BẮP CẢI MUỐI
BẮP CẢI & BẮP CẢI MUỐI
Nhiều người thấy tôi viết rất mâu thuẫn, nay viết thế này mai viết thế khác. Hôm trước vừa nói không nên ăn thực phẩm lên men nay lại viết món dưa muối. Khi hiểu nguyên lý thì bạn sẽ tự do.
Thức muối được sử dụng từ xa xưa và có lẽ nước nào cũng có. Không thể nói nó không tốt được. Cái không tốt là chúng ta dùng sai mục đích.
Các món muối chua dùng để ăn kèm trong bữa ăn, tạo cảm giác ngon miệng, giúp kích thích tiết nước bọt, tiêu hoá tốt hơn, đặc biệt hợp với món khó tiêu. Cái khó tiêu ở thức ăn thường ở 2 dạng. Hoặc là món bền vững, chất bổ nhiều như thịt mỡ, bánh trưng mà bụng dạ phải vận công rất nhiều mới tiêu được. … hoặc là món quá âm (trương nở, ly tâm). Cả 2 đều làm bụng dạ chúng ta đơ.
Các món chua cay là món ly tâm, nó giống như một chất làm tan rã thức ăn khó tiêu. Ở một lượng vừa phải nó sẽ rất tốt. Cái bắp muối chua là 1 dạng như vậy.
Trong các loại rau ăn lá thì cải bắp thuộc dạng dương hơn. Nó và rau xà lách có xu hướng gom lại, cuộn tròn lại, càng lạnh càng cuộn lại. Ngoài ra, cải bắp còn có vị cay nên hoạt khí lý khí. Như vậy có thẻ thấy nó có 3 tính chất là
- Dương (gom, cuộn)
- Mát, lạnh
- Cay, hoạt khí
Theo tôi, cái bắp là một loại rau hay, đáng ăn. Ít loại rau có 3 tính chất trên. Đa phần rau đều có tính âm, lạnh, trệ khí. Các loại cải khác, cải màu xanh nhất là xanh đậm sẽ càng lạnh hơn, ngoài ra các lá có tính xoè, vươn nên âm hơn.
Cải bắp rất đa dụng, luộc, nấu, cuốn thịt, muối dưa, thậm chí ăn sống, ép nước. Nếu luộc hay ép nước cần thêm gừng. Người ta dùng cải bắp chữa rất nhiều bệnh nhất là bệnh sưng viêm u kết. Nhưng cái này sẽ viết ở bài khác. Hôm nay gthieu các bạn món dưa muối.
Món này dùng trong bữa ăn, ăn với thịt nướng, thịt bò khô, xúc xích, lạp xưởng, thịt muối rất hợp.
Nói chung cách muối thì cũng như mọi người. Mình chỉ có cái khác trong cách làm đồ muối ở 3 điểm
- không dùng đường
- Hạn chế cho nước
- Dùng thêm mơ muối
Mọi người dùng đường để lên men nhưng đường có tính âm nên cách nên men này tạo ra dạng men âm. Ăn dễ kiểu chua miệng kiểu ăn đường, dễ đầy bụng hơn. Thay vào đó mình dùng nước mơ muối (hoặc quả mơ muối) và dấm táo (hoặc dấm gạo). Mặc dù dấm cũng là kết quả của việc lên men từ đường nhưng vì lên men xong rồi nên nó vẫn khác so với dùng đường lên men từ đầu.
Mục đích muối chua là để tạo ra thức âm giúp tiêu hoá tốt hơn. Vậy tsao vẫn cứ phải cố dùng đồ dương? Lý do là vì thường thức âm cũng kèm theo cái hạn chế, mình khắc phục cái hạn chế đó. Làm cho đồ âm không quá âm và khắc phục nhược điểm của đồ âm sẽ tốt hơn. Thêm mơ muối cũng là để dưỡng ruột.
CÁCH LÀM
Cách thức tôi làm là trộn rau với dấm và mơ muối và thêm ít muối hạt, trộn đều và ép rau xuống. Sau cỡ mỗi 1h thì đảo lại. Sau 3h gì đó bạn sẽ cho vào âu hay lọ nén lại thì rau cũng ra gần đủ nước. Dấm và mơ muối và muối cthe làm rau đã chín và có thể ăn sau 2h. Sau khi lấy ăn hết 1 phần, chỗ còn lại nén vào lọ hoặc âu là cũng đủ nước ngập nên tôi không cho thêm nước. Tôi để 24h không cần ngập nước mà vẫn thơm ngon nên kinh nghiệm của tôi là ko cần nước. Nếu bạn cẩn thận thì có thể thêm ít nước sôi nguội sao cho ngập vừa đủ sẽ an toàn hơn. Nên cho lọ sâu, miệng bé để dễ ngập nước hơn.
CÔNG THỨC
Cơ bản thì cần bắp cải, rau răm. Thêm tỏi, gừng cho ấm sẽ tốt hơn, thêm carot cho nhiều vị và màu ấm. Có thể thêm ít cải bắp tím cho đẹp mắt. Các bạn có thể theo tỷ lệ này.
* 400 gram bắp cải thái sợi
* 200 gram cà rốt thái sợi
* 1 mớ rau răm
* 5 tép tỏi thái lát
* 1 đốt ngón tay gừng thái sợi
* 40 gram muối
* 2 thìa cơm nước mơ hoặc 1 quả mơ
* 2 thìa dấm