KHÔ DA - KHÔ MÔI - MỒ HÔI TAY CHÂN - ĐÁI DẦM
KHÔ DA - HẠN HÁN - LẠNH CHÂN - MỒ HÔI TAY CHÂN
Nội dung này có 1 phần nhỏ đã nhắc đến trong bài nóng trong. Nhưng trong bài đó nói qua. Mà nói nhiều quá hoá ra lại lạc đề nên viết thêm bài này.
Trong bài nóng trong có nhắc đến vấn đề thận hư. Những người nóng trong nhiệt miệng cũng thường là người nóng trên lạnh dưới, mất cân bằng âm dương. Trong đông y gọi là tâm thận bất giao. Thế nào là tâm thận bất giao?
Cũng phải rào trước đón sau với các bạn là mình ko đọc sách đông y cũng không có thầy gì cả. Chỉ tự ngẫm nghĩ thôi nên các bạn cũng tham khảo. Nếu các bậc tiền bối soi thì chửi chết. Nhưng cách nói ko hàn lâm này có thể giúp bạn dễ hiểu hơn.
TÂM THẬN BẤT GIAO
Dù bạn không phải người hiểu j về đông y thì cũng dễ đồng ý rằng THẬN CHỦ THUỶ, TÂM CHỦ HOẢ. Tâm thận bất giao là lửa đi đằng lửa, nước đi đằng nước, nóng đi đằng nóng, lạnh đi đằng lạnh, không trung hoà khắc chế nhau được. Lửa nóng thì cứ bốc lên trên mà nước lạnh cứ chìm xuống dưới. Nghe thì có vẻ hợp lý mà. Nóng phải bốc lên trên mà lạnh đi xuống dưới. Nếu thế thì sẽ thành ao tù nước đọng, không sinh ra trạng thái luân chuyển được. Nóng sẽ mãi mãi ở trên và lạnh mãi ở dưới. Vì thế mà cơ thể sẽ tắc nghẽn. Chính vì thế mà trạng thái của cân bằng là trên mát dưới nóng, đầu mát chân ấm. Ai ngược lại là mất cân bằng. Như thế mới tạo ra dòng đối lưu - âm dương luân chuyển mọi thứ. Đồ hình âm dương cũng là 1 đồ hình động - cân bằng động (cân bằng nhưng động - cân bằng sống). Trông nó vừa cân bằng vừa không cân bằng. Không cân bằng để tạo ra sự chuyển động để không chết cứng. Cân bằng là để trạng thái chuyển động được duy trì chứ không tiệm cận về một nơi nào đó.
Thế nên cũng rất dễ nhận ra rằng những ai mà chân luôn lạnh thì đã là dấu hiệu của tắc nghẽn rồi, không có sự luân chuyển tốt nữa. Tắc ít hay nhiều mà thôi. Càng lạnh nhiều lạnh lâu thì mức tắc càng nhiều. Một số người thì lúc ngủ thì chân ấm do khí huyết về đủ và đỡ tán, lúc hoạt động chân ấm do khí huyết lưu thông; lúc ngồi điều hoà lạnh, lúc không hoạt động chân lạnh thì đỡ hơn với người luôn lạnh, lúc nào cũng lạnh ngay cả khi ngủ hay tập. Do đó hoạt động, tập luyện để chân ấm là cách để thông. Ngâm chân cũng là cách tốt nhưng k bằng tập để tự ấm.
Khí huyết suy giống như việc chiếc xe không còn đủ nhiên liệu để tạo ra sự chuyển động, chiếc xe càng ì, trạng thái tắc nghẽn càng nặng. Thế nên người yếu, khí huyết suy biểu hiện là chân lạnh - đó là một trạng thái mất cân bằng hay chính là sự cân bằng chết. Từ sự cân bằng chết này mà sinh ra đủ thứ bệnh. Phát ra phần nào thì bệnh phần đó.
Nguyên nhân của nước không thể đi khắp cơ thể hay lên xuống tuần hoàn là nước không đủ lực hay nước thiếu sức lửa bên trong. Nói nôm na là nước quá nguội không bốc lên làm mát máy móc được. Nước do thận phụ trách. Thận quá lạnh quá yếu không đủ sức vận hành nước nên nước cứ chìm xuống.
THẬN THỦY THẬN HỎA
Trong đông y họ chia ra thận thuỷ và thận hoả. Theo giải nghĩa nông dân của Trạng Down thì thận dương chính là sức lửa hay sức nóng của thận, khí của thận. Còn thận âm là tính nước, tính mát, tính lạnh của thận. Thận yếu, thiếu lửa chính là thận dương hư. Nhưng thực ra không thể tách biệt được như thế. Dương hư cũng là âm hư. Sức lửa hay sức nóng đó chính là nằm trong nước. Nói nôm na là bạn muốn ngâm chân vào nước nóng bạn phải có nước và nước đó nóng. Không có nước thì cũng chả có nóng. Mà có nước mà không nóng thì cũng chả để làm j. Thận âm thận dương cũng có thể hiểu là khí và vật chất. Bổ thận dương là bổ khí. Nhưng khí đó chứa trong quả thận vật chất. Ko có quả thận cũng chả có khí.
