ĐÁNH GỪNG PHÒNG & CHỮA HO CẢM
ĐÁNH GỪNG PHÒNG & CHỮA HO CẢM
Trời chưa sang thu mà nhiều trẻ đã ho. Cứ đưa cháu đi nhà trẻ là thấy đầy đứa ho. Bệnh ho khá là khó chữa và dai dẳng vì thực sự những thuốc mà chúng ta cho trẻ nhỏ uống không tác dụng gì, nó chỉ gọi là đỡ đỡ ho hay qua cơn sốt thôi chứ không phải là khỏi. Vì để trục xuất tà khí hay hành lạnh trong phổi ra không dễ. Thế nên trẻ cứ tái đi tái lại.
Phòng là ngay khi chưa bị, khi thời tiết xấu thì chúng ta nên làm để giúp nâng cao chính khí, ngăn ngừa tà khí. Còn chữa là khi bị rồi thì bắt buộc phải làm để không cho tà khí vào sâu.
Người lớn mới bị cảm đã thấy ngay người khó chịu đau mỏi khang khác. Nếu biết sớm và làm sớm có khi chỉ cần như tôi dội qua 1 gáo nước nóng pha rượu gừng rồi lau khô đi là khỏi, không để lại hậu quả gì. Còn nếu lười hay hành động chậm để vài hôm sau bị sâu hơn mới sinh ra sốt ho là đã khó hơn rồi. Trẻ con vì không thể biết khi mới bị. Khi thấy chúng ho sốt đờm đau họng thì nghĩa là vào sâu rồi thì việc chữa khó hơn.
Mặc dù việc chỉ mỗi đánh gừng sống lưng thôi, vài lần trong ngày cũng đã giúp rất nhiều trong việc chữa ho, sốt, cảm. Nhưng để triệt để thì cần làm cả 3 việc sau trong 3 ngày liên tiếp. Làm triệt để thì nội trong 3 ngày là khỏi (nếu bị do cảm phong hàn). Cũng không được làm quá 3 ngày. Sau 3 ngày k khỏi thì vừa mệt vừa cảm vào sâu hơn.
- Đánh gừng 2h -3h 1 lần
- Uống nước ép củ hành tím khô ngày 2 lần (pha loãng ra chút)
- Đun nồi nước lá để xông ngày 3 lần
Lý do bị ho dai dẳng tái đi lại là do chưa chữa triệt để và bị sâu vào trong.
Làm được bao nhiêu hiệu quả bấy nhiêu, nếu đánh gừng không thì kqua chỉ dừng ở mức đó. Có bạn chỉ đánh 1 lần mà hy vọng khỏi ho thì k có đâu. Nói vậy để các bạn rõ không lại bảo chả thấy ăn thua gì thì mang tiếng phương pháp này và rồi chính bạn không tin nên mất luôn cơ hội bảo vệ sức khỏe. Nhưng không phải vì không làm được cả 3 (thực ra là 4, còn chích huyệt nữa) mà lại bỏ luôn cả một là đánh gