CẢM NẮNG – CẢM LẠNH
CẢM NẮNG – CẢM LẠNH
Chờ bao lâu mà anh chẳng nói điều gì
Để em ngồi nơi đây nhìn bóng đêm vây buồn cay khoé mắt
Trời mưa rơi còn em thì vẫn
Có hẳn 1 bài hát mang tên Cảm Nắng
Từ cảm nắng có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nó có thể dùng để chỉ một anh chàng, một cô nàng phải lòng ai đó – fall in love. Người ta nói tớ “cảm nắng” anh ấy rồi. Hay anh “cảm nắng” em rồi. Có lẽ nghĩa bóng cũng là từ tính chất của nghĩa đen mà ra, một trạng thái của nghĩa đen mô tả. Khi cảm nắng (nghĩa đen) người ta trở nên bất thường, tâm tính cơ thể thay đổi khó chịu. Đầu óc lú lẫn, cơ thể uể oải ù lì.
Chủ đề này rất ít sách vở hay các thầy nói. Dường như hiện tượng của 2 thứ này đều khá giống nhau là người mệt mỏi, ốm sốt, trong lạnh ngoài nóng. Nhưng cũng có chút khác nhau, thậm chí cách chữa cũng có khác chút. Cảm nắng hay say nắng ít gặp hơn nhưng không có nghĩa là không có. Bài này viết để mục đích chúng ta có ý thức tránh nắng chứ nhiều người cho rằng lạnh mới bị chứ nắng thì không bị. Dân gian có câu “đông che, hè đậy”, để nói mùa nào cũng có cái độc khi mà âm hay dương quá thịnh so với sức người. Đông thì che gió, hè thì đậy nắng.
Cảm nắng hay say nắng thường bị khi mà người ta ở dưới trời nắng quá lâu.
Nguyên nhân của cảm nắng là khi bên ngoài quá nắng, nóng, quá dương thì phạm đến phần âm của cơ thể. Phần âm ở bên ngoài bao bọc cơ thể giống như cái vỏ cây. Khi phần âm bị phạm (làm mất âm, hư hao âm) thì phần dương bên trong bị lộ, bị thoát ra ngoài hoặc thừa cơ vậy mà tà khí từ bên ngoài nhập vô làm hại phần dương hay hại chính khí.
Nguyên nhân của cảm lạnh là âm khí, khí hàn quá mạnh nhập thẳng vào bên trong làm hại phần dương hay hại chính khí.
Về bản chất thì cả 2 đều là chính khí hay phần dương bên trong đều bị phạm. Khi bị phạm như thế thì cơ thể phải rút nội lực (chính khí) ra để chữa, đẩy lùi tà khí hay để bảo vệ nên sinh ra sốt. Thế nên về hiện tượng thì cả cảm nóng cảm lạnh đều mệt, sốt, ngoài nóng trong lạnh. Đó là phản ứng của cơ thể rút chính khí ra để đẩy lùi tà khí hay chính khí – phần dương bên trong bị phạm.
Tuy nhiên có phần hơi khác nhau là cảm nắng thì phức tạp và hại hơn là bởi phần âm bên ngoài cũng mất mà phần dương bên trong cũng hư hao. Còn cảm lạnh chủ yếu phần dương bên trong bị hưu hao. Thế nên chữa cảm nắng phức tạp hơn, cơ thể lâu bình phục hơn.
Dấu hiệu của cảm lạnh là người thấy ê ẩm, đau nhức, mệt mỏi, hắt xì hơi, mũi chảy, sợ lạnh, sợ nước, tiểu nhiều, tiểu trong sõng, có thể có đau bụng, ỉa chảy, nổi mề đay.
Dấu hiệu của cảm nóng trước hết là do đi nắng nóng mà bị, nó không xảy ra vào mùa đông hay trong nhà. Mặt có phần đỏ nhưng không phải ai cũng đỏ hoặc chỉ đỏ ban đầu chứ về sau tái (do mất khí dương). Thấy khát nước, khô miệng, tiểu vàng, tiểu nóng rát (dấu hiệu của mất âm). Còn sau đó cũng có thể thêm các hiện tượng giống hệt như cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy,.. do bên trong phần dương cũng bị hư (do tà khí vào) y như là cảm lạnh.
Đối với cảm lạnh, thì nguyên tắc là chỉ cần phát hãn giải biểu nghĩa là làm ly tán tà khí hay khí lạnh bên trong là được. Thường thì mới bị nó chưa vào sâu trong lục phủ ngũ tạng (thận phổi..) mà chỉ ở biểu (tạm hiểu là ngoài da). Một số trường hợp bị ngứa hay bị dị ứng là do tà khí đang nhiễm ngoài biểu. Thế nên đôi khi chỉ cần đánh cảm, xông là hết dị ứng mề đay.
Thông thường chữa cảm lạnh thì có đánh gừng, xông, uống các bài phát hãn là ổn, thêm các thức bổ khí nữa thì càng tốt. Với cảm lạnh có thể dùng các bài thuốc nam có tía tô, kinh giới, mộc thông... đều là các thức giải biểu nhưng không có tính bồi bổ khí huyết. Bên thực dưỡng có thể dùng bài chà bancha vừa có tính giải biểu vừa có tính bồi bổ khí huyết.
Đối với cảm nắng thì vì phần âm đang bị mất (do dương bên ngoài mạnh) thế nên người ta không đánh gừng hay xông vì như thế càng làm mất âm. Mà người ta phải dùng thứ mát để đẩy tà khí kiểu như bạc hà, mù tạt để không phạm phần âm. Dân gian có cách là dùng lá trầu không nhúng dầu hỏa để đánh cảm vì trầu không và dầu hỏa có tính mát, lạnh. Nếu không có dầu hỏa thì dùng mỗi lá trầu không cũng tốt. Sau đó thì cũng phải bù phần dương bên trong, dùng các thứ phát hãn bổ khí để trục xuất tà khí đã nhập vào bên trong ra. Trong trường hợp này có lẽ nên dùng bài có cát căn (sắn dây) bởi cát căn vừa có tính phát hãn vừa có tính mát mà bổ khí huyết. Bài chè bancha rất hợp trong trường hợp chữa cảm nắng này.
Đọc mấy cuốn sách mà cũng chưa thấy có bài nào phân ra chữa cảm nắng với cảm lạnh và cũng không thấy có phương thang nào chữa cảm nắng. Toàn chỉ thấy chữa cảm lạnh. Có lẽ nền đông y của ta sao chép của phương bắc quá nhiều, bên đó thì lại chủ yếu thương hàn với cảm lạnh chứ không có cảm nắng.
Qua đây chúng ta cũng có thể thấy rằng tại sao ở xứ nóng hay miền nam thường họ có xu hướng ăn đồ mát, đồ âm như rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, hoa quả là bởi vì họ bù âm do dương (nóng) bên ngoài quá mạnh mà làm hư hao âm. Và chúng ta cũng không nên ở trong điều kiện nắng nóng quá vì cũng làm tổn hại âm. Người ăn đồ nóng, đồ dương quá cũng làm hư hao âm sinh ra hiện tượng gọi là cô dương – gầy như cái cây trơ thân gỗ, không có độ mỡ màng.
Cảm nói chung là trạng thái mới bị nhiễm tà khí là thứ bệnh thường gặp, chúng ta thường gọi là bệnh sơ sơ và coi thường. Nhưng nó lại là khởi đầu của mọi bệnh tật bởi nó làm hưu hao khí huyết. Từ đó sinh ra tắc nghẽn ứ trệ và suy yếu của lục phủ ngũ tạng. Nhận biết cảm và xử lý cảm vô cùng quan trọng. Nó quan trọng hơn cả việc chữa các bệnh nan y. Đó là cách chữa bênh khi chưa hình thành bệnh. Bị cảm mà không chữa, để cảm nhiễm sâu vào trong thì tai hại khôn lường.