ĐƯỜNG & NGỌT
NGỌT & ĐƯỜNG
Nói về ngũ vị trong ăn uống thuốc thang thì ngay cả trong đông y cũng rất sơ sài. Những bí mật về ngũ vị chỉ là trong truyền thuyết, kiểu như trong phim Kim Ngọc Mãn đường hé lộ mấy quyển về ngũ vị như bí kíp võ công mật truyền nhưng chẳng ai biết nó viết gì. Những tài liệu về ngũ vị chua cay mặn ngọt đắng mà mọi người được biết thật không đủ để dùng và người ta có viết có nói chỉ là nhai lại sách đông y - những điều hàn lâm và chết cứng.
Hầu hết mọi người đều nhầm lẫn và mập mờ giữa ngọt và đường. Đường chỉ là một dạng của ngọt hoặc một phạm trù của ngọt hoặc một từ để mô tà về ngọt mà không thể nói hết về ngọt. Ngọt rộng như biển cả còn đường chỉ là một giọt nước. Đường không phải là ngọt mà khác xa ngọt rất nhiều. Ngọt thì có thể có dương nhưng đường thì lại là âm. Con người cần ngọt chứ không cần đường lắm. Đường chỉ là phù phiếm, còn ngọt là chân ái.
Nếu xếp theo chiều vector dọc từ dương đến âm thì Đắng - Mặn - Ngọt – Chua - Cay thì ngọt ở giữa. Nếu xếp theo ngũ hành thì ngọt (thổ) ở trung tâm còn đắng mặn chua cay ở xung quanh. Có thể hiểu, ngọt ở trung tâm, hoặc ảnh hưởng đến tất cả các vị, hoặc có trong tất cả các vị, hoặc ngọt là quan trọng nhất, hoặc đối trọng nhất trong các vị. Ngọt là chính thể, còn các vị khác là hương hoa. Và đúng thế, con người cần ăn nhiều vị ngọt nhất. Các thức ăn của con người cần có ngọt và thiên về ngọt, lấy ngọt làm nền và làm gốc. Sai lầm lớn nhất của thực dưỡng là kiêng ngọt, thực ra là kiêng đường (ngọt âm) nhưng nó đã được hiểu là ngọt và vì thế họ đã lệch lạc trong vấn đề ngũ vị - đánh giá không đúng vai trò của vị ngọt.
Ngọt là vị cơ sở và cần thiết để sinh ra khí huyết. Nếu thiếu ngọt thì khí huyết khó sinh và có thể hại khí huyết. Đánh giá tiềm năng của thức ăn người ta lấy ngọt làm tiêu chí. Thức ăn đó có được chuyển hoá (tạo thành máu) hay không là nó có khả năng hoá ngọt hay không? Chúng ta có nghe cụm từ, có vị ngọt hậu ? Nó có nghĩa là ngon, dễ chịu, không gắt, đạt tiêu chuẩn chế biến, nhưng nó cũng thể hiện là vật chất được chuyển hoá đạt độ dễ tiêu, dễ hấp thu, không còn gắt, không còn phá huyết hoặc có thể bổ huyết. Điển hình là trà đen hoặc trà phổ nhĩ. Trà xanh, trà mạn uống thì phá huyết, lạnh người, hại tỳ vị còn trà phổ nhĩ uống giúp ấm tỳ vị, ấm người, khí huyết lưu thông.
Nói chung chung về ngọt thì ngọt có thể bổ tỳ, nhưng ngọt nhiều cũng thương thận. Ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới tỳ khí thiên thắng, khắc phạt tạng thận. Ăn nhiều ngọt thì xương đau mà tóc rụng, đầu tóc mất đi độ bóng. Tuy nhiên, đây chỉ là nói chung chung bởi không phải ngọt nào cũng như nhau. Thậm chí hiểu như trên lại rất sai khi chi tiết vào từng thức.
Trong riêng vị ngọt lại chia ra vị ngọt âm và ngọt dương. Quan trọng nhất là hiểu được tính âm dương trong ngũ vị chứ không phải mấy cái điều chung chung kiểu ngọt bổ tỳ hại thận hay mặn bổ thận mà hại tâm hay chua bổ can hại tỳ hay cay bổ phế hại can. Hiểu được tính âm dương là hiểu được sự tác động của thức đó đến tỳ vị, phủ tạng, đến sự vận hoá thức ăn, đến khí huyết hay chính khí.
Trong các loại ngọt có loại ngọt phá huyết có loại ngọt bổ huyết, có loại ngọt bổ thận bổ não tuỷ có loại ngọt lại hại thận, hại não tuỷ. Ngọt không nằm riêng rẽ, không có cái ngọt giời ơi đất hỡi vu vơ, mà ngọt bao giờ cũng gắn liền một vật thực đối tượng nào đó và vì thế nó có tính âm dương của thức đó. Nói đến ngọt chỉ là nói đến cái chung chung. Mà cái chung thì ko áp dụng được gì. Chúng ta phải đề cập đến từng thứ riêng rẽ như mật ong, mạch nha, mật mía, đường phèn, xoài, cam, đu đủ, carot, ngưu bàng, xương thịt, ngũ cốc khác, rau lá, củ quả, thân thảo khác. Vì mỗi thứ đó đều có ngọt nhưng khác nhau. Thậm chí cùng một dạng thân thảo như đường cỏ ngọt, mía, thốt nốt, mạch nha, đã khác nhau chứ chưa nói các dạng khác nhau.
Để nói về ngọt hay đường thì theo tôi, chúng ta cần phải chi tiết rõ ràng là thứ gì, thức gì. Chúng ta cần hiểu cả cái chung và cái riêng. Người ta nói ngọt bổ tỳ nhưng không phải ngọt nào cũng bổ tỳ. VD chuối tiêu, xoài, đu đủ, thành long thì hại tỳ là chắc. Nói ngọt trệ khí thì cũng sai vd ngọt của hoài sơn, ngưu bàng chế .. thì nó có tính bổ khí.
Cơ bản, chúng ta sẽ phân ra ngọt âm và ngọt dương. Ngọt âm là ngọt có tính ly tâm, bốc, toả, nóng, tán khí, năng lượng bên ngoài (vòng xoắn ốc). Ngọt dương là ngọt có tính, hướng tâm, chìm hoặc trầm, mát, gom khí, năng lượng bên trong (vòng xoắn ốc). Ngọt âm là ngọt của hoa quả, mật ong. Ngọt dương là ngọt của ngũ cốc, củ, thịt cá. Tuỳ trường hợp mà chúng ta dùng ngọt nào. Nhưng về lâu dài thì con người lấy ngọt dương làm nền tảng. Ăn thiên về ngọt dương (ngũ cốc, thịt cá, rau củ). Ngọt âm (hoa quả, mật ong) dùng trong chữa bệnh như là một pháp đối trị, nghĩa là ko dùng lâu dài, hoặc dùng như hương hoa, ăn chơi chơi chứ không thể lấy làm bổ.
ĐƯỜNG - THẾ GIỚI 2 MẶT
https://www.facebook.com/817496751717864/posts/2492784874189035/
NGŨ VỊ TRONG ĂN UỐNG