độc thật nhưng không đến mức như mọi người sợ. Cũng có thể có Xianua như một số nguồn thông tin nói. Nhưng về cơ bản, tôi chưa thấy (chưa thấy chứ không phải không thấy) măng độc ở khía cạnh đó. Nếu có xianua gây chết người thì dân vùng cao không ăn nhiều đến vậy. Vậy độc đó là gì.
Măng tre có tính hàn lạnh và ly tâm. Thế nên nó dùng trong việc chữa sốt, viêm (giai đoạn đã phát sốt, nhiệt). Tuy vậy, do tính hàn lạnh quá mạnh mà người ta phải pha thêm các chất nóng ấm như gừng, tỏi, hành và thậm chí là lòng đỏ trứng gà (thức dương). Nếu đem nước luộc măng mà uống thì đúng là hại vì nó quá hàn lạnh, uống có thể bị tụt huyết áp và bải hoải. Măng là một trong tứ đại ác âm trong phái thực dưỡng – măng, cà, giá, nấm.Thế nên chuyện người ta ngâm kỹ, luộc kỹ rồi ninh lâu, mở vung cũng có lý do chứ không phải không.
Nhưng tất cả các cách đó là để bớt tính hàn lạnh và tính âm của măng. Nhưng nếu làm thế thì cũng chả còn gì ngon, ăn miếng măng vừa nát vừa nhạt vừa chả có mùi mẽ gì nữa. Nếu mình hiểu tính độc của măng ở chỗ nào thì mình sẽ có cách khắc chế. Nếu măng mà đem ninh với xương thịt thì nó lại thành thứ bổ và ngon. Thịt có tính dương và bổ, ninh lâu trên lửa giúp cho măng bớt tính hàn lạnh và thấm đẫm tính bổ của thịt vô. Và tính âm, ly tâm, mát của măng sẽ phá vỡ tính khó tiêu, tính độc của xương thịt. Nấu với thịt, cơ bản thì khỏi phải lo độc lo hại.
Tất nhiên cũng cần ngâm, cần luộc bỏ bớt nước đầu đi cho đỡ chát và cho măng mềm nhưng không cần quá kỹ như mọi người nghĩ. Đôi khi việc ngâm luộc bỏ nước đi còn do ngày xưa mọi người hay sấy bằng củi bị ám nhiều khói. Luộc để bớt vị đắng của khói và mùi khói. Cách chế biến mặn là như vậy - không cần ngâm luộc quá nhiều. Còn đối với người ăn chay, thì nên làm như mọi người vẫn làm là ngâm, ninh thật lâu, rồi có thể mở vung cho bớt tính âm.
Măng là món ăn ngon, làm cho người ta có cảm giác đỡ ngấy vì đã ăn quá nhiều thịt vào dịp lễ tết hay cỗ bàn. Vào dịp đó họ hay có món canh măng là cũng có lý vì nó giúp tiêu đạm động vật. Tính độc của măng đôi khi là một tính lợi - lấy độc hóa độc. Nếu không có tính độc đó thì xương không thể nào như và thịt thì không thể dễ tiêu được. Nếu ngâm lâu, luộc quá kỹ thì nó sẽ không làm tốt vai trò của nó được.
Cơ bản, nếu ăn măng nhiều và thường xuyên mà không có thịt hay đạm động vật thì hại khí huyết, tiêu huyết gây thiếu máu, da xanh xao. Còn măng kết hợp với thịt thì lại là một sự kết hợp hay. Nguồn: Bí Mật Thực Dưỡng 📮 Các bài viết được lưu trữ tại wesite: Bimatthucduong #bmtd #bimatthucduong #Bí_Mật_Thực_Dưỡng #Măng_khô #Măng_tre