KHIÊM THỰC (KHIẾM THẬT) – CỦ (HẠT) CÂY HOA SÚNG
KHIÊM THỰC (KHIẾM THẬT) – CỦ (HẠT) CÂY HOA SÚNG
Chúng ta thường biết đến củ sen hạt sen và các loại thức từ cây sen nhưng cây hoa súng thì ít người biết mặc dù nó là anh em với sen, hoa cũng rất đẹp. Nó mọc rất nhiều ở mọi miền đất nước. Nó cũng là một cây thuốc quý. Nó có một đặc điểm rất khác với các loại cây hạt khác là hạt nó ở dưới nước, chìm trong thủy nên tính thủy nó rất lớn. Có lẽ ít người nhìn thấy hạt cây hoa súng.
Khiếm thực mọc ở trong đầm, ao, sống hàng năm có lá hình tròn tỏa rộng, lá nổi lên trên mặt nước có màu xanh còn mặt dưới màu tím. Cây nở hoa vào mùa hạ, hoa sẽ trồi lên trên mặt nước, sáng nở chiều héo. Quả súng có hình cầu, chất xốp màu tím hồng, ở mặt bên ngoài có gai, hạt chắc, hình cầu, vỏ màu đen còn thịt màu trắng ngày.
Thực tế khiếm thực người ta có thể dùng cả củ và hạt đều được
Khí bình – tính sáp – vị cam – không độc
Công dụng của khiếm thật nó hay bổ cho người ta thêm tân dịch, những người thiếu ít, cho nên gọi là tân dịch.
Thủy-lưu-hoàng, tính nó cố thận thêm tinh, bổ tỳ trừ thấp, chỉ được các chứng tiết tả, chứng bạch đới, bạch trọc hay là người bị chứng tiểu tiện đi luôn, chứng mộng tinh (đêm nằm ngủ mơ giao hợp ra tinh) hoặc là người bị chứng cứ tự nhiên rỉ ra tinh, cùng là chứng đau lưng nhức đùi, mỏi gối buồn chân, nhọc mệt bần thần khó chịu.
Cách chế: Khiếm thật phơi thật khô rồi chưng nó cho chín, bỏ vỏ lấy nhân tán thành bột mà dùng, không nên ăn sống nó động phong hại khí, nếu là thuốc cần cho sáp tinh thì có khi cũng dùng cả vỏ.
Ông Đông-Viên nói rằng khiếm-thật ích tinh trị bạch trọc, kiêm cả bổ nguyên khí, người bị yếu đuối hư lao, đau lưng mỏi gối, mắt mờ uống được nó nhiều thì mạnh mẽ trí khí, tai mắt tinh thần thân thể cường tráng lâu già.
Cây nó mềm có thể làm rau ăn được.
Khái Luận: Xét về phần tiêu hóa thì không ưa ẩm ướt quá, về các mạch nước thì không thể khô ráo quá, phàm dùng thuốc chữa về tỳ với thận hay phản tính nhau, chỉ có khiếm-thật lại hợp được cả đôi đường. Khí vị ngọt mát thơm bùi, nó không ẩm ướt quá, chất dẻo, vị chát mà lại lắm mầu nhuần nhã không khô ráo quá, nên hay vững thận bổ tỳ.
Nhưng cũng không nên uống nó một mình, phải có thêm những vị thuốc bổ khí, thì nó mới dễ tiêu, chớ đừng ăn nó một mình nhiều quá khó tiêu vì khiếm-thật tính nó nhiều chất mát, ăn nhiều quá đầy bụng khó tiêu, nhất là trẻ con chớ có ăn nhiều mà khó lớn lên được.
Khiếm-thật vị đắng sáp lại ở dưới nước nên nó là thức rất dương, dương quá thì gây ra co rút mạnh nên khó tiêu. Trong thực dưỡng cũng có nhắc đến hạt này, người ta có bán để cho vào cơm nấu thêm vài hạt, cũng không được ăn nhiều. Nó trị được các chứng về dạ dày, đại tràng, trĩ nhưng cần dùng nó với các thức âm để thêm nhuận và không được dùng nhiều, kiểu cho vào nấu lẫn cơm vài hạt một bữa thì ok. Nói chung dùng nó phải biết cách chế.
Đây là một vị thuốc của VN cũng rất dễ kiếm, được dùng trong thức Đệ Nhất Trường Sinh và Ích Lang Quân.