CHUYỂN HOÁ ÂM DƯƠNG NHỜ TẬP LUYỆN
Sau khi đọc bài về tướng Thước tôi mới có ví dụ để viết về bài này. Một ví dụ rất điển hình về trường hợp họ sống trong điều kiện thiếu thốn về ăn uống ngủ nghỉ và sức ép tâm lý trong thời kỳ ở chiến trường ác liệt. Nhưng sức khỏe họ vẫn tốt.
CHUYỂN HOÁ ÂM DƯƠNG NHỜ TẬP LUYỆN
Có những bí mật về sự liên quan giữa tập luyện và sự chuyển hoá tỷ lệ Ka/Na (tỷ lệ âm dương) trong nội bào mà mình vẫn chưa viết được. Trong giới thực dưỡng ng ta mới chỉ nói đến sự dư muối Na (từ đạm động vật & muối biển) hay chính là yếu tô dương Na trong nội bào mà gây nên bệnh, thường là bệnh dương - ứ kết. Thừa đạm thừa muối là thừa yếu tô dương Na. Cách họ xử lý là phải thải muối hay đạm động vật bằng cách ăn các thức thải muối như rong biển. Còn người bình thường thì họ ăn hoa quả hay salad để cân bằng. Thông thường chúng ta nghĩ chỉ có cách này để chống độc cho cơ thể và dường như là thượng cách. Nhưng ko phải, cách này giống như nhà có thóc gạo mà không biết nấu trong khi cứ phải đi xin cơm vậy. Thay vì bỏ đi thì chuyển hoá nó. Chuyển hoá từ dương sang âm - từ Na sang Ka. Trong sách thực dưỡng có ghi một tỷ lệ âm dương là Ka/Na = 5/1 (Mình nhớ là vậy) - một tỷ lệ rất âm. Nghĩa là cần âm hơn, môi trường nội bào cần có tính âm. Vậy mà người ta toàn đi ăn có xu hướng dương là sao? Người ta không thể ăn thức âm để mong có một tỷ lệ âm được, con đường nó không thẳng như vậy. Giống như không thể ăn tiết canh để hy vọng chữa bệnh thiếu máu được. Cần có một sự chuyển hoá. Thay vì thải mất Na (dương) cho đỡ bị độc mà sinh bệnh thì người ta có thể chuyển hoá nó thành Ka (âm). Quá trình chuyển hoá này hay phương trình phản ứng sinh hoá này cần có một thứ không thể thiếu đó là NHIỆT. Nhiệt này không phải là độ C mà là sinh khí. Vận động là một hoạt động xúc tác để gia tăng nhiệt sinh khí.
Chúng ta có thể thấy ở các vùng cực lạnh hay núi cao người ta ăn nhiều thịt và ăn mặn, ít ăn rau củ và hoa quả mà họ vẫn cân bằng. Vậy lượng muối từ muối biển và động vật (mà theo lý thuyết là dư) đi đâu. Sự thật là họ vẫn sống khoẻ, vẫn cân bằng. Có một sự chuyển hoá âm dương đã xảy ra.
có thể nói Tập luyện vẫn là gốc của sức khoẻ, không phải là ăn uống. Tập luyện vừa là thức ăn bồi bổ vì ăn dù có đồ xịn dưỡng sinh đi chăng nữa mà k tập thì k tiêu được; cũng vừa là thuốc chữa bệnh vì tập làm máu huyết lưu thông, đồng nghĩa với thải độc và phá ứ kết.
Nếu nói con người ngày nay yếu là do đâu thì mình cho rằng do thiếu lao động và vận động. Tất nhiên cũng phải trong điều kiện môi trường thế nào. Nhưng có tập luyện thì vẫn khá hơn nhiều nếu cùng điều kiện. Mình cũng đã gặp những thầy sống trong núi, thức ăn của họ chỉ có gạo trắng, muối, măng, rau rừng, dầu mà skhoe rất tốt. Phần nhiều do làm lụng, leo núi mà trên vai có cả 1 gánh lá to.
Bạn cứ nhìn người tây so với ng ta, một phần do gen giống nhưng một phần do tính họ ưa hoạt động, trông sức khoẻ và dáng họ khác dân mình. Ông bà bố mẹ bao bọc chăm sóc trông nom kỹ quá. Hơi tý là sợ con khổ, con mệt. Nên ng Việt lười từ trong trứng. Sợ lao động nặng mà chủ yếu là sợ lao động tay chân, chỉ thích con cái lao động trí óc. Mà nhìn ng nào ưa hoạt động trông dáng họ cũng khác.
Cá nhân mình cũng thấy, khi ở trong phòng nhiều, ko chạy hay tập luyện j là sống trong trạng thái lờ đờ mệt mỏi, thậm chí đầu óc có vẻ còn hơi bấn loạn do nghĩ quá nhiều. Lúc đó là phải dậy chạy vài vòng cho mệt, chạy mệt 1 lúc rồi thấy khoẻ ra. Đầu óc cũng bớt nghĩ.
BÀI VỀ TƯỚNG THƯỚC
https://soha.vn/tuong-thuoc-94-tuoi-xet-nghiem-chi-so-suc-khoe-tre-nhu-thanh-nien-va-lan-dau-noi-ve-ruou-thuoc-la-thoi-xau-cua-dan-ong-20191007090101921.htm