BÁ VƯƠNG BÀI ĐỘC 3 - THẾ NÀO LÀ ĐỘC
BÁ VƯƠNG BÀI ĐỘC 3 - THẾ NÀO LÀ ĐỘC
Sự thoái hóa về môi trường và con người, khiến người ta tìm mọi thức ăn đồ uống organic nhất để để sống sót. Dù được mệnh danh là con rồng cháu tiên, có hệ tiêu hóa khỏe nhất hành tinh, cái gì cũng chén thì giờ đây cũng không chịu nổi nữa. Cách nhanh nhất có lẽ là trở về quá khứ cùng Chúa và Trạng.
Chúa ngồi trầm ngâm trên chiếc trường kỷ trạm khắc long phượng hít hít thở thở mà ngâm nga
Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải thở ra hít vào...
Đúng lúc Trạng đi qua liền họa câu vu vơ
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải ăn vào thải ra
Chúa nghe thấy nhưng dường như chưa đếm xỉa gì nên vẫn ngâm nga
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra
Và Trạng lại tiếp tục họa thêm
Trăm năm trong cõi người nào
Mấy ai đã biết ăn vào thải ra
Chúa nghe thấy, giận tím mặt, quát lớn bảo: “Người chờn ren rồi phải không? Ý ngươi là ta thuộc loại không biết ăn, cũng chả biết ỉa đái?”
Thấy Chúa thét lớn như vậy, Trạng vội đáp: “Ấy chết, thần đâu dám có ý nói Chúa vậy. Ăn ỉa là cái bản năng, làm sao mà không biết được! Cứ lớn lên là hươu tự biết đường mà chạy, cần gì phải dạy. Nhưng mà có một vấn đề ta cũng suy nghĩ mãi đó là ĐỘC. Xét cho cùng, thì thứ vào cơ thể cũng chỉ có không khí và thức ăn. Không khí thì không thể thay đổi được rồi, ngàn năm vẫn vậy. Còn thức ăn, ta cũng không biết hàng ngày ta đưa cái gì vào bụng nữa. Không biết là có độc hay không?”
Thấy Chúa có vẻ ậm ừ đồng ý, Trạng bèn nói tiếp: “Nếu Chúa ăn mà không biết là ăn cái gì, cái gì tác động như thế nào đến cơ thể thì quả là cần phải xem lại đó. Độc không phải là thứ gì đó chết người giống như chất độc mà hàng ngày phải có người kiểm tra bữa ăn cho Chúa. Độc trong dưỡng sinh là thứ rất vô hình, biến hóa chứ không phải thứ vật chất rõ ràng như kiểu đất hay sạn hay bẩn.”
Nghe tới đây, Chúa thấy thắc mắc bèn hỏi: “Ủa, lại còn thế nữa sao! Vậy làm sao để biết là độc hay không độc?”
Thấy Chúa thắc mắc như vậy, Trạng kia đáp lại có vẻ kiến thức thâm sâu: “Không có khái niệm thức độc hay thức không độc.”
Quá ngạc nhiên với kiến thức Trạng nói, Chúa bèn đáp: “Lại còn thế nữa sao? Vậy độc là từ đâu. Tự nó hóa thành hay sao?”
- Gần như vậy. Thế Chúa đã nghe lấy độc trị độc chưa?
- Tất nhiên ai chả biết câu đó nhưng ta cũng chả hiểu.
- Thực ra không có thứ gì là độc hay không độc cả, tùy hoàn cảnh mà nó là độc hay không độc. Cũng như vậy, không có chất nào là bổ hay không bổ cả, tùy hoàn cảnh mà nó là bổ hay độc.
- Thôi thôi, mơ hồ khó nắm bắt quá, cứ như Tiểu Long Nữ múa võ vậy. Ngươi nói cái gì nó rõ ràng dễ hình dung ấy.
- Vậy theo Chúa, thứ gì mà chúa cho là bổ ?
Đụng trúng vấn đề đang quan tâm, Chúa hào hứng đáp: “Thịt bò, trứng... vì ta thấy dân thể hình hay ăn để tăng cơ. Nhiều bài chia sẻ trên mạng cũng dùng thịt bò và trứng để bổ máu, chữa thiếu máu.”
