BÍ MẬT VỀ UNG THƯ P5 - KẺ THÙ SỐ 1
BÍ MẬT VỀ UNG THƯ P5 - KẺ THÙ SỐ 1
Bấy lâu nay, báo chí truyền thông và các Health Coach đều nói rằng thịt đỏ, đường là kẻ số 1 gây ra ung thư, tiểu đường. Cũng nhiều công trình nghiên cứu và cả giải Nobel cũng chỉ ra thịt đỏ, đường là nguồn cơn tạo nên môi trường axit là môi trường cho tế bào ung thư phát triển. Thế nên mới có các phương pháp kiềm hoá máu bằng nước kiềm tính, backingsoda hay bỏ đói tế bào ung thư. Cũng có những thành công chứ không phải không. Tưởng như thế giới đã “A đây rồi” con đường chữa lành ung thư nhưng đột nhiên xuất hiện một phương pháp chữa tiểu đường, ung thư đi ngược lại tất cả cái được cho là tối ưu nhất mà lại cũng có kết quả đó là uống nước đường và ăn thịt bò. Quả thật không thể tưởng tượng nổi. Nó đã phủ định lại toàn bộ những gì mà giới chữa lành tự nhiên đang cho là đúng. Nếu trước kia pp kiềm hoá cơ thể hay bỏ đói tế bào ung thư như một phát kiến vĩ đại thì nay pp “làm sống dậy” tế bào đã bị ung thư bằng đường & thịt bò cũng vĩ đại không kém. Điều đó có nghĩa kiềm - axit vẫn không phải là cốt lõi của vấn đề. Thế là một mớ bòng bong không biết đâu mà chui ra nữa khi mà cả 2 đều có lý và có kết quả.
Bên KCYD cho rằng tế bào ung thư là do tế bào thiếu đường hay bệnh tiểu đường, huyết áp thấp là do máu thiếu đường. Cá nhân tôi cũng rất đồng ý với quan điểm này. Đường là một thành phần quan trọng của tế bào hay máu, nó làm nên sức khỏe của tế bào hay máu. Thiếu đường là một biểu hiện cho thấy tế bào hay máu không được khỏe. Khi uống đường vào người ta thấy đường trong máu tăng lên, huyết áp đỡ tụt người khỏe hơn và từ đó cho rằng đường là cứu cánh. Đúng quá rồi! Kinh nghiệm cho thấy hễ ai tụt huyết áp thì ăn cái kẹo để cấp cứu đã. Và trong đông y, đường hay mật mía hay mật ong vẫn được dùng để tẩm bổ. Và tôi cũng hoàn toàn đồng ý rằng không nên kỳ thị đường, có thể dùng nó để chữa chính tiểu đường. Vấn đề là loại nào, bao nhiêu và dùng như nào.
Nhưng các bạn cũng sẽ thấy đến lúc ăn kẹo, uống nước đường cũng chả ăn thua đâu. Bởi sức khỏe của tế bào hay máu không phải quyết định bởi đường. Đường trong máu hay tế bào (nếu có) thì nó cũng không phải loại đường mà người ta ăn vào. Ngay cả khi người ta có làm ra loại đường giống hệt loại đường trong máu đi chăng nữa thì nó cũng không thể bù đắp hay thay thế.
Báo chí đã nhiều lần lên tiếng về việc lạm dụng tiếp đạm tiếp nước khi cơ thể suy nhược. Có nhiều ca suýt ra đi vì đã yếu lại đi tiếp đạm. Mà một điều chắc chắn rằng những người đó dù có vẻ khỏe hơn chút sau khi tiếp rồi đâu lại về đấy sau một thời gian. Bởi đường, đạm bên ngoài so với trong cơ thể sẽ thiếu một phần quan trọng là sinh khí. Thế nên có ăn, có tiếp trực tiếp vào máu thì sinh khí của cơ thể cũng không được cải thiện. Nó chỉ nên được coi là hỗ trợ đầu vào để giúp cơ thể tổng hợp. Nếu việc chỉ tiếp mà giúp cải thiện được thực sự thì cái bọn thiếu máu (mà đông y gọi là khí huyết hư) cứ đi truyền máu là khỏe nhưng không thể làm như thế được.
