ÂM DƯƠNG (NỘI KINH YẾU CHỈ - HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG)
“Nhà y có Nội kinh cũng như nhà nho có Ngũ kinh, đó là lời nói chí lý của thành hiền, lý lẽ sâu xa về cơ năng huyền bí đều thể hiện tất cả ở trong đó, lời giáo huấn ngàn xưa còn để lại sáng tỏ như mặt trời. Phàm người muốn học nghề y, việc trước tiên là phải đọc Nội kinh. Cảnh Nhạc nói: “Phải đọc sách thánh hiền tức là lý ấy; hiềm vì sách Nội kinh nghĩa lý mênh mông, các thiên vấn đáp lại rườm rà, tôi vốn chẳng thông minh cho lắm, không tránh khỏi nhầm lẫn, cho nên biên tập kinh nghĩa phân làm 7 mục, chẳng những tránh chỗ rườm rà, chọn phần đơn giản, cốt sao cho mạch lạc, liên tiếp và xếp đặt có hệ thống để dễ ghi nhớ”
LÊ HỮU TRÁC – Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông
(phần ngoài ngoặc là chính kinh của Nội Kinh, phần trong ngoặc là giải thích, nói rõ hơn của Lê Hữu Trác)
ÂM DƯƠNG
1. Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật (Bốn mùa vận hành, âm dương biến hóa, khí trời đất hòa hợp với nhau mà dinh dưỡng vạn vật, căn bản của vạn vật là ở âm dương)
2. Cho nên nói âm dương bốn mùa là nguồn gốc sinh - trưởng - lão - tử của vạn vật, trái qui luật ấy thì tai hại đến, thuận theo qui luật ấy thì bệnh tật không thể phát sinh, (như thế gọi la đắc đạo biết được phép dưỡng sinh)
3. Dương khí trong nhân thể giống như không trung có mặt trời, không trung nhờ có mặt trời mà có ánh sáng. Cho nên dương khí trong nhân thể nếu mất công năng bình thường là con người sẽ bị giảm thọ. (Người có dương khí như trời có mặt trời, trời mất dương khí thì mất đi sự sáng, người mất dương khí thì tuổi thọ bị giảm).
4. Cho nên sự vận hành của thiên khí, chủ yếu là phải có ánh sáng mặt trời, vì vậy dương khí của người ta cũng cần phải hướng lên, tỏa ra, để phát huy tác dụng bảo vệ thân thể. (Cần biết rõ bộ phận vận hành của dương khí để áp dụng chúng vào việc bảo vệ thân thể con người).
5. Công năng của dương khí, phần trong thì sinh hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng thần, phần ngoài thì sinh hóa ra khí nhu hòa để nuôi dưỡng gân.
6. Cho nên dương khí của con người, về ban ngày thì chủ yếu là bảo vệ phần ngoài của thân thể. (Ban ngày dương khí ở ngoài, đi 25 độ khắp phần ngoài thân thể).
7. Lúc sáng sớm dương khí mới sinh, đến giữa trưa dương khí rất thịnh, lúc mặt trời lặn dương khí đã suy kém, khí môn khép kín lại. (Khí sinh ra đều từ “thiếu” đến “tráng”, tính khí ấm thành khí nóng, nóng quá rồi lại mát, đó là qui luật của sự vật. Cho nên lúc sáng sớm thì dương khí sinh, giữa trưa dương khí toàn thịnh, mặt trời lặn thì dương khí giảm sút. Khí môn tức là huyền phủ chỗ khí của kinh mạch vinh vệ phát tiết)
8. Tối đến dương khí thu liễm, khí môn khép kín lại, lúc đó không nên nhiễu động đến gân xương, không xông pha ngoài sương tuyết, nếu làm trái với qui luật ba thời gian ấy thì hình thể sẽ bị suy yếu (ở đây đều nói đến thuận theo dương khí, dương khí của thiên nhiên phát ra thì dương khí của con người cũng phát ra, dương khí của thiên nhiên bế tàng thì dương khí của con người cũng bế tàng, chiều tối dương khí suy đi vào âm phận thì con người cũng phải thu liễm lại để chống với hư tà, nhiễu động đến gân xương thì lại hại đến dương khí, hao tổn tinh, xông pha ngoài sương tuyết thì hàn thấp sẽ xâm lấn vào cho nên thuận theo 3 thời gian ấy thì khí thiên chân (khí thiên chân thận khí, chính khí, khí nguyên thủy của con người) sẽ bảo tồn được lâu dài)