Như được trúng mánh, Trạng kia mau miệng hỏi: “Nếu ăn nhiều thịt bò, liệu có bị nguy cơ gout không? Ăn nhiều trứng có gây khó tiêu, hại gan không?”
Chúa ngượng ngùng trả lời: “Điều đó thì ta không biết, cũng có thể.”
Thấy Chúa cũng chưa hiểu được độc là gì, nên Trạng bèn giải đáp thắc mắc của Chúa:
Thần sẽ trả lời như sau: “Độc cũng có thể là vật chất như các chất cặn bã lắng đọng trong cơ thể mà không thải ra được hết, tích tụ lâu ngày như mỡ nội tạng, mỡ máu, sỏi mật gan, u polyp.. hoặc cả phi vật chất như hàn khí, nhiệt độc. Có thể định nghĩa khác đơn giản hơn và tổng quát hơn độc là thứ làm cản trở sự lưu thông của khí huyết và làm hư hại khí huyết. Và ngược lại, bổ là cái gì làm lưu thông khí huyết tốt hơn và bồi bồi khí huyết mạnh hơn.”
Từ điều đó mà kết luận được rằng những thứ tích tụ lắng cặn như mỡ nội tạng, sỏi gan mật, mỡ máu, u polyp đều là độc vì nó làm cản trở sự lưu thông của khí huyết. Những hàn khí hay nhiệt độc do bên ngoài nhiễm vào hay do nội tại sinh ra cũng là độc. Hàn khí thì gây ra các tắc nghẽn, u xơ làm cản trở sự lưu thông khí huyết mà vì thế sẽ có những phần không được nuôi dưỡng đầy đủ mà gây ra bệnh. Điển hình nhất là bệnh vai cổ gáy, thoái hóa đốt sống cổ. Nhiệt độc có thể do thức ăn gây ra (các thức ăn chiên rán dầu mỡ nhiều, thức ăn cay nóng, ly tâm...) , do tắc nghẽn bên trong (kiểu nhiễm lạnh rồi phát sốt) mà bị phá ra gây ra mụn nhọt, lở loét và các bệnh da liễu.
Chúa chăm chú nghe giải thích: “Uh, nghe hay đấy! Vậy làm sao để hết độc?”
Trạng đáp: “Để hết độc, trước hết đừng để tạo ra độc.”
Nghe rất thuyết phục, nên Chúa bèn hỏi tiếp: “Uh, ngươi nói nghe lại càng hay! Vậy làm sao để đừng tạo ra độc?”
Trạng tiếp lời: “Ngày xưa, con người ta cũng ăn uống như bây giờ, thức ăn cũng nào là thịt cá ngũ cốc rau củ... nhưng đâu có nhiều độc như bây giờ. Bây giờ độc nhiều đến nỗi ai cũng nghĩ đến thải độc. Là chính bởi vì chúng ta ăn mà không biết đang ăn cái gì. Không biết đang ăn cái gì không phải là không biết đang ăn thịt hay cá hay ngô hay khoai mà là vì chúng ta không ý thức được cái đang ăn tác dụng như nào đến cơ thể hay khí huyết. Vd ăn quá nhiều thịt, trứng, cá thì các chất đạm không chuyển hóa hết sẽ sinh ra các bệnh như gout, mỡ máu và các chứng dương kết trong đó có u bướu.”
Chúa phản biện ngay: “Nói vậy đâu đúng. Ngày xưa con người ăn thịt cá đâu có ít hơn bây giờ. Và những người ăn chay cũng bệnh không kém.”
Trạng vẫn từ tốn giải thích: “Có rất nhiều thứ gây ra bệnh chứ không chỉ có thịt cá trứng. Nhưng tại sao có người cũng ăn vậy mà không sao có người lại bệnh. Là vì khả năng chuyển hóa của mỗi người khác nhau. Người nào có đủ sức chuyển hóa thì thành bổ mà không đủ sức chuyển hóa thì tạo thành rác hay độc trong cơ thể.”
