CÂY TRE - CHIẾU TRÚC - MĂNG XÀO
CÂY TRE - CHIẾU TRÚC - MĂNG XÀO
Tre hay họ nhà tre phổ biến ở tất cả các miền ở Việt Nam, gắn bó với cuộc sống của người dân. Vì thế nó đã đi vào lịch sử, truyền thuyết, thơ ca, các câu chuyện. Tre hay các sản phẩm từ họ nhà tre có giá trị cả về kinh tế, ăn uống. Có lẽ chưa ai phân tích cây tre ở khía cạnh âm dương )))
Nhìn vào hình thái của nó thì thấy ruột rỗng, nghĩa là dương lực ly tâm mạnh, nghĩa là rất âm. Đặc tính của nó là lạnh, tả, độc
Mùa hè nóng nực nhiều người thích nằm chiếu trúc có vẻ hợp, thậm chí cho cả trẻ con nằm. Năm trước mình có viết 1 bài về chiếu trúc nói rằng nằm chiếu trúc dễ bị nhiễm hàn khí, khí âm lạnh gây lạnh phổi ho. Lúc đó mình viết hoàn toàn là dựa trên cảm nhận khi nằm chiếu trúc. Trời mùa hè mưa lạnh cái là thấy ghê ghê lưng phải trải thêm chiếu cói. Ai nhạy cảm có thể cảm nhận được nằm trên phản gỗ dày vẫn ấm hơn nằm trên chiếu trúc. Nhưng sau đợt mưa ngâu hay rằm tháng bảy là ngoài Bắc sẽ chuyển mùa sang thu, việc nằm chiếu trúc hoàn toàn không hợp nữa, thậm chí còn gây bệnh. Chiếu trúc dx cái sạch sẽ và thoáng mát. Nhưng theo kinh nghiệm các cụ để lại, khi sang thu ngay cả phản gỗ còn không được nằm nói chi là chiếu trúc. Chẳng qua mọi người không cảm nhận được thôi. Thế nên, nhất là nhà ai có trẻ nhỏ nên cất chiếu trúc đi. Những ai thuộc thể hàn, huyết áp thấp, hay bị ho cảm ko nên nằm chiếu trúc. Nên nằm chiếu cói hoặc đệm thì tuỳ. Vấn đề chiếu trúc này rất nhiều nhà dùng nhưng không ai để ý.
Liên quan đến tính âm của cây tre còn có một thuật này nữa. Bồ kết là một loài cây thân gỗ cao lớn, khi nó lớn lên rồi nó to như cây phượng vĩ ấy, muốn hái quả phải trèo nhưng thân nó thì đầy gai nhọn. Không biết bây giờ mọi người hái nó kiểu gì, chắc lấy sào ngoặc. Nhưng các cụ có một cách là lấy ruột cây tre cuốn quanh gốc cây bồ kết, vài ngày là bồ kết rụng hết quả. Lý do là dương khí lên cây đã bị ruột tre chặn hết. Quả phía trên không còn khí dương nên như quả bị chết yểu mà rụng. Như vậy đủ để thấy cây tre âm mức nào.
Lợi dụng tính âm này, người ta làm các ống đựng trà. Chè vừa sao qua lửa được nhét vào ống che và đậy kín lại. Khí âm lạnh sẽ bao bọc và khử hư hoả trong chè làm nó trở nên mát. Người ta để trong ống tre đựng và treo lên để nó sẽ mát dần theo thời gian.
Về ăn uống, phải nói món măng là món lạ miệng, nhất là trong thời buổi mà thịt cá nhiều quá thì có thể măng là một đối trọng để đổi vị. Măng từ kiểu măng trúc non tươi luộc chấm muối vừng hay xào thịt, đến măng muối, măng khô đều ngon. Trong thực dưỡng thì người ta coi măng là tứ đại âm vương gồm măng - cà - giá (đỗ xanh) - nấm (trắng) cần phải tránh xa. Người ta còn nói ăn nhiều hại máu. Điều này cũng đúng, nó phá máu vì nó quá âm. Nhưng người ta vẫn ăn nó vì sao. Khoa học thì nói vì nó nhiều chất xơ. Kỳ thực nó giống như lấy độc trị độc vậy. Ai ăn nhiều thịt thì nên ăn măng, nó giúp tiêu phần đạm bị dư thừa. Nên những ng đó ăn măng lại thấy ngon. Quả thật nó cũng ngon, ăn giòn giòn và béo ngậy. Những ai gầy, thiếu máu, xanh xao, huyết áp thấp thì hoàn toàn k nên ăn. Nấu ăn chay cũng không nên sử dụng vì không có loại nào cân lại được. Nó chỉ áp dụng cho người ăn mặn và món có thịt.
Măng người ta thường nấu với thịt, nhất là măng khô, 2 thứ này đu với nhau phải nói rất hợp. Ăn măng cũng ngon mà thịt cũng ngon. Miếng thịt thì mềm ngậy béo thơm mùi măng. Miếng măng lại còn ngon hơn cả thịt vì nó giòn và béo ngậy không kém. Măng âm phá được tính dương (độc) và quá bổ (độc) của thịt làm cho thịt dễ tiêu hơn. Miếng măng hút các chất của thịt vào mà trở nên bổ, bớt độc. Măng khô thì ít độc hơn tươi hay muối vì người ta đã luộc và sấy kỹ, nó đã trở nên dương hơn (bớt độc). Nhưng cái tính hơi còn độc đó đôi khi là lợi. Nó phá được độc của thịt và chất đạm dư thừa trong cơ thể, làm sạch ruột. Món măng khô thì an toàn hơn, mang tính bổ hơn.
Nói về món vịt nấu măng. Không biết mọi người ăn thấy sao chứ mình thấy nó vừa lạnh vừa tanh. Vịt vốn đã lạnh, tanh rồi măng cũng lạnh. Nghe nói có bà bầu thích ăn vịt nấu măng để tẩm bổ. Kết quả là sảy thai. Riêng đối với bà bầu cần phải kiêng măng, nhất là măng tươi xào, măng muối tuyệt đối không được đụng vô. Các thể loại măng trúc măng tre cũng thế.
Bố tôi đến mùa măng tre cũng lấy vài cái về luộc rồi ngâm với dấm ớt để muối ăn. Thi thoảng lấy ra chấm rau. Ăn miếng măng thì không quá cay, ăn cũng ngon mà cứ ăn vài gắp là mấy hôm sau nhiệt.
Măng (tre) vốn đã là loại âm, mà là măng là cái mầm non đang bốc lên (ly tâm mạnh) thì phải nói măng là thứ âm của âm - cực âm (ly tâm). Nó làm trương nở, dãn nở, trệ khí. Chính vì thế mới có nguy cơ gây sảy thai.
Thời nào cũng thế, ăn uống cũng cần có hiểu biết.