Trong phương pháp của bên KCYD, mỗi khi tập sẽ uống cả cốc nước đường. Khi tập thấy nóng người rất nhanh và khí chạy ầm ầm. Và quả thật huyết áp có cải thiện, sức khỏe có lên, bệnh có hết. Đường là một thứ cho năng lượng rất nhanh và trực tiếp nên rất nhanh thấy nóng người và khỏe. Và người ta tưởng đường mới là thứ đem lại kết quả. Vì không uống đường thì không thấy nóng gì cả. Một số người thấy thế và cũng có phần mong muốn có cảm giác nóng, khí chạy nên coi đường như là thứ không thể thiếu. Quả thật đường như xăng, không có nó thì chiếc xe không thể phi nổi. Một số người nghe bài giảng của thầy Ngọc cũng rất dễ lầm tưởng rằng kết quả nằm ở đường, vấn đề là do đường, cho rằng huyết áp thấp là do máu thiếu đường. Một số đứa nửa vời hoặc lười, uống mỗi đường mà không tập để mong cải thiện huyết áp thấp là điều không bao giờ đạt được. Với PP này, đường chỉ là thứ phụ, quan trọng hơn là các bài tập để giúp chuyển hoá đường chứ không phải đường. Thậm chí đường vô cùng nguy hiểm nếu nó không được chuyển hoá. Người ta nói về hiểm của đường cũng không sai chút nào đâu nên nếu có áp dụng thì áp dụng cho đúng bài và đừng lạm dụng. Thực ra với cường độ tập như vậy thì đường hay không đường cũng không quan trọng. Quan trọng là có tập hay không.
Đường hay đạm hay các chất bổ khác chỉ là một nguyên liệu đầu vào để cơ thể tổng hợp chuyển hóa thành thứ mà cơ thể cần. Quá trình tổng hợp chuyển hoá này lại phụ thuộc vào khả năng của cơ thể. Mà khả năng này có sự góp mặt của một thứ gọi là nhiệt hay “lửa” như là một chất xúc tác. Như vậy, để đường bên ngoài, kể cả glucozo (đường giống với đường trong máu) trở thành thành phần của máu hay tế bào thì nó phải được chuyển hoá.
Trong cơ thể có rất nhiều phản ứng hữu cơ phức tạp và phi logic với hóa học mà giới khoa học không giải thích được nhưng trong sách Oshawa có giải thích.
K (39) + H (1) = Ca (40)
Để các phản ứng hữu cơ xảy ra thì điều kiện tiên quyết đó chính là nhiệt. Làm thế nào mà con bò chỉ ăn cỏ mà sữa bò thì vô cùng giàu canxi hay con gà có thể đẻ ra quả trứng với hàm lượng canxi gấp cả trăm lần lượng canxi mà nó ăn. Đến nay khoa học cũng không thể giải thích nổi. Hai loại động vật này có một đặc điểm chung là dạ dày rất khoẻ để co bóp (sinh nhiệt) và với hệ thống enzym đặc biệt để cho phản ứng tổng hợp xảy ra. Nói một cách vô hình dạ dày chúng có một sức “lửa” khủng như lò bát quát để “luyện đan” - chuyển hoá thức ăn.
Trong dân gian có lưu truyền về một loại ngọc đen được tìm thấy trong dạ dày trâu bò vô cùng quí. Nó thực sự là viên linh đan được tôi trong lò bát quái với ngọn lửa “tam muội”
Trở lại vấn đề, nếu được chuyển hoá thì đường, đạm chính là nhiên liệu để sinh ra khí huyết và chữa lành bệnh tật. Trong đó đường là loại nhanh được chuyển hóa giải phóng nên nhanh thấy kết quả. Nhưng tính chất nhanh cũng là một tính độc. (Có dịp sẽ nói sau). Chất bổ mà không được chuyển hoá thì cũng thành độc. Sơn hào hải vị dù hữu cơ cũng thế cả thôi. Bạn thử ăn nhiều thịt, nhiều hải sản xem. Mỗi thứ sẽ có kiểu bổ riêng và kèm theo đó là độc riêng nếu không được chuyển hóa hết. Đường thì làm ly tâm trương nở (âm). Đạm, muối thì làm đông kết tắc nghẽn (dương). Đến đây tôi lại muốn nói tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của thực dưỡng và trào lưu chữa lành tự nhiên rằng đường rất độc.
Nói vậy không có nghĩa ăn rau quả nhiều thì sẽ không sao. Nhiều người ăn chay rất nhiều bệnh. Điển hình là thiếu máu, huyết áp thấp, đau xương khớp. Bởi rau củ cũng rất lạnh. Nếu bụng không đủ nhiệt để tiêu hoá thì cũng không thể sinh khí huyết. Lâu ngày dẫn đến khí huyết hư. Người nào bụng dạ yếu lạnh thì càng ăn chay càng yếu. Tóm lại chay hay mặn cũng không phải vấn đề mà vấn đề là bụng có đủ “lửa” để chuyển hoá hay không.