Thấy Chúa không ý kiến gì, Trạng nói tiếp: “Như vậy, ăn như nào để không bị độc không chỉ phụ thuộc vào thức ăn mà còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa của người đó. Chúa biết không, cổ nhân có câu “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nó đúng trong cả trường hợp này. Người yếu thì không thể ăn bổ ăn nhiều được. Nói thế thì không hẳn đúng, nhưng ăn bao nhiêu phải phụ thuộc vào hệ tiêu hóa và sức khỏe của người đó. Sức tiêu hóa lại phụ thuộc vào khả năng vận hóa thức ăn. Để vận hóa tốt hơn, người ta cần vận động, tập luyện nữa, chứ không chỉ phụ thuộc sức khỏe của người đó. Một người khỏe, ăn khỏe mà ngồi chỗ thì trước sau cũng bệnh. Một người yếu, chịu khó tập luyện vận động để tạo “lửa” thì khả năng vận hóa sẽ nâng lên và rồi họ cũng sẽ khá hơn.”
Sau khi được chàng giải thích, Chúa có vẻ đã hiểu ra: “Vậy ta hiểu rằng, ăn uống như nào phụ thuộc sức khỏe và mức vận động của người đó.”
Trạng kia mừng rõ bèn đáp: “Chúa quả là người có khả năng ghi nhớ và tóm tắt. Đó mới là điều kiện cần và đủ. Nếu muốn tốt hơn nữa, chúng ta cần hướng đến thứ hơn ở mức hiện tại, đó là chúng ta cần tập luyện vận động để sự vận hóa tốt hơn nữa. Như thế chúng ta có thể tiêu hóa nhiều hơn và máu huyết được sinh ra nhiều hơn đối với những người yếu. Những người gầy yếu bệnh tật không có cách nào ngoài tập luyện cả. Ngoài ra, vận động cũng là cách để giải độc rất tốt. Nó làm tan đi những tắc nghẽn, phá được các tích tụ bấy lâu nay, khuôn được cái đống cặn bã mang ra ngoài.”
Như đã giải tỏa được khúc mắc trong lòng nhưng vẫn tò mò, nên Chúa mới hỏi: “Sao nhà ngươi chia sẻ ít thế?
Lúc này, Trạng mới thả nhiên trả lời: Vì nói chuyện với thần là một bộ môn mạo hiểm. Không thể không bình tĩnh thưa Chúa.
Trạng rõng rạc trả lời: “Tất nhiên là còn nhiều lắm thưa chúa. Đó mới là về sự vận hóa của mỗi người, ăn sao cho phù hợp. Chúng ta cũng còn phải để ý đến thức ăn. Không phải thức ăn nào cũng tốt cả. Mỗi loại đều có những tác dụng khác nhau hay gọi là dược tính khác nhau. Ăn nhiều sữa quá cũng có hại, ai bụng dạ yếu thì biết ngay. Người bụng yếu hay lạnh bụng thì không nên ăn đu đủ hay xoài mặc dù khoa học nói nó cũng nhiều vitamin này nọ lắm. Rồi người Việt Nam đừng vì văn hóa giân dan mà cứ suốt ngày rau muống luộc chấm tương với cà muối. Chúng ta cần phải biết các thức ăn đó có tính chất như thế nào. Đời còn dài, trai còn nhiều…. à nhầm bài còn nhiều Chúa ạ.”
Nghe Trạng nói vậy, Chúa thấy đã đủ nên đáp: “Ta biết cũng không thể học hết được ngay, nhưng ta hết kiên nhẫn hôm nay rồi. Vậy có thể tiễn đưa phần ‘đừng để bị độc’ để đón phần ‘làm sao để hết độc’ được chưa?”
Thần thấy đã đến lúc Chúa phải đi tháo thụt não rồi thì mới có thể chén tiếp phần sau được. Phần sau rất dễ ngộ độc vì sẽ rất ngon và bổ, nói về các phương pháp bá đạo & vương đạo trong thải độc.
BÁ VƯƠNG BÀI ĐỘC 1
BÁ VƯƠNG BÀI ĐỘC 2
BÁ VƯƠNG BÀI ĐỘC 3
VƯƠNG ĐẠO BÀI ĐỘC THANG