BỔ THẬN
Bổ thận, làm thận khoẻ là điều vô cùng khó. Chữa được thận là chữa dc bách bệnh. Thận mà hư cũng sinh ra bách bệnh. Người ta nói thận chủ về tinh khí. Thận yếu thì tinh khí hay khí huyết yếu. Khí huyết mạnh hay yếu là do thận. Thận yếu thì bụng lạnh, không đủ lửa. Vấn đề về tiêu hoá đại tràng sẽ bị. Thận yếu ko đủ máu lên tim lâu dần tim sẽ bị yếu và sinh bệnh. Máu không đủ nuôu gan thì gan bị nhiễm độc. Huyết áp cao, huyết áp thấp, tiểu đường ... đều do thận.
Thận khoẻ hay yếu đôi khi lại do bố mẹ cho, yếu tố này gọi là tiên thiên hay gọi nôm na là di truyền, bẩm sinh. Nếu yếu từ trong trứng (tiên thiên yếu) thì rất rất khó. Dường như không thể cải thiện gì được. Thế nên các ông bố bà mẹ hãy chuẩn bị sức khoẻ cho tốt mà sinh con. Nhưng dù bố mẹ cho thận khoẻ mà ăn chơi vô độ thì cũng toi. Thế nên hay nghĩ đến việc dưỡng thận trước khi quá muộn. Mà dấu hiệu như đã nói, rất dễ nhận dạng thận khí yếu - chân lạnh.
Theo nguyên lý trên thì để chân bớt lạnh hay thận khoẻ hơn thì việc bổ khí huyết là cần thiết. Khi đó khí huyết lưu thông lập lại trạng thái cân bằng động. Tập luyện cũng là một cách bổ khí huyết. Còn một bài thuốc nào đó để tập trung cho thận là rất khó (đối với hiểu biết của mình). Và để khoẻ lên ngoài rất khó thì cũng còn rất lâu, tính bằng năm là ít.
KHÔ DA - KHÔ MẮT - HẠN HÁN
Chuyển sang vấn đề khô da, khô môi và có thể cả hạn hán. Nhiều người bảo cứ uống nhiều nước là đỡ. Kiểu tư duy đầu đít thông nhau thẳng tuột thế này rất phổ biến. Cứ tưởng uống nước là nước có thể đến ngay chỗ cần đến vậy. Nước trong cơ thể được vận hành bởi thận và hệ thống khí huyết. Da được mịn màng, ẩm ướt mềm mại là do khí huyết đủ và thận khoẻ. Người nào mà da khô ráp sạm thì hãy cẩn thận về thận. Có người da sau lưng như tờ giấy ráp. Những người hay khô môi cũng do thận kém không đẩy nước đi khắp nơi được. Khô mắt cũng vậy. Mà nói chung thận và khí huyết là gắn liền. Nói khí huyết hư thì cũng đúng. Khí khuyết không đến môi, mắt đầy đủ nên k được tươi tốt mỡ màng. Thế nên khô da đừng nghĩ do thiếu nước. Uống nhiều quá mức tổ hại thêm thận. Hãy nghĩ đến cách bổ khí huyết, dưỡng thận.
Đông ý có nói phổi khai khiếu ở lông da. Nhưng cá nhân tôi thấy nó liên quan đến thận nhiều hơn. Cũng có thể chả ai thận yếu mà phổi khỏe được. Chung qui vẫn là do thận ~ khí huyết. Khí huyết mà kém thì chả có chuyện lông tóc óc mượn da dẻ nhuận.
MỒ HÔI TAY CHÂN - DÁI DẦM
Không biết đông y phân tích vấn đề này như nào, mình muốn tìm đọc mà chưa thấy. Tây thi thì nói là thần kinh thực vật gi đó. Nêu thực sự họ tìm được nguyên nhân từ đâu họ phải có cách chữa chứ. Họ nói là do cái này cái kia mà không chữa được thì chứng tỏ không phải nó, nguyên nhân vẫn là chỗ khác.
Cũng không khó để chấp nhận hay hiểu rằng các chứng phù nề, giữ nước liên quan đến thận. Do thận quá yếu không đào thải được nước. Đó là triệu chứng quá rõ và quá nặng. Đó là chứng không đào thải được. Còn một chứng khác mà có khi không đâu đề cập, ngược với chứng không đào thải được là chứng không giữ được nước. Đái dầm, tiểu són, tiểu mót, tiểu mất tự chủ lả chứng này - thận thiếu sức dương. Các chứng vã mồ hôi, mồ hôi tay chân cũng liên quan đến thận quá âm (ly tâm quá- dãn nở quá -thiếu sức dương) mà không giữ được nước. Những người hơi tý là vã mồ hôi trước hết là người yếu cái đã, là người không có sức bền, không có lực. Bản thân họ đã là người âm (ly tâm) nên không có sức. Tính âm - tính dương ở phạm trù này hơi khó giải thích. Nôm na là dương là chắc khỏe, âm là tã yếu. Những chứng này sẽ nặng hơn khi lại đi ăn các thức âm ly tâm - hàn lạnh như hoa quả, đường, đồ nước, ..
Mục đích tôi viết bài này là vì nhiều người bảo khô da thì uống nhiều nước vào. Họ không biết nguyên nhân từ đâu lại làm càn. Chết bỏ mẹ ấy chứ. Còn ai vẫn cãi cố tôi uống nhiều nước thấy có giảm thì thôi bỏ qua. Cái j đúng thì theo.