CỦ MÀI - HOÀI SƠN
HOÀI SƠN – CỦ MÀI
Hoài sơn mọc rất nhiều ở các vùng rừng núi và trung du, dọc nam bắc. Hoài sơn cũng là một dạng khoai núi thế nên nếu chỉ nhìn củ thì khá là khó phân biệt nhất là với củ cọc rào. Thông thường, sẽ nhìn dây và hoa. Đặc điểm nổi trội của dây của hoài sơn là nó cứng như que tăm và nhỏ tròn, không như các loại khác là thân mềm, to, đôi khi còn sắc cạnh. Lá hình tim nhọn, có hoa dạng tam dái tam giác. Cái này thì phải xem video. Hoài sơn thường được thu hoạch vào dịp sau tết ở phía bắc.
Hoài sơn tính mát mà hay bổ
Khí bình, vị cam, không độc
Công hiệu của hoài sơn nó hay bổ dưỡng được vinh vệ, trị được chứng thấp đọng, chữa được chứng đau lưng, thống trị được tất cả các chứng tỳ vị hư yếu, chứng đi tả tháo chảy lâu ngày xanh xao, nó lại hay bổ được tâm khí, khai thông được tâm khiếu, yên được thần, khiến cho người ta thêm được trí nhớ lâu, bổ được phổi, tươi nhuận được da thịt, trị được chứng phiền nhiệt, khỏi được chứng sốt rét, hạ được chứng nghịch khí, bổ được thận kinh, bền được tinh, khỏi được chứng mộng tinh, di tinh khiến cho đương sự được mạnh mẽ mà khỏi được chứng đau lưng.
Ông Đông Viên nói rằng hoài sơn rất hay chữa được chứng thấp, khước khí và những chứng đau lưng.
Ông Đan Khê nói rằng hoài sơn mà dùng sống nó chữa được những chứng sưng đau, vì nó hay bổ khí huyết, bao nhiêu những chứng đọng trệ tất nhiên phải lưu thông. Nó bổ được gan làm cho cứng gân xương, khiến cho sức lực được mạnh mẽ. Nó lại trị được chứng đầu phong, chứng chóng mặt, chứng hoa mắt. TÍNH NÓ HÒA HOÃN DÙNG LÂU CÀNG HAY, ai uống được nó nhiều sẽ thành người béo tốt, nhan sắc hồng hào, những người gầy còm ốm yếu càng nên dùng nó để thêm sức bổ.
CÁCH CHẾ
Những củ nào chắc, sắc trắng càng hay, củ to mà không được chắc thì kém. Khi dùng hấp trên nồi cơm hoặc đồ qua cho mềm rồi thái, dùng vào thuốc bổ tỳ vị thì nên sao vàng, nếu dùng vào thuốc ích thận kinh thì để sống, nó được thiên môn đông, mạch môn đông và tử chi làm sứ thì càng hay. Tính nó ghét cam toại.
Ông Trương Tích Thuần nói rằng hoài sơn sắc trắng nên nó hay vào phổi, vì vị nó ngọt nên hay bổ tỳ. Nó đượm nước màu đặc nên hay làm ích được cho thân, nhuận được cho huyết mạch, giữ gìn được khí hòa, khỏi được chứng ho, định được chứng suyễn, mạnh mẽ thêm cho chí khí, nuôi được thần kinh, bởi tính nó hòa bình nên càng tốt. Khi dùng nó chỉ nên dùng sống, nhất là nấu lấy nước cốt mà uống, không nên sao vì bổn tính nó có những chất trứng ở trong nước cốt trắng rất nhiều. Nếu đem sao khô đi thì chất trứng lẫn nước cốt trắng không còn, uống kém phần hiệu nghiệm. Chỉ trừ khi nào làm thuốc hoàn tán hay thuốc bổ tỳ thì bất đắt dĩ phải sao qua mà nghiền nhỏ, sôi chín mà dùng thì hay hơn.
Củ mài được dùng trong hầu hết các set của Đạo Gia Trang
CÁC PHƯƠNG THUỐC ĐƠN GIẢN HIỆU NGHIỆM
xem trong ảnh chụp sách (vì lười gõ quá)