Cả đoạn dông dài cũng chỉ để muốn nói với các bạn một điều đó là TẬP - VẬN ĐỘNG - SỨC “LỬA”. Tất cả bắt nguồn từ từ sức lửa, giống như một cái lò nấu thức ăn cần phải có lửa nếu không mọi thứ sẽ thối rữa. Sức lửa này ở mỗi người sẽ khác nhau. Người nào mạnh thì khỏe người nào yếu thì sức khỏe yếu. Người khỏe là người có đủ “lửa”. Người khỏe thì chay mặn gì cũng vẫn khỏe mà người yếu thì ăn gì cũng vẫn yếu. Như vậy có thể nói sức chuyển hoá tổng hợp của cơ thể phụ thuộc vào sức “lửa”.
“Lửa” hay sức nóng này đến từ đâu. ?
Tuy rằng sức lửa mỗi người một khác ngay từ khi sinh ra do bố mẹ quyết định. Nhưng với cái mà bố mẹ đã di truyền cho thì mỗi người có thể khắc phục được. Trước hết nó đến tự sự vận động của cơ thể. Sự vận động này sinh ra nhiệt, làm dương hoá (nóng) cơ thể. Nhờ nhiệt này mà quá trình chuyển hoá, trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, nhờ đó mà khí huyết được sinh ra. Mỗi khi chúng ta vận động nhiều, về sẽ thấy ăn khỏe hơn nhất là khi đi cuốc đất về. Sức lửa này không có gì thay thế được. Bạn không thể ăn thức ăn dễ tiêu ấm nóng để thay thế cho sự vận động sinh nhiệt này được.
Cùng chế độ ăn, cùng chế độ tập như nhau nhưng sẽ có người yếu khỏe khác nhau. Bởi sức “lửa” này không chỉ do chúng ta ăn uống tập luyện quyết định mà còn do bố mẹ di truyền sang mà người ta gọi là tiên thiên khí. Tiên thiên khí là cái không thể có được do tập luyện ăn uống sau này, là cái đã được bố mẹ bạn an bài. Mọi sự cố gắng sau này cũng chỉ có giới hạn nếu ngay từ ban đầu sinh ra bạn đã yếu. Thế nên một người mẹ ốm yếu bệnh tật theo cả nghĩa sinh khí lẫn cách sống (chăm sóc sức khỏe) thì đương nhiên con sẽ ốm yếu. Đây là thiệt thòi lớn cho các con ngay từ khi sinh ra. Bố mẹ khỏe thì con cái đúng là được hưởng phúc. Sức “lửa” mà bố mẹ cho bạn có thể bị mai một đi do qua trình sống của bạn và bạn sẽ lại di truyền sang con cái bạn một sức “lửa” mới.
Vậy người yếu thì cần phải làm gì?
Tất nhiên về phần tiên thiên khí không thể thay đổi. Nói không thể thay đổi k có nghĩa là không cải thiện hay khắc phục được, chỉ là có sự hạn chế nhất định. Cái đứa bố mẹ nó khỏe thì nó đương nhiên khỏe hơn mình dù mình có ăn uống tập luyện cỡ mấy. Dù sinh ra yếu hay khỏe thì chúng ta cũng chỉ có như vậy mà thôi và ai trong chúng ta cũng phải làm cái việc cần làm. Nếu không sức lửa sẽ mai một thêm đi do cách sống sai đến khi không đủ dùng cho chính chúng ta chứ chưa nói di truyền cho con cháu.
Người yếu không phải tìm cách ăn cái j để cho khỏe mà phải tính đến tập hay vận động. Ăn gì cũng cần tính nhưng tập luyện vận động mang yếu tố quyết định hơn. Vì tập mới sinh ra nhiệt và giúp chuyển hoá được thức ăn. Bạn hãy nhớ điều này
CÁI GÌ CHUYỂN HOÁ ĐƯỢC THÌ LÀ BỔ
CÁI GÌ KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN HOÁ THÌ LÀ ĐỘC
Lâu nay, người ta vẫn nhầm lẫn giữa độc và bổ. Độc và bổ không nằm ở tại thức vật đó mà ở cách dùng. Người ta vẫn có thể lấy độc làm bổ và bổ cũng có thể hóa độc.
Lấy 1 vd điển hình dễ hiểu như này. Trừng gà rất bổ, ăn nhiều rất độc. Trước kia người ta bảo ăn tối đa tuần 3-4 quả trứng thôi, nhưng ngày nay người ta lại chứng minh ngày ăn 3-4 quả trứng không có vấn đề gì và có thể ăn cả tuần. Tôi nói với các bạn chứ bọn nó nói thế nào kệ mẹ bọn nó. Bạn ăn bạn bệnh chứ không phải bọn nó ăn đâu mà nghe. Trứng gà cực dương và cực bồ. Vì thế cơ thể không thể nào tiêu hóa được đâu, và nặng nề nhất là đối với gan. Đứa nào ăn lắm trứng coi chừng hỏng gan. Độc dưới trứng là thịt đỏ
Nói vậy không có nghĩa là không dùng trứng dùng thịt được. Chúng ta vẫn thấy các bài tẩm bổ dùng trứng nhưng các bạn biết họ dùng thế nào không? Họ phải kết hợp để có thể phân rã năng lượng dương của trứng và làm cho trứng dễ tiêu, nghĩa là bớt độc, độc bớt bao nhiêu thì chuyển thành bổ bấy nhiêu và ngược lại bổ không tiêu hóa được bao nhiêu thì hóa độc bấy nhiêu. Người ta có thể đánh trứng với sữa vì sữa âm, người ta có thể ngâm trứng với mật ong vì mật ong rất âm (ly tâm mạnh), người ta hấp trứng với nghệ (bài bác Hùng Y phổ biến), người ta chấm trứng với gừng muối (bài bên KCYĐ). Đấy, âm dương nó là như vậy đấy. Việc nấu ăn cân bằng âm dương là để thức ăn được chuyển hoá hết giống như xăng trong động cơ cần được đốt hết để k sinh ra khói bụi. Nhưng nếu ăn uống không được cân bằng thì sao. Có phải lúc nào cũng có thể ăn được như thế đâu.
Và có điều đặc biệt, chính sự vận động, sự sinh nhiệt hay nhiệt lượng là yếu tố để cân bằng, chuyển hóa tất cả những thứ mất cân bằng mà bạn cho vào cơ thể. Dù ăn uống có lệnh, có sai thì tập luyện sẽ kéo lại. Dù ăn uống có âm thì tập luyện sẽ làm dương lại. Đó là tầm quan trọng của tập luyện hay vận động. Vận động chính là yếu tố để tiêu hoá biến đổi mọi thứ.
Ung thư hay tiểu đường hay huyết áp không phải do tế bào hay máu thiếu hay đủ đường. Đường chỉ là một chỉ số biểu hiện sức khỏe. Tế bào, máu có khỏe hay không là sinh khí hay khí huyết có đủ hay không.
Ngày nay con người ta bệnh chủ yếu là do lười. Mà lười ở đây là ít vận động. Bởi không vận động ~ đứng im ~ không sinh nhiệt hay chuyển hóa ~ lạnh ~ tắc nghẽn ~ sự chết. Ngay cả khi bạn có ăn sơn hào hải vị hữu cơ mà chỉ nằm lì trên giường thì sớm muộn cũng sẽ bệnh. Trong cuốn Dưỡng sinh kinh lạc cũng chỉ ra rằng ngày nay người ta bệnh là do lười. Khi vận động thì nhiệt được sinh ra, nhiệt chính là chuyển hoá, chính là lưu thông, chính là thải độc, chính là sự sống.
Không chỉ lười mà còn do thói quen hưởng lạc. Hơi nóng tí là điều hoà, hơi lạnh tý là máy sưởi, hơi chảy tí mồ hôi là khó chịu, hơi vận động tý là mệt, cơ thể không có một cơ hội nào để thải độc, để luyện tập khả năng đề kháng. Chỉ có ăn là ăn bao nhiêu cũng được. Ăn nấy được, ăn không thể dừng, ăn không biết đủ. Và thậm chí cho rằng ăn nhiều mới là tốt. Nhất là các bà bầu, bà mẹ nuôi con. Ít ai biết rằng ăn nhiều là độc. Lúc bầu lúc đẻ là lúc cơ thể suy yếu người ta lại tống thật nhiều chất đạm chất bổ. Đó là tham nhưng tham mà nào có có được. Lẽ ra là một cơ hội để đổi máu thì lại là cơ hội để yếu bệnh.
Có những người hưởng lạc là ăn, là nằm, là trai gái. Cũng có người là chạy bộ, là thể thao, là làm vườn thì cái chuyện nóng, chuyện mệt, chuyện mồ hôi không phải là vấn đề với họ. Chung qui cũng từ nhận thức mà ra.
Thế nên để khoẻ mạnh, tất nhiên là không chỉ có ăn, tất nhiên là không chỉ có thuốc mà rất cần phải tập luyện. Tập còn quan trọng hơn cả ăn và thuốc. Bạn không cần phải tập môn gì quá cao siêu phức tạp. Đi bộ, chạy bộ, bò, yoga, khí công, vẩy tay... Ngày nay, lên YouTube vô vàn môn chúng ta có thể tập theo mà an toàn. Phổ biến là các bài của thầy Thuận Nghĩa, Đỗ Đức Ngọc, Lương Y Núi Xanh hoặc vẩy tay dịch cân kinh.
Kẻ thù lớn nhất của sức khỏe là LƯỜI BIẾNG. Hãy tập đi rồi các bạn sẽ thấy khác.