NÓNG TRONG NHIỆT MIỆNG
NÓNG TRONG - NHIỆT MIỆNG
Hnay đọc được đoạn này
"Chào cả nhà
E theo gen bố nên có dòng máu nóng (nóng trong ấy ạ) rất dễ bị nhiệt miệng mặc dù e đã tích cực súc miệng nước muối sáng tối, ăn rau, uống sắn và uống cả rau ngót ấy mà chả đỡ giờ miệng e xưng vêu lên, hầu như lần nào cũng bị cả tuần hoặc lâu hơn chút. Mà e thường xuyên bị luôn ấy ạ.
Nhân tiện cả nhà cho e hỏi đã có ai dùng Đề Hồ chưa ạ, e muốn mua cho ch gái bị viêm phổi nặng , viêm loét lưỡi và họng bgio lại đang chuyển biến sang thận và gan
Mong nhận được ý kiến của mn"
Không biết thì sẽ nhầm từ chỗ này sang chỗ khác. Thường chẳng ai cho rằng vấn đề nấu nướng ăn uống sai nên nghĩ sang các nguyên nhân khác như di truyền nên cả nhà bị giống nhau.
Không biết trong giới y khóa có cái bệnh gọi là di truyền nhiệt miệng không?
Hiện tượng thì có một, đều biểu hiện là nhiệt miệng nhưng nguyên nhân có thể nhiều, có thể do nhiễm độc, có thể do nóng gan, có thể do ăn quá cay, có thể do ăn đồ nấu bằng lò vi sóng, bếp từ. Nhưng thường các vde trên đều do gan có vde - gan bị nóng hoặc nhiễm độc Thế nên chúng ta cần làm mát gan và thải độc cho gan. Ở đây mình không nói cứ nhiệt miệng lưỡi là do nóng gan, mà hầu hết. Vấn đề nhiệt còn do tắc nghẽn mà phá bên trong ra. Nhưng không sao, dù không phải vấn đề gan nóng, gan nhiễm độc thì cũng rất tốt nếu làm ăn thường xuyên.
Đa phần mọi người đều mắc một sai lầm chết người là cứ thấy nhiệt lại càng ăn thứ mát. Kết quả bên dưới thì càng lạnh bên trên lại càng nóng, càng lệnh âm dương, nhiệt càng nặng, càng bị thường xuyên.
Có nhiều bài để làm bớt nhiệt như uốn trà khổ qua, lá sài đất, cỏ mực, diếp cá, bột sắn, cà tím... nhưng k fai cái nào cũng giống cái nào. Mỗi cái có một liều lượng và thời gian nhất định, có những cái càng uống lâu càng lệch cân bằng.
Mọi người đã biết đến bài cà tím của bác Hùng Y. Quan điểm của cá nhân tôi về bài này giống như dùng nước để dập lửa, khỏi lúc đó, thậm chí nhanh nhưng không dứt hẳn và cũng có những tác hại riêng. Vì cà tím vốn độc (vì quá âm), tuy rằng đã nướng và chỉ dùng nước luộc nhưng đây vẫn là cách TẢ, nghĩa là k nên dùng nhiều và cũng k fai chữa gốc. Bác Hùng thì quá nổi tiếng nên có thể ý kiến của tôi chả đáng gì.
Bạn có thể thử cách này, chậm nhưng chắc, cũng chả chậm lắm đâu, nhưng tôi thấy tốt hơn nhiều, vừa an toàn vừa có tính bồi bổ lại giúp đỡ bệnh. Trước kia tôi cũng bị nhiệt theo đợt, mỗi lần toét hết miệng. Tôi ăn cỡ 2-3 tuần đều đặn sáng nào cũng ăn, đôi khi thêm cả tối. Từ đó tiệt hẳn. Bài này tốt nhất ăn vào buổi sáng vì buổi sáng ứng với mùa xuân là thời điểm dưỡng gan.
Một bát đậu xanh cả vỏ (bắt buộc cả vỏ), cần ngâm trước vài tiếng hoặc ngâm qua đêm sáng sớm nấu.
Cho nước lạnh ninh nhỏ lửa cỡ >2h (đảm bảo ít nhất 2) đậu sẽ nở bung nát. Ninh càng lâu thì càng tốt, đến tận 4h tốt hơn 2h vì đậu xanh rất lạnh. Và nhớ là phải dùng lửa hoặc bếp điện mai so, Ko dùng nổi ủ. Khi đã chín cho thêm chút đường phèn tự nhiên quấy cho tan. Trong vde giải nhiệt thì đường phèn tác dụng hơn nhiều so với đường đỏ. Đường phèn không phải là vde bắt buộc, bạn có thể ăn nhạn hoặc bí quá thì cho mật mía.
Chỗ đỗ đã chín này, bạn có thể để ăn trong vài bữa cũng được, chia ra cất tủ lạnh hoặc để ngoài cũng ok.
Mỗi lần ăn thì mang 1 bát đỗ ra đun nóng lại và quậy bột sắn dây sống cho tan rồi đổ vào đỗ quậy chín lại rồi ăn. Bắt buộc phải có sắn dây cho vào cuối cùng.
Tóm lại ở đây có mấy điểm bắt buộc cần phải nhắc lại vì chúng ta toàn tự sáng tạo tùy hoàn cảnh:
- Bắt buộc cả vỏ
- Bắt buộc nấu lửa trong vòng >2h
- Bắt buộc có sắn dây
Tuy nhiên cũng cần phải hiểu, mọi vấn đề bắt nguồn từ gốc là khí huyết hư. Bài này cũng chỉ là chữa ngọn thôi, nhưng cũng có tác dụng tốt.