DỊ ỨNG - MỀ ĐAY
DỊ ỨNG – MỀ ĐAY
Bện này bây giờ rất nhiều người bị. Thị trường có rất nhiều loại thuốc để chống hoặc chữa dị ứng. Hầu hết chúng ta bị thì cứ ra mua thuốc về uống là hết, hết rất nhanh. Nhưng cũng có rất nhiều người uống thuốc không ăn thua nữa và bắt đầu phải trả giá là mề đay lên cấp tập không có cách gì cho lặn xuống, ngứa không chịu nổi, thuốc đã trở nên vô nghĩa. Đã ai bị vậy chưa?
Hồi nhỏ hay chui rúc bụi rậm rồi bị nổi mề đay mà chỗ tôi gọi là ma muổi bắn. Thì về đem cái khăn xô hơ lên lửa rồi chườm. Ngày trước ông bà bảo vậy thì cứ làm vậy thôi. Giờ thấy cũng có lý phết.
Vậy thì tại sao uống thuốc chỉ được lúc đầu còn rồi không ăn thua, và tại sao chườm khăn hơ lửa thì lại hết?
Trong đông y, triệu chứng này đã được nói đên tư thời cổ xưa, nó là một bệnh có tên tuổi và cơ sở lý luận đàng hoàng. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nó chút để có phương hướng xử lý cho hiệu quả không lại tiền mất tật mang.
Mề đay trong đông y gọi là phong chẩn hay phong ẩn chẩn. Từ ‘Phong Ẩn Chẩn’ được nhắc đến đầu tiên trong thiên ‘Tứ Thời Thích Nghịch Tùng Luận’ (Tố Vấn 64). Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Tà khí xâm nhập vào bì phu mà lại có phong hàn kích thích thì sẽ phát sinh chứng phong tao ẩn chẩn”. Sách ‘Thiên Kim Phương viết: “Người bị ẩn chẩn… đột nhiên nổi lên những vết ban như muỗi cắn… ngứa khó chịu”.
Như vậy Mề đay là do phong gây ra. Phong là một trong 6 thứ khí gây bệnh gồm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt). Các thứ khí này do cả điều kiện ngoại cảnh môi trường gây ra và có cả nội tại cơ thể sinh ra.
Phong có hai loại: ngoại phong là gió và nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường (can phong).
Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể (đầu, mặt),và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết. Thế nên việc ngứa nổi mề đay là một dấu hiệu cho thấy do phong gây ra. Tính chất nữa của phong là hay di chuyển lung tung không cố định nên lúc thấy đau ở đây, lúc thấy bệnh phát ở kia, mức độ thì cũng khác nhau.
Phong gắn liền với bệnh da liễu và xương khớp. Khi nó mới xâm nhập, còn ở ngoài biểu (cơ thịt) thì hay gây mề đay mẩn ngứa. Khi nó xâm nhập vào sâu bên trong cốt tủy thì gây ra bệnh về xương khớp. Phong thường hay kết hợp với các loại khí khác nữa chứ không một mình thế nên có các loại là phòng hàn, phong nhiệt, phong thấp. Phong nào cũng có cả ở lý và ở biểu (trong và ngoài, sâu và nông). Thế nên khi bị mề đay thì có nghĩa là bệnh cũng không phải dạng sơ sơ lắm đâu, nó cũng có thể ở hơi bị sâu. Tùy từng tình huống.
Như vậy tóm lại là bệnh mề đay có nguyên nhân là do phòng hàn, phong nhiệt hoặc phong thấp gây ra. Không chỉ là bệnh ở phía ngoài và bên trong cũng có.
Do Phong Thấp: mề đay màu trắng hoặc hơi hồng, thân thể nặng nề, nước tiểu trong hoặc hơi đục, rêu lưỡi trắng, nhờn và dầy.
Do Phong Nhiệt: mề đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng
Do Phong Hàn: Da hơi đỏ hoặc trắng, gặp lạnh thường phát bệnh, trời nóng thì bệnh giảm, rêu lưỡi trắng
Lại nói, phong là do huyết hư sinh ra. Chữa phong trước tiên phải chữa huyết. Hễ tinh huyết suy kém thời âm hư, âm hư sinh nóng trong, nóng cực độ thì sinh phong (nội phong), hoặc ngoại phong, nhân đó mà gây nên bệnh. Cho nên bệnh phong thường bị ở lúc âm huyết hư, đến khí đã phát, phong có thể khởi động hỏa mà càng nóng lên, thời âm càng hư mà phong càng động. Cách chữa nhẹ thì tư âm bổ huyết để cho nhu nhuận, nặng thì bổ thủy cho có chất sinh huyết để tưới thấm thì không có bệnh nào không khỏi liền tay. Nếu chỉ dùng phong dược để chữa phong (mà không tư bổ) thì đó là làm bệnh thêm chứ không phải chữa bệnh. Mà để bổ huyết thì phải hành khí, nghĩa là bổ cả khí huyết. Thế nên, các bạn xem cách các bạn đang chữa có đang bồi bổ khí huyết không hay là đang hại thêm khí huyết. Huyết càng hư nặng thì bệnh càng nặng.
Như vậy, theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn (bên ngoài) hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…(thường là đồ hàn lạnh)
Như vậy, đến chỗ này có thể tóm lại, để chữa mề đay thì cần phải bổ khí huyết.
Những người bị mề đay thường là sức khỏe kém, vệ khí yếu (do chính khí yếu) nên thường dễ bị phòng hàn xâm nhập. Phong hàn là trường hợp phổ biến hay nguyên nhân chính gây ra mề đay ở mọi người. Người ngày nay rất nhiều phong hàn do cách ăn mặc. Chúng ta hay hở vai cổ gáy, ngồi điều hòa tạo điều kiện cho phong hàn xâm nhập. Cuộc sống ít vận động làm cho khí huyết ứ chệ, phong hàn không thoát được ra, thêm tích tụ lâu ngày. Cách ăn uống nhiều hóa chất, đồ chiên rán, dầu mỡ làm cho tắc nghẽn sinh nóng bên trong gây ra huyết nhiệt...
CÁCH CHỮA
Về lâu dài và gốc gác thì cần phải bổ khí huyết và làm sao để tán phong hàn ra. Hầu hết mề đay là trường hợp phong hàn. Có thể áp dụng xông với lá thuốc để đẩy phong hàn ra. mỗi đợt xông là 3 ngày rồi nghỉ 5-6 ngày lại xông 3 ngày. Làm vài đợt như vậy. Kết hợp ăn uống tập luyện cho phù hợp để khí huyết mạnh lên mới ăn thua. (Xem video xông và đánh gừng phòng chữa ho cảm)
Còn chữa cấp thì có thể tắm nước đun kinh giới, rang muối chườm nóng, rang cám gạo chườm nóng, dùng lá trầu không vò nát xát vào, cũng có thể dùng lá xương xông vò nát đánh cảm. Có một bài rất hiệu quả là đem pha 1kg tro bếp vào xô nước, để lắng bớt rồi lấy nước đó tắm (nước nóng ấm). Tắm vài lần như vậy sẽ khỏi. Vì tro bếp có tính ôn ấm, lại có tính thu liễm, mang khí của lửa, khử phong hàn rất tốt. Không chỉ khử phong hàn mà còn chữa các hiện tượng lạnh do đi đám ma về hoặc những người bị vong ma nhập. Nếu được tro của mấy loại lá thuốc thì càng tốt vd tro của ngải cứu, kinh giới...
Tóm lại chữa mề đay chính là chữa phong hàn & nâng cao khí huyết.