9. Âm tàng tinh mà giữ ở trong, dương bảo vệ ở ngoài để gìn giữ cho âm. Âm không thắng dương thì mạc sác, dương thịnh thực thì phát cuồng (Dương thịnh dồn cả ra tay chân thì phát cuồng, tay chân là gốc của các kinh mạch dương, dương thịnh thì tay chân thực, thịnh quá thì trào lên mà ca hát, mình nóng quá cho nên cởi áo quần mà chạy, như thế là âm không thắng được dương)
10. Dương không thắng được âm thì khí của ngũ tạng giao tranh với nhau làm cho chín khiếu không thông, (chín khiếu bên trong thuộc ngũ tạng, bên ngoài là các khí quan (khiếu) của ngũ tạng bất hòa thì các khiếu sẽ không thông)
11. Bởi vậy thánh nhân theo qui luật âm dương mà làm cho gân mạch điều hòa, xương tủy vững chắc, khí huyết vận hành, như thế thì trong ngoài điều hòa, tà khí không xâm hại được, tỏ tai sáng mắt, chính khí vững mạnh như thường (tà khí không xâm hại cho nên chính khí vững mạnh như thường)
12. Dương khí mạnh quá không giữ kín đáo được thì âm khí sẽ tuyệt (dương khí càng thịnh không đóng kín được, âm khí tiết ra mà tinh khí tuyệt)
13. Âm khí bình hòa, dương khí kín đáo tinh thần sẽ bình thường (Âm khí bình hòa, dương khí kín đáo thì tinh thần ngày càng vững mạnh)
14. Âm dương tách rời nhau thì âm khí sẽ tuyệt (âm khí không bình hòa, dương khí không kín đáo, nếu dùng bừa phép tả dễ làm hao tổn đến thiên chân thì tinh khí không hóa được mà sẽ tuyệt đường lưu thông)
15. Âm dương là một thứ qui luật tự nhiên trong trời đất (qui luật biến hóa sinh thành) là cương lĩnh phân loại của tất cả mọi sự vật (tác dụng dưỡng sinh là chính khí để phát sinh, âm là chủ trì để xây dựng, cho nên nói cương lĩnh phân loại mọi sự vật)
16. Là nguồn gốc biến hóa của vạn vật (âm dương biến hóa tác dụng vào các loại khác nhau như thế nào? Chim cắt hóa thành chim tu hú, chuột đồng hóa thành chim cút, cỏ mục hóa thành đom đóm, chim sẻ xuống nước hóa thành sò huyết, chim trĩ xuống nước hóa thành vẹm. Đấy là loài khác nhau do biến hóa mà thành loại vật khác).
17. Là nguồn gốc của sự sinh trưởng và hủy diệt (ứng dụng vào sự ấm lạnh thì vạn vật nhờ có dương khí ấm để sinh trưởng, vì âm khí lạnh mà hủy diệt, cho nên nguồn gốc của sự sinh trưởng và hủy diệt là do sự vận hành của âm dương mà ra).
18. Là nơi phát nguyên của thần minh (ý nói ... có sự sinh sát, biến hóa phức tạp..)
19. Cho nên tích dương ở trên là trời, tích âm ở dưới là đất, âm yên tính, dương chuyển động, dương là cho phát sinh, âm làm cho trưởng thành, dương thu bớt đi, âm bế tàng lại (Đây nói rõ thêm về tác dụng sinh sát khác nhau của thiên địa âm dương. Thần nông nói: “Thiên có âm dương, dương để phát sinh, âm để trưởng thành. Địa có âm dương, dương để thu bớt đi, âm để bế tàng lại”. Quẻ Khôn là âm, bộ vị ở phía tây nam, thời tiết ứng vào khoảng tháng 6 tháng 7, là mùa vạn vật thịnh vượng trưởng thành. Quẻ Can là dương ở vào địa phận Tuất Hợi, thời tiết vào khoảng tháng 9 tháng 10, là mùa vạn vật thu tàng như vậy sao lại bảo là dương không có lẽ thu sát. Xem đó thì đủ rõ được lý luận âm trưởng thành dương thu sát)
20. Dương hóa khí, âm thành hình (phần thanh dương thì hóa khí, phần trọc âm thì tạo thành hình).
21. Dương thịnh quá thì tất nhiên sinh âm (tất nhiên sẽ biến sinh âm chứng)
22. Âm thịnh quá tất nhiên sinh dương (tất nhiên sẽ biến ra dương chứng, nói về thương hàn và thương thử cũng đều như vậy)
23. Trời đất che chở cho vạn vật xét (sự che chở ở trên dưới của vạn vật thì đủ rõ)
24. Âm với dương cũng như khí với huyết, nam với nữ (dương chủ khí, âm chủ huyết, âm sinh ra nữ, dương sinh ra nam)
25. Âm dương là nguồn gốc của sự sinh thành biến hóa ra muôn vật. Cho nên nói âm ở trong để giữ gìn cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho âm (âm tĩnh cho nên gìn giữ cho dương, dương động cho nên giúp đỡ cho âm)
26. Âm khí ít mà dương khí nhiều hơn cho nên nhiệt mà đầy tức (nói về bệnh nhiệt mà đầy tức là do âm khí kém mà dương khí trội hơn)
27. Dương khí kém mà âm khí trội hơn, cho nên mình lạnh như ở nước ra (nói về hàn tự bệnh trong ra, tức là dương khí ít mà âm khí nhiều)
28. Thiên có âm dương, dương để phát sinh âm để trưởng thành. Địa có âm dương, dương để thu sát, âm để bế tàng (sinh trưởng là thuộc về thiên, bế tàng là thuộc về địa. Trời thuộc dương, chủ sinh cho nên có dương sinh âm trưởng, đất thuộc âm chủ sát cho nên có dương sát âm tàng. Trời đất tuy cao thấp khác nhau, nhưng đều có sự vận dụng của âm dương)
29. Trời cũng có âm dương, đất cũng có âm dương (trời có âm khí cho nên giáng xuống được đất, có dương khí cho nên bốc lên được, như thế trời đất đều có âm dương. Âm dương hòa hợp với nhau cho nên sinh ra sự biến hóa)
30. Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy là âm dương của trời đất vận chuyển theo qui luật sinh trưởng hóa thu tàng cho nên trong dương có âm, trong âm có dương (khí âm, khí dương hễ đến cực độ thì lấn lên. cho nên trong dương kiêm có âm, trong âm kiêm có dương)
-----------------------------------------------------------------------------------
Đây là một phần trong 7 phần mà Hải Thượng Lãn Ông cô đọng từ sách Nội Kinh ra đặt tên là NỘI KINH YẾU CHỈ, thấy phần này cũng dễ hiểu và ứng dụng được vào ăn uống ngủ nghỉ nên mình post lên cho mọi người. Có một số câu mang tính chuyên môn thì mình bỏ.
Đây là âm dương của đông y nên có chỗ nói khác (ngược) với thực dưỡng vd trong âm ngoài dương. Thực dưỡng nói về hình, đông y nói về khí nhưng vẫn ám chỉ về 1 chỗ. Các bạn đọc chú ý.
Câu 8 giải thích cho chúng ta không nên tắm tối, cũng không nên hoạt động về đêm khi dương khí trong người và trời đất đã xuống vì dễ bị tà khí xâm nhập làm hại chính khí.
Câu 9 có liên quan đến căn bệnh tự kỷ dạng tăng động ở trẻ. Các thầy nói kinh mạch của những đứa này loạn. Nghĩa là âm dương nhiễu loạn. Cũng có thể do nội thương hoặc ngoại cảm tác động, nhưng cũng có trường hợp do lệch ăn uống lâu ngày, thậm chí từ mẹ. Ăn đồ dương nhiều quá mà ở đây là ăn thịt đỏ, hóa chất, các chất kích thích, các đồ chiên xào, nướng, lò vi sóng... thì tính tính nóng nảy, hành động khó kiểm soát.
Một số trường hợp trong phái thực dưỡng cũng ăn nhiều đồ dương quá như miso, tamari, muối và nhất là các thức rang, các thức sử dụng nhiều lửa, bị cô dương hoặc hại âm. Tính tình nóng nảy, tâm khó kiểm soát cũng là ở lý này.
Câu 16 giải thích cho các bạn là sâu mọt giòi sinh từ đâu, chúng ta thường nghĩ trứng mọt sinh ra, nghĩa là có con mọt bên ngoài từ trước đẻ trứng vào mới sinh ra mọt. Thực ra không phải vậy mà do năng lượng hay dương khí hóa thành. Tùy cấu trúc năng lượng hay mức năng lượng mà hóa ra mọt to hay nhỏ, sâu hay mọt. Mọi người cứ bảo khi để đỗ thì cho lá xoan, lá tía tô, người thì cho gừng vào để tránh mọt. Cái đó không đúng. Ngay cả các lá đó hay gừng khô cũng hóa sâu mọt nếu bị phân hủy. Cách tốt nhất là phơi thật khô, đậy thật kín không cho không khí vào. Nếu không khí vào, hoặc bên trong ẩm thì năng lượng dịch chuyển hóa âm sinh ra mọt. Lúc đó khí của đồ ăn đã chuyển sang dạng khác và kém chất lượng.
Bài sau nói về việc nằm quạt, nằm điều hòa, tắm như nào cho thuận âm dương. Nhiều người đang để quạt thổi vào chân cho mát và tránh mặt để đỡ bị ho. Vậy sai hay đúng?