BÍ MẬT VỀ NHAI
Người nắm bắt được BÍ MẬT này là người hiểu được NĂNG LƯỢNG TIỀM ẨN và CÁC CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG.
Bài cần đọc trước.
NĂNG LƯỢNG TIỀM ẨN: https://www.facebook.com/bimatthucduong/posts/1091883844279152
CÁC CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG: https://www.facebook.com/bimatthucduong/posts/1074012916066245
ĐÃ CÓ QUÁ NHIỀU NGƯỜI NÓI VỀ NHAI
Người ví nhai như kinh Phật có thể giúp người ăn giác ngộ, thoát khỏi sinh tử luân hồi. Có lẽ vì điều này nên người ta đã tôn thờ bò như Phật ở đâu đó. Và tương lai biết đâu có thể sẽ có NHÀ TÙ NHAI dành cho các tôi phạm muốn thoát khổ, ĐẠO NHAI dành cho người sùng nhai. Nhưng đầu ra không biết sẽ thành Phật hay thành BÒ.
Người thì cho rằng nhai kỹ (vài trăm lần) là cực đoan, là sự tra tấn đối với cơ thể. Nên họ cho rằng hãy nghiền nhỏ để đỡ phải nhai.
TẤT CẢ ĐỀU CÓ LÝ
Giống như việc người ta thấy mặt trăng, mặt trời bị che khuất thì hò nhau mang thúng, mẹt ra gõ để xua đuổi quĩ dữ nhả mặt trăng, mặt trời ra. Cũng giống như ăn uống, có lẽ chúng ta nên đi tìm sự tích GẤU ĂN TRĂNG để không bị
Yêu nhau lại giết nhau
Bằng những thứ bổ béo
Ăn nào có biết đâu
Nghe thiên hạ kháo thế
Chỉ có loài vật là ăn theo bản năng của nó. Bò thì nhai kỹ, nhai đi nhai lại. Hổ, cá sấu, thằn lằn khỏi cần nhai. Có loài thì ruột dài như thỏ, có loài thì thẳng như ruột ngựa mà lại đều ăn cỏ.
Ai hiểu được năng lượng tiềm ẩn của vật chất ra sao và cách chuyển hóa năng lượng thì sẽ hiểu được điều này.
Nói chung, thì các loài động vật ăn cỏ cỏ có bộ máy tiêu hóa đồ xộ hơn loài ăn thịt vì năng lượng của thực vật thì tiềm ẩn và sâu hơn năng lượng của thịt, có nghĩa là khó chuyển hóa hơn, khó dùng hơi, khó lôi ra hơn. Có vẻ chúng ta thấy như thỏ có bộ ruột dài hơn bỏ hay ngựa thì có nghĩa là thỏ tiêu hóa kinh khủng hơn. Không, bộ máy tiêu hóa không chỉ có ruột mà còn dạ dày và các tuyến dịch vị. Thỏ, ngựa thì có dạ dày đơn nên cần có ruột dài, còn trâu bò thì có dạ dày nhiều ngăn. Quá trình tiêu hóa không chỉ có nhai mà còn có quá trình co bóp, tiêu hóa ở dạ dày, ruột và sự góp mặt của các enzym. Chính vì thế hãy nhìn một cách tổng thể cả quá trình. Có những loài không nhai như rắn, trăn, cá sấu thì chúng có dạ dày rất khỏe và tuyến dịch vị đặc biệt để chuyển hóa thức ăn. Có những loài ăn cỏ thì cần có bộ máy khủng để thay cho việc nhai.
Đối với con người, không có bộ máy khủng như vậy nên cần phải nhai. Nhai là một quá trình bẻ gãy các liên kết của vật chất, quá trình lôi năng lượng ra ngoài bằng cơ học (nghiền nát) bằng nhiệt, bằng enzym (nước bọt). Và đúng là NHAI KỸ NO LÂU, là bởi vì sẽ hấp thu được nhiều năng lượng hơn. Quá trình nhai cũng là quá trình âm dương hóa thức ăn, đưa thức ăn về trạng thái cân bằng với cơ thể. Thức dương thì âm hóa, còn thức âm thì dương hóa, thức axit thì được kiềm hóa, thức ăn lạnh hàn thì sẽ ấm lại nhờ nhai (cơ học + nhiệt + enzym + thời gian). Thế nên, nhai vô cùng quan trọng, không chỉ là hấp thu năng lượng mà còn cân bằng âm dương.
Có một điều mà tôi nghĩ rằng khoa học hơi nhầm lẫn hoặc hơi nông cạn là cho rằng thịt thì nhiều năng lượng hơn thực vật. Chỉ có thể nói thịt thì dễ tiêu hơn thực vật vì năng lượng của thịt ở mức nông, bên ngoài. Còn năng lượng của thực vật thì chìm sâu nên khó tiêu, khó hấp thu nhưng lại rất tiềm ẩn, rất lớn. Bằng chứng là các loài ăn thực vật cũng to khỏe và nhanh nhẹn. Trong bảng các tầng mức năng lượng thì thế giới vô cơ (nguyên tử) sinh ra thế giới thảo mộc rồi sinh ra thế giới động vật. Thế nên, nếu biết cách khai thác thì năng lượng của thực vật cao hơn động vật, năng lượng của hạt nhân nguyên tử cao hơn thực vật. Virus là loại có mức năng lượng trên động vật, trên cả thực vật, nằm ở lằn gianh giới giữa thực vật và vô cơ. Thế nên, để tiêu diệt được virus cần một năng lượng rất cao. Thông thường những người tập các môn năng lượng trường sinh học sẽ ít bị mắc bệnh do vi khuẩn, virus hơn rất nhiều người thường. Tuy nhiên, không có nghĩa là ăn chay sẽ nhiều năng lượng hơn ăn thịt, còn phụ thuộc vào mức độ chuyển hóa và khai thác năng lượng của bạn, một phần trong đó là cách nhai.
Bạn càng nhai lâu, giống như việc bạn ninh một món ăn thật lâu, năng lượng tiềm ẩn càng được lôi ra ngoài. Thế nên, người ăn ít vẫn có thể no lâu còn người ăn nhiều thì chỉ tổ mệt (nếu không nhai kỹ), tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào thức ăn của bạn là dạng nào, dạng năng lượng vật chất (calo) hay dạng năng lượng khí (trường sinh).
Vậy thì việc nghiền nát (cơ học) giống như gạo xay thành bột rồi nấu thành cháo, thì có thay thế được nhai không? Cá nhân tôi trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG. Cho dù cơm có nghiền nát rồi trộn cả ezym (nước bọt) vào thì cũng không thể thay thế được việc nhai.
Khi ăn cơm gạo lứt, gạo xát dối, bạn nhai kỹ sẽ cảm thấy sức lửa trong miệng vì năng lượng được giải phóng ra.
Thế nên, nếu rơi vào một trường hợp nào đó chả có gì để ăn, bạn có thể ăn lá cây giống như tinh tinh hoặc chả có lửa để nấu thì bạn có thể ăn sống giống như tất cả các loài. CHỈ CẦN BẠN NHAI THẬT KỸ.
Các bài viết về dưỡng sinh được tập hợp tạihttps://www.facebook.com/bimatthucduong