5. CÁC CẶP PHẠM TRÙ ĐỐI LẬP
5. CÁC CẶP PHẠM TRÙ ĐỐI LẬP
Trên đường thẳng a luôn có thể lấy 1 điểm bất kỳ để chia ra bên phải và bên trái đối nghịch nhau. Trên đường thẳng b cũng có thể chọn 1 điểm và chia ra bên phải và bên trái đối nghịch nhau. Sự đối nghịch bên phải và bên trái này được gọi bằng từ đại diện là âm dương. Dù có bao nhiêu cặp đối nghịch với các tên gọi khác nhau như phải trái, lớn bé, to nhỏ, nặng nhẹ, sâu nông, trên dưới, cứng mềm… thì đều được tổng quát bằng một từ âm dương. Cứng là dương, sâu là dương nhưng cứng không phải là sâu mặc dù đều được gọi bằng từ đại diện là dương.
Bên phải của đường thẳng a không thể là bên phải của đường thẳng b mặc dù đều có tên là bên phải hay âm (dương). Thông thường mọi người hay nhẫm lẫn đem so sánh âm của a với dương của b. Bên phải của a và bên trái của a là một cặp phạm trù đối lập, bên phải của b và bên trái của b là một cặp phạm trù đối lập khác, không thể nào đem so sánh với nhau được. Một thức thì có vô số các cặp phạm trù đối lập.
Ở mỗi miền bên phải hoặc trái (âm hoặc dương), người ta lại có thể chọn một điểm nào đó để phân chia 1 miền thành 2 miền phải và trái khác (âm và dương).
Chúng ta quay lại phần bài trước, theo những qui định về âm dương thì lồi thuộc âm, lõm thuộc dương nên núi cao thì âm, đồng bằng thấp thì dương (hơn núi). Núi càng cao càng âm, đồng bằng càng trũng càng dương. Bầu trời âm, trái đất dương. Như vậy chúng ta sẽ nghĩ rằng càng cao lên trời càng âm, càng thấp xuống đất càng dương. Nhưng cũng lại có qui định trên cao dương, dưới thấp âm nên hoa quả trên cao âm, dưới thấp dương (dương sinh âm). Vậy có gì mâu thuẫn không? Núi càng cao càng âm mà ở trên cao thì dương. Vậy núi không có nghĩa là cao mà đồng bằng không có nghĩa là thấp. Bầu trời không có nghĩa là cao mà mặt đất không có nghĩa là thấp.
Vì
Núi âm, đồng bằng dương
Bầu trời âm, trái đất dương
Trên cao dương, dưới thấp âm
Đúng vậy, chúng ta không thể nào bảo đỉnh núi là bầu trời, cũng giống như không thể bảo một vật màu đỏ là dương so với một vật hình nồi. Mọi sự so sánh này đều theo các cặp phạm trù, không thể râu ông nọ cắm cằm bà kia. Núi là núi, trên cao là trên cao, bầu trời là bầu trời đều thuộc các cặp phạm trù khác nhau.
Chúng ta hãy thử so sánh củ ngưu bàng với carot.
Xét về vị trí mọc thì ngưu bàng dương hơn carot vì đâm sâu xuống đất hơn. Nông và sâu là một cặp phạm trù.
Xét về màu sắc thì ngưu bàng âm hơn carot vì ngưu bàng màu trắng carot màu đỏ. Trắng và đỏ là một cặp phạm trù.
Xét về độ cứng và mềm thì ngưu bàng âm hơn carot vì ngưu bàng xốp rỗng hơn carot. Cứng và mềm là một cặp phạm trù.
Xét về độ đặc và rỗng thì ngưu bàng âm hơn carot vì ngưu bàng rỗng hơn carot. Đặc và rỗng là một cặp phạm trù.
Như vậy carot có vô số các tính chất để cùng với ngưu bàng hình thành lên một cặp phạm trù. Vậy theo các bạn, carot là âm hay dương hơn so với ngưu bàng? Với tôi thì không có câu trả lời cho một câu hỏi chung chung như thế được. Âm dương tưởng chừng mơ hồ, chung chung mà thực ra phải rất rõ ràng, chi tiết. Âm dương là sự so sánh tương đối cái này với cái kia nhưng phải xem đang so sánh ở mặt (phạm trù) nào, màu hay vị, kích thước hay hình dáng. Nếu xét về vị trí mọc thì ngưu bàng dương hơn carot còn nếu xét về màu sắc thì ngưu bàng âm hơn carot. Âm dương luôn luôn theo cặp có nghĩa là theo phạm trù nào đó, không có âm dương chung chung.
Thực tế chúng ta vẫn hay nói vắn tắt rằng thức này dương thức kia âm. Khi nói vậy, chúng ta cần phải ngầm hiểu đang so sánh ở phạm trù nào? màu sắc? mù vị? vị trí? hình dáng? … và với đối tượng nào.
Tuy nhiên, đến đây, các bạn vẫn rất bối rối, cứ cho rằng đang xét đúng cặp phạm trù, về màu sắc thì carot dương hơn ngưu bàng còn về vị trí thì carot âm hơn ngưu bàng, vậy phải làm gì bây giờ, kết hợp như thế nào khi một thứ vừa âm vừa dương như thế? Chúng ta thực sự không biết phải làm gì.
Hầu hết chúng ta đều muốn một câu trả lời về âm dương mang tính rạch ròi, khẳng định, cố định, không thay đổi, luôn luôn đúng để chúng ta biết phải làm gì, phối hợp như thế nào. Nhưng ngay cả khi các thức được phân chia âm dương một cách rạch ròi, khẳng định như trong bảng PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG MỘT SỐ MÓN ĂN THỨC UỐNG (trg34, Phòng & trị bệnh theo PP thực dưỡng Ohsawa) thì chũng ta cũng vẫn rất vô cùng bối rối với cái đống âm âm, dương dương như vậy. Và thường chúng ta có xu hướng kỳ thị âm và ưa chuộng dương. Chúng ta sẽ chủ yếu chọn các thực phẩm có tính dương hơn và lé tránh các thực phẩm có tính âm hơn. Tôi cũng hiểu cảm giác này vì tôi cũng đã từng như thế.
Làm sao để biết cách phối hợp được các thức, không trở nên kỳ thị âm, chuộng dương? Đây là một câu hỏi lớn sẽ dần được giải đáp. Còn trong bài này, các bạn cần phải rõ ràng cái người ta vẫn ngầm định nói về âm dương của thức ăn.