8. BẢY NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ
8. BẢY NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ
Đây giống như là các tiên đề, định lý mà không cần chứng minh, làm cơ sở cho phép biện chứng này.
1 CÓ KHỞI ĐẦU THÌ CÓ KẾT THÚC
Đây giống như luật vô thường, không có gì tồn tại mãi, không có gì đứng im mãi. Khởi đầu là âm thì kết thúc là dương và ngược lại. Âm dương là một quá trình biến đổi có khởi đầu & kết thúc. Cái chúng ta thấy chỉ đang là biểu hiện tạm thời, một gian đoạn của sự vật, hiện tượng. Cái dương (âm) này sẽ dẫn đến một cái âm (dương) ở một thời điểm nào đó.
Nắm được luật này, chúng ta đừng KỲ VỌNG biến mình thành dương hay kỳ vọng về một sức khỏe tốt bởi tất cả chỉ là sự khởi đầu và rồi sẽ kết thúc, dương sẽ hóa âm, khỏe sẽ thành yếu. Hãy buông lỏng để cho mọi thứ được khởi đầu và kết thúc, đừng cố giữ lại, bám lấy. Người qui kết âm dương là người chết trong khái niệm, không thấy đây là một quá trình dịch chuyển, biến đổi, sống động.
2. CÓ BỀ MẶT THÌ CÓ BỀ LƯNG
Điều đó có nghĩa, có dương thì có âm, có âm thì có dương, không có thức gì chỉ có âm mà không có dương và ngược lại, không thức gì chỉ có tác động mang tính âm (li tâm) mà không có tác động mang tính dương (co rút) và ngược lại. Âm dương giống như ngày và đêm cùng tồn tại trên trái đất. Ở đâu đó đang là ngày (dương) thì cũng ở đâu đó đang là đêm (âm). Âm dương chỉ là biểu hiện ở một thời điểm nào đó, nơi nào đó nhưng không có nghĩa phần còn lại không tồn tại hay không có biểu hiện, tác động. Luôn có một mặt ngầm định ở phía bên kia cùng tồn tại, đang ẩn chờ đến lúc bộc phát giống như đang đêm thì không có nghĩa không tồn tại mặt trời mà chưa đến lúc bình minh ló rạng.
Nắm được qui luật này, chúng ta không nhìn phiến diện, luộn luôn cảnh giác với những gì ở phía bên kia, dự đoán những gì có thể xảy ra hoặc được tạo thành. Nói đàn bà âm đồng nghĩa với đàn bà dương. Sự dịu dàng, nết na chỉ là vẻ bề ngoài bao bọc sự ghê gớm, dữ dội và tính lửa bên trong. Nói đàn ông dương đồng nghĩa với đàn ông âm. Sự mãnh mẽ, hùng dũng, gân guốc, vạm vỡ chỉ là vẻ bề ngoài che đậy cho sự yếu đuối, thiện lành bên trong. Một người dù khỏe mạnh hoàn toàn thì đang ẩn tàng bệnh hoạn ở mặt nào đó. Nói đậu tương âm đồng nghĩa với đậu tương dương nhưng sẽ thể hiện ở đâu đó, thời điểm nào đó. Lửa cũng vậy, Lửa cực dương đống nghĩa với có phần cực âm tác động ở mặt nào đó, thời điểm nào đó.
3. KHÔNG CÓ HAI SỰ VẬT HOÀN TOÀN GIỐNG HỆT NHAU
Điều này có nghĩa không có cái nào mà âm dương giống hệt nhau dù có cùng một loại. Hai củ carot trông giống nhau về hình dạng không có nghĩa tính âm dương giống nhau.
4. BỀ MẶT CÀNG LỚN, BỀ LƯNG CÀNG RỘNG
Khi nói một thức rất âm nghĩa là thức ấy cũng rất dương và ngược lại, không có thức nào chỉ có rất dương mà lại không có rất âm. Đi kèm với một lực dương luôn có một lực âm đi cùng. Âm dương giống như hai đối trọng cân nhau, dương có trọng lượng, kích thước bao nhiêu thì âm cũng có trọng lượng, kích thước bấy nhiêu. Âm dương đang đồng tồn tại ở mức tương xứng nhưng biểu hiện ở vị trí và giai đoạn khác nhau.
Nắm được điều này, chúng ta có thể dự đoán được mức độ âm dương của các thức. Năng lượng sinh ra qua sự chuyển động của âm dương. Mức âm dương càng lớn thì tiềm ẩn năng lượng càng lớn. Thế nên, người ta dùng những thức cực âm và cực dương để biến đổi lẫn nhau. Để có được những thức cực dương người ta phải biến đổi từ thức cực âm như đậu tương, cà tím.
Người nào quá bổ túc dương đồng nghĩa với việc họ đang làm cho nhu cầu âm gia tăng khiến họ ngày càng rời xa khỏi miền cân bằng, trở nên chao đảo giữa hai thái cực. Việc ăn nhiều thịt đỏ rồi lại ăn nhiều trái cây là một dạng như vậy.
5. TẤT CẢ ĐỀU BIẾN ĐỔI (BIỆT HÓA VÀ VẬN ĐỘNG) KHÔNG NGỪNG, (ỔN ĐỊNH CHỈ LÀ TÌNH TRẠNG QUÂN BÌNH GIỮA HAI BIẾN ĐỔI NGƯỢC CHIỀU) VÀ ĐƯỢC TẠO BỞI HAI ĐỘNG LỰC CƠ BẢN, PHỔ QUÁT, BIỆN CHỨNG & ĐỐI LẬP NHAU: ÂM & DƯƠNG HAY LỰC LY TÂM & LỰC HƯỚNG TÂM.
Tất cả chúng ta đều đang ở trạng thái cân bằng động giống như 1 chiếc thuyền cân bằng đang xuôi dòng về đại dương trên một trái đất đang quay. Chúng ta luôn đang dần mất cân bằng và để cân bằng lại chúng ta cần tác động âm dương để thiết lập một trạng thái cân bằng mới.
6. ÂM VÀ DƯƠNG TUY ĐỐI LẬP NHƯNG LÀ HAI CÁNH TAY CÙNG HOẠT ĐỘNG TƯỢNG TRỢ VÀ BỔ TÚC NHAU CỦA NHẤT THỂ. MỌI ĐỐI LẬP ĐỀU BỔ TÚC CHO NHAU.
Điều này có nghĩa âm hay dương đều có vai trò quan trọng như nhau, nếu không có âm thì cũng không có dương, nếu âm suy yếu thì dương cũng nương đó mà suy yếu theo. Âm hư hao thì dương cũng suy kiệt.
Lực âm chính là lực tái tạo, phát triển, biểu hiện cho sự sống. Lực dương là lực duy trì, bảo tồn.
Nắm được điều này, chúng ta không nên có thái độ kỳ thị âm, trọng dụng dương; sợ âm, thích dương; ăn thiên về dương mà quên mất âm. Nếu ăn quá âm chúng ta sẽ nhanh bị li tâm, tan rã, suy yếu, hoặc là ù lì hoặc là tán loạn. Nếu ăn quá dương chúng ta trở nên khô kiệt, chết cứng, bảo thủ. Đôi khi để tự cân bằng lại, những người ăn quá dương sẽ hóa âm bằng cách li tán dương qua suy nghĩ, lời nói, hành động.
7. NHẤT THỂ HAY VŨ TRỤ THỐNG NHẤT LÀ BẤT BIẾN, BẤT KHẢ BIẾN, HẰNG HỮU, VÔ TẬN, VÔ BIÊN VÀ TOÀN NĂNG. NHẤT THỂ SINH SẢN TIẾN, BIẾN HÓA, PHÁT TRIỂN, TIÊU DIỆT VÀ TÁI TẠO VẠN VẬT CÙNG THẾ GIỚI NÀY.