HÀ THỦ Ô - BÍ THUẬT ĐÃ THẤT TRUYỀN
HÀ THỦ Ô – BÍ THUẬT BỊ THẤT TRUYỀN
Ngày nay ai cũng có thể trở thành thầy bắt mạch bốc thuốc. Thế nên rất nhiều người người bán, người mua, người uống HTO. Ở VN thì chẳng cứ gì thuốc tây mới ng bán người mua người dùng tùy tiện mà cả thuốc ta cũng thế thôi. Cứ nghe kháo nhau bổ thận tráng dương là cho vào ngâm, vào chén tất.
Thế nên phải phi lộ bài này ra ngoài. Chúng ta đều nghe về tác dụng kỳ diệu của HTO trong việc làm xanh tóc đỏ da. Có rất nhiều người mua HTO khô về hãm uống. Không biết có ai uống mà được xanh tóc đỏ da chưa thì xin lên tiếng giúp để lấy lại lòng tin cho bà con không thì Trạng Đao lại toàn dọa.
Với kiểu HTO khô hãm uống thì chỉ thích hợp với những người kiểu như Bá Kiến, Nghị Hách, béo đến nỗi râu không thể mọc. Còn gầy hay yếu như bạn thì chỉ thấy người mệt, huyết áp tụt, hao gầy thêm, da thêm xạm tóc thêm bạc. Có vẻ như những lời đồn đại về HTO chỉ có trong truyền thuyết?
DƯỢC TÍNH CỦA HÀ THỦ Ô
Phải nói rằng HTO có một sự lập trình âm dương rất mạnh, chưa thấy có cây nào nhiều đặc tính âm dương đặc biệt như HTO. Người ta gọi HTO là cây rút, nghĩa là sáng thì dây rướn dài ra còn đêm lại rút về gốc. Đây dường như là một sự biểu hiện của âm và dương, của lấy năng lượng và bảo toàn năng lượng. Nếu chúng ta nhìn vào hình củ thì thấy phình ra rồi lại thắt bé lại. Việc phình và thắt như này có thể thấy ở củ sen, đốt tre nhưng sen và đốt tre thì mức chênh nhau không nhiều. Mức dãn và co của HTO phải nói là cực đại, củ phình to như cái phích và thắt lại chỉ bằng sợi dây. Điều này chứng tỏ mức độ co kéo về âm dương rất lớn nên sẽ ẩn tàng một năng lượng lớn.
HTO cứng chắc như đá. Nếu ai chế biến HTO thì biết, rất khó để đập vỡ hay chặt. Không chỉ củ cứng mà dây cũng cứng như que. Dây của HTO khá giống với dây của Hoài Sơn. Lá của HTO cũng dày và cứng. Tất cả điều đó thể hiện một dương lực mạnh, một sự co rút thu gom năng lượng.
HTO có vị rất đắng, màu đỏ đậm. HTO là loại cây sống lâu năm, năm này qua năm khác. Qua mỗi năm là một mức năng lượng được tích lũy thêm chứ không phải như các củ khác là hết năm là thối. Đặc tính này chỉ có ở một số loại củ như sâm. Tất cả điều này đều thể hiện HTO là củ rất dương và ẩn tàng rất nhiều năng lượng và chìm rất sâu. Nếu so với sâm thì HTO có những phẩm tính quí hơn nhiều. Sâm được cái thơm và nạc chứ dương tính không thể bằng HTO. Cả 2 loại này để là cây lâu năm, mọc năm này qua năm khác mà không bị thối củ. Nhưng HTO thì màu đỏ, cứng và có tính âm dương nổi trội hơn sâm nhiều. Người ta không bảo nhân sâm làm xanh tóc đỏ da mà là HTO. Phải nói rằng đây là giống củ vô cùng quí. Những điều nói về HTO không phải là truyền thuyết mà là thật. Chỉ có điều cách chế biến như nào.
Chính vì dược tính cực dương này mà HTO không dễ dùng. Vì cực dương nên mới độc so với cơ thể. Một cơ thể bình thường thì không thể nào hấp thu nổi HTO. HTO sống như này (không qua chế biến) thì phá mỡ và phá luôn cả khí huyết của bạn. HTO có thể ví như thạch tín vậy. Thế nên, kiểu HTO khô mà hãm trà thì chỉ thích hợp với những người như Bá Kiến, Nghị Hách mà thôi. Nhưng nếu biết cách hóa giải thì không gỉ bổ bằng HTO. Chỉ có HTO mới có thể làm xanh tóc đỏ da cho bạn.
TRUYỀN THUYẾT VỀ HÀ THỦ Ô TRONG SÁCH Y VĂN XƯA
Trong cuốn Bản thảo cương mục của Trung Quốc xưa có ghi: Xưa có 1 người tên là Điền Nhi, khi sinh ra đã yếu ớt, sống đến 58 tuổi mà không có vợ có con.
Một hôm Điền Nhi uống rượi say nằm ở sườn núi bỗng thấy hai gốc cây leo cách xa nhau tới 3 thước mà cành lá ngả gần quấn lấy nhau, lâu lâu rời nhau ra rồi lại quấn lấy.
Điền Nhi lấy làm lại bèn đào lấy củ đem về để hỏi mọi người. Có 1 cụ già liền bảo: Anh đã không có con mà thứ cây này lại có sự lạ như vậy có lẽ là 1 vị thuốc thần tiên nên đem sắc mà uống.
Điền Nhi nghe theo bèn đem củ của cây tán bột hòa với rượu mà uống. Uống 7 ngày thì thấy nảy ra ý tưởng tình dục, uống luôn vài tháng thấy khỏe mạnh như người bình thường, uống 1 năm các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ lại, trong khoảng 10 năm sinh được vài con trai. Từ đó Điền Nhi bèn đổi tên là Năng Tự.
Năng Tự cùng con là Điền Tú uống thuốc này mà thọ tới tận 160 tuổi. Điền Tú sinh ra Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống mà sinh được vài con trai, thọ tới 130 tuổi tóc vẫn còn đen.
Có người là Lý An Kỳ bạn thân với Thủ Ô lấy được bài thuốc đó đem về uống cũng sống rất lâu và thuật lại truyện trên...
Câu chuyện trên đây được thuật lại trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố GS Đỗ Tất Lợi với mục đích ghi lại chút ít lịch sử để hiểu về tác dụng và cách dùng vị thuốc hà thủ ô của người xưa. Tuy đã mang nhiều màu sắc huyền thoại, nhưng có thể thấy người xưa đánh giá rất cao tác dụng của vị thuốc này trong chữa bệnh.
Thực tế, hà thủ ô có rất nhiều công dụng mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây.
Dược tính, công dụng
Theo TS Võ Văn Chi, tác giả cuốn từ điển Cây thuốc Việt Nam, hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
Một số tài liệu khác có ghi: Rễ củ hà thủ ô có vị đắng hơi chát, tính mát, thân dây có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, chỉ huyết, điều kinh bổ gan, ích thận, dưỡng huyết khư phong.
Theo tác giả cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cho đến nay, hà thủ ô còn được dùng ở phạm vi 1 vị thuốc nhân dân làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen tóc...
Đông y dùng hà thủ ô chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, thiếu máu, đau lưng, di mộng tinh, ra khí hư, đại tiểu tiện ra máu, táo bón, bệnh ngoài da. Đặc biệt công dụng vẫn lưu truyền trong dân gian là dùng để làm đen tóc, kể cả những trường hợp tóc bạc sớm.
THU HÁI HÀ THỦ Ô
Như đã nói ở nhiều bài, mùa thu hái củ bao giờ cũng là giữa thu cho đến cuối đông, khi mà trăng lạnh mờ sương, trời đã chuyển lạnh và hanh khô, năng lượng không còn lên lá thân mà rút xuống củ. Thế nên những ai mà đi mua HTO tươi vào mùa xuân hè chỉ có vứt đi. Nhưng ngày nay do không hiểu biết và tâm lý buôn bán mà người ta khai thác và buôn bán vô tội vạ. Thật quá phí phạm.
Nhiều người hỏi tôi về cách chế biến HTO thì họ cho xem HTO đều bé cỡ 2 ngón tay. Đúng là loại này chỉ có đun nước uống chứ không làm được gì. Mà đun nước uống thì chả ai đi chế biến kỳ công làm gì. Mà không chế biến kỳ công thì lại không dùng được. Thế nên nói chung, những loại bé bé cỡ 2-3 ngón tay thì các bạn đừng mua làm gì cho phí, về không dùng được vào việc gì cả.
HTO dùng được là loại cũng phải cỡ cổ chân trở lên mới có bột. Khi đó người ta mới đem hấp. Loại củ cỡ này thì cũng phải ít nhất 2kg 1 củ, và tuổi thọ cũng phải 5 năm trở nên.
HTO có 2 loại là loại củ ruột màu trắng và củ ruột màu đỏ. Củ ruột trắng nhiều tinh bột hơn, có vị béo hơn, bở hơn ít đắng hơn. Củ đỏ xượng hơn (khi thái sau khi hấp lần đầu tiên bạn sẽ thấy 2 củ này khác nhau), đắng hơn nhiều và dương hơn nhiều. Tất nhiên là đỏ hơn trắng nhưng cũng có thể dùng nửa nọ nửa kia chế biến cùng vì kiếm chỉ toàn hto đỏ cũng khó. Củ trắng chỉ cần hấp 3-4 lần là hết đắng còn đỏ rất lâu mới hết đắng.
Ở phần 2, tôi sẽ hướng dẫn tỉ mỉ cách chế biến HTO. Các bạn sẽ thấy tất cả các sách đông y về thuốc chả có quyển nào dạy một cách tỷ mỉ chi tiết và nói tại sao phải làm như thế. Dường như họ chỉ có công thức mà không biết tại sao. Có lẽ đây chỉ là một sự sao chép. Các bài trên mạng cũng chỉ là chém gió, toàn là những thánh chưa bao giờ mó tay vào HTO.
CÁCH CHẾ BIẾN
Hiện đã đến mùa thu mua Hà thủ ô để làm - mùa thu. HTO nên mua loại mới đào chứ đừng để lâu khô nhựa.
Mua về dùng thanh tre sắc hoặc mảnh bát vỡ cạo vỏ cho xước, cạo tương đối sạch. Chú ý không dùng dao sắt. Củ to thì dùng chày đập dập để sao cho các đường nứt tạo ra các miếng dài rộng cỡ 1 ngón tay, không vụn quá vì sau hấp sẽ tã mà cũng k quá to vì nước gạo không ngấm được vào.
Nước vo gạo hoặc xay gạo lứt hoà thêm nước để có nước gạo. Nói chung làm sao nước gạo đừng trong sõng quá. Ngâm ngập HTO trong nước gạo, lẫn cả bột gạo phía dưới càng tốt. Ngày quấy lên 2 lần. Ngâm 2 ngày thì thay nước gạo một lần và ngâm thêm 1 lần nữa. Vậy là ngâm 4 ngày nước gạo. Nước gạo này giúp khử bớt tính độc của nhựa HTO. Sau 4 ngày thì rửa sạch HTO cho đỡ nhớt.
Đỗ đen xanh lòng lượng cỡ bằng 1/2 đến 1/3 trọng lượng HTO mỗi lần. Đem đãi sạch cát sạn và ngâm nước ấm cỡ 3h cho nở. Bỏ nước ngâm đi. Với bài này không chần đỗ mà chỉ ngâm cho nở vì cái đắng của đỗ có thể giúp phá được cái đắng của HTO.
Cần 1 cái nồi hấp đồ cách thủy. Nếu là nổi kim loại thì phía dưới và xung quanh nên lót lá hoặc khăn xô để ko tiếp xúc với kim loại. Tốt hơn nữa là dùng nồi hấp bằng đất hoặc tre, không phải kim loại. Có thể lấy khoan khoan các lỗ dưới đít 1 cái chum làm chõ hấp. Dùng chum đó đặt lên 1 cái nồi kim loai, ở khe tiếp xúc thì lót khăn xô cho kín hơi hoặc miết cám, miết bột mỳ cho kín. Vậy là thành 1 cái chõ đồ bằng đất nung. Sự tác động về khí thì kim loại sẽ ảnh hưởng đến HTO phần nào đó.
LẦN 1
Đồ lần đầu tiên, một lớp đỗ đen đã ngâm phía dưới cùng rồi lớp HTO cả nguyên củ đã đập dập như lúc ngâm, rồi lại lớp đỗ đen phủ kín, không cần quá kín các kẽ, chỉ cần tương đối. Cứ như vậy cỡ 4 lớp chứ đừng đầy quá thì hơi không lên trên cùng được. Củ dài quá thì bẻ ngắn đi sao cho vừa nồi. Hấp cách thủy lần đầu từ tối cho đến sáng cỡ 8h trở ra Tắt bếp để thêm cỡ 1h thì dỡ ra ngoài tãi ra mẹt cho nguội và không bị ướt. Tốt nhất nên dùng dao tre hoặc Ceramic để thái, hoặc bần cùng thì dùng thép trắng chứ ko dùng sắt đen.
HTO sau khi nguội cầm được vào thì thái miếng to bản bằng bàn tay và dày nửa đốt ngón tay, cỡ 1cm. Chú ý là bổ dọc thì mới được vì ở giữa có cái rễ xuyên tâm rất cứng không thể cắt đứt. Nếu bạn cố chặt ngang rễ thì sẽ nát củ nên phải bổ dọc rồi bóc bỏ cái rễ ở giữa đi.
Nói chung mùa chế biến HTO là dịp cuối năm dương, khi trời đã sang đông, nắng nhẹ hanh. HTO ko nên phơi dưới nắng gắt. hoặc phải che tôn lên trên. Tốt hơn nên có máy sấy điện hoặc tốt nhất là lò sấy củi. Ngày phơi nắng hoặc sấy, tối phơi sương.
Đỗ đen sau khi đồ thì tãi ra phơi , ngày mai mang phơi dưới nắng to vì đỗ đen rất lạnh. Đỗ đen thì lại cần phơi nắng cho khô càng cứng càng tốt.
Đợi cho HTO khá khô, sao cho bạn cảm thấy HTO có thể hút được nước nếu đem ngâm. Có thể phải phơi hoặc sấy đến 2-3 ngày. Chính vì thế đỗ cũng phải phơi khô ko đỗ rất nhanh hỏng vì đỗ đen rất nhiều dinh dưỡng.
Sau khi HTO khá khô, thì đem đỗ đen hôm trước luộc lấy nước, cho lượng nước sao cho khi chắt ra thì được ngập một nửa chỗ HTO. Khi ninh đỗ nếu bị hút hết thì lại tiếp thêm nước sao cho vẫn còn được lượng nước đủ tẩm cho HTO. Thường thì cũng chỉ cho ngập mặt đỗ. Vì đỗ này đã đồ 1 lần nên lần ninh này cỡ 3h thì nước sẽ ngọt. Ninh đỗ phải đảm bảo đến khi nếm nước thấy ngọt. Chắt nước này vào 1 nồi khác và đổ riêng HTO vào ngâm, thi thoảng xóc lộn cho ngấm đều để HTO hút nước đậu. Thời gian ngâm sao cho bạn cảm thấy HTO ngậm đậm nước đậu đen, cỡ 1h. Nếu chưa hút hết thì có thể cho lên bếp đun 1 lúc cho ngậm hết nước. Chú ý ko nên đun quá lâu gây tã, mục đích đun là để ngậm hết chỗ nước vào thôi. Sau khi cạn, Lấy chỗ đỗ vừa luộc xong, trải 1 lớp dày 1 đốt ngón tay dưới đáy nồi hấp, tiếp theo là 1 lớp HTO rồi lại lớp đỗ cho đến khi hết. Hấp cách thủy 6h-8h rồi tắt bếp cho nguội cỡ 2h rồi lại hấp tiếp 6h nữa. Nghĩa là mỗi lần đồ như vậy là 2 lần lửa rồi mớii bỏ ra. Việc đồ lâu như vậy mới khiến HTO hóa ngọt. Đồ xong rồi tãi ra phơi cho đến khi nào thấy HTO khá khô đủ để hút nước thì lại luộc đỗ đen lần mới lấy nước tẩm, tẩm xong thì hấp, hấp xong thì phơi. Mõi lần luộc đỗ tẩm, hấp thì bỏ đỗ đen thay đỗ đen mới. Đỗ luộc 1 lần là hết độ ngọt nên bỏ.
Làm như vậy 9 lần đến khi nào cắn miếng HTO ko còn vị đắng nữa là được, thấy ngọt, bắt buộc phải hết đắng thì mới đạt. Tất nhiên sẽ không đều được, hầu hết ngọt, có vài miếng vẫn hơi có vị đắng cũng dc rồi.
Lần hấp cuối cùng trước khi phơi cất đi, lúc đó miếng HTO đang mềm thì thái miếng HTO bé lại, cỡ vuông 1 đốt ngón tay để lúc khô xay cho tiện. Nếu để miếng to mà phơi thì về sau cứng ko thể chặt nổi. Cuối cùng trước khi cất đi thì HTO phải thực sự khô. Nếu nhà có máy sấy thì sấy, không thì phải cho vào nồi gang đảo. Tất cả cất đi ở dạng nguyên miếng và có thể để được nhiều năm dùng dần. HTO sau khi khô phải nói cứng như gỗ lim nên xay cũng không dễ.