ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô
ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô
Viết về đường phải hẳn một bài dài, thậm chí và dài kỳ. Và để viết một bài như vậy cần phải có tâm tư tình cảm, tâm hồn phải tĩnh lặng mới viết nổi. Mà lâu nay tgian dành cho buôn bán, trả lời khách hết mất rồi. Ở phạm vi bài này mình chỉ giới thiệu về một loại đường mà mình cảm thấy ổn.
Bên thực dưỡng chủ trương là kiêng đường, coi đường như thuốc độc vậy. Thực ra thì nó cũng có phần mập mờ ở chỗ đường nói đến là đường gì, đường tinh luyện hay đường mía thô, đôi khi là mọi người vơ đua cả nắm, thà kiêng nhầm còn hơn bỏ sót, với một thái độ hơi cực đoan, theo mình là vậy. Và tất nhiên thái độ ấy cũng có những hệ luỵ của nó. Nhiều người nói chỉ đường tinh luyện hại còn đường mía thô thì kiểu gì cũng tốt. Vế đầu thì đúng còn về sau không hẳn đúng.
Trong thực dưỡng thì đường, kể cả mật mía, được coi là âm – ly tâm. Thế nên mọi người sẽ hạn chế ăn. Trong đông y thì đường là vị bổ huyết, bộ tỳ. Vì bổ huyết, bổ tỳ nên ăn vào sẽ hồng hào, đẹp da. Tinh bột, rồi hoa quả khi tiêu hoá thì cho sản phẩm cuối cũng là đường. Nên có thể nói đường là thức ăn tinh, ít phải mất công tiêu hoá. Chính vì thế mà uống đường sẽ cung cấp năng lượng rất nhanh, nhanh ấm người, nhanh lên huyết áp, nhanh thấy khí chạy. Vì thế mà đường cũng lại được nhiều người khuyên dùng vì thấy tác dụng ngay. Đường cũng là một vị mà từ già đến trẻ đều ưa. Chính vì thế mà từ xưa đến nay đường luôn được chuộng dùng, lạm dùng, nghiện dùng.
Có lẽ chỉ có bên thực dưỡng mới chỉ ra các nguy cơ của đường. Và từ ngày ấy thì đường lại có một nhóm anti. Họ nói không phải là không có lý do. Để xét được ảnh hưởng của thức ăn lên cơ thể nó phải xét theo suốt một chiều dài thời gian. Có nhiều khi, nhiều bệnh do ăn nhiều đường mà sinh ra nhưng ai mà biết được vì sau bao nhiêu năm họ mới bị. Sau bao nhiêu năm đó, ăn bao nhiêu thứ, nhiễm bao nhiêu thứ, ai mà biết được do cái gì. Trong khi đó, người ta lại cứ thấy tác dụng và sự ngon ngọt của nó ngay thực tại. Thế nên, để hiểu được tác hại của đường thì phải cần lý thuyết, cần triết lý âm dương.
Cái xấu của đường là ở tính ly tâm - trương nở, tính trệ khí, và tính năng lượng nổi. Cái tốt của đường là ở tính bổ âm, bổ huyết, và mang nhiều năng lượng ngay tức thì. Ngoài ra nó còn là một vị để cân bằng trong ngũ vị. Thế nên tôi nghĩ là dùng như nào, chế biến như nào và khắc phục như nào chứ không phải là anti.
Tôi cũng đã thử rất nhiều các loại đường, nhiều loại bánh, nhiều loại chè để xem loại nào tốt nhất. Các loại đường như đường đen, đường phèn được coi là loại đường dương hơn cả thì tôi ăn vẫn thấy nê bụng và khó chịu, sau đó thì chua miệng. Vì mọi người không nắm được tính chất của đường nên làm bánh trung thu, nấu chè, chí mà phù … đều nê bụng, khó tiêu, ăn một cái, một bát là không muốn cái thứ 2. Những người làm bánh nổi tiếng, nhưng quán chè nồi tiếng tôi đã đến nhiều mà mới chỉ gặp một quán duy nhất nấu chè mà tôi ăn đến 7 bát vẫn không thấy nê bụng, hay mệt. Đó là quán chè của một người Hoa tên Lâm Vinh Mậu ở 31 Nguyễn Thái Bình, Q1.
Loại đường mía hà thủ ô này tôi đã nghe khá lâu. Cũng nhiều người nói về nó và hỏi nhưng tôi thì nghi ngờ. Vì dù sau đường vẫn là đường, tôi không nghĩ thay đổi được. Nghe nói nhiều người khoẻ lên, hết bệnh nhờ uống đường này, hết cả bệnh viêm khớp lâu năm, cả tiểu đường. Tôi vẫn nghi ngờ điều đó. Đường mà có thể làm vậy. Cho đến ngày tôi cũng thử mua về ăn xem sao thì thấy nó khác tất cả các loại đường tôi đã từng ăn trước đó. Nó không gây đầy bụng và chua miệng mà còn khá ấm người. Công thức đường này họ nấu đã thêm hà thủ ô, gừng và vò sò (một vị thuốc đông y có nhiều tác dụng, xếp vào họ trọng trấn an thần). Tỷ lệ và cách thức thế nào thì tôi không rõ vì bí quyết họ không nói, nhưng làm đường dễ tiêu, không nê bụng chua miệng là điều đáng nể. Bấy lâu nay tôi cũng đang chế cái lương khô và sữa thảo mộc để được như vậy. Tôi đã phải dùng đến mơ, vỏ quýt, sơn tra mới ăn thua.
Hà thủ ô là vị thuốc cực đắng, nó có tính cố sáp mạnh hay có thể nói là tính hướng tâm mạnh. Tính này khắc chế được tính âm của đường. Gừng là một vị hoạt khí, khắc chế tính nê trệ của đường. Mẫu lệ cũng là một vị thuốc dương, có tính cố sáp (hướng tâm) và tính chìm (hướng tâm). Nó là vị trọng trấn an thần, an thần mà giáng khí. Trong đông y, mẫu lệ được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua (trung hoà dư axit), bồi bổ cơ thể suy nhược, mồ hôi trộm, băng huyết. Dùng ngoài để chữa mụn nhọt, lở loét. Theo tài liệu cổ, mẫu lệ vị mặn, chát, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, đởm và thận. Có tác dụng tư âm (nuôi âm) tiềm dương, hóa đờm, cố sáp. Dùng chữa cốt nhiệt, di tinh băng đới, mồ hôi trộm.
Tôi nghĩ rằng đường này có thể dùng một lượng vừa phải (cỡ 50g) để bồ bổ hàng ngày, dùng pha đồ uống, cho vào đồ ăn, ăn như kẹo cho trẻ con. Dùng đường này để pha với sữa thảo mộc hoặc với ngải cứu tôi nghĩ là rất tuyệt, phù hợp với người gầy yếu hoặc trẻ con. Trẻ con vì đang dương và cần âm để lớn nên trẻ nên ăn ngọt hơn người lớn. Thế nên trẻ nào cũng thích kẹo là vậy. Một số người nhịn ăn và dùng đường này uống trong vòng cả 10 ngày, nửa tháng để chữa bệnh và có cho kết quả. Vde này thì tôi chưa thử và chưa nghiên cứu nhưng dùng cấp tập trong một thời gian ngắn để chữa bệnh thì cũng có thể được. Còn lâu dài mà nhiều thì không nên.
Thấy đường này tốt nên muốn giới thiệu đến mọi người. Hiện nay đã nhiều người biết, họ làm không kịp và hết hàng thường xuyên. Bán đường này thì không lãi bằng bán gạo vì người sx niêm yết giá không thể rẻ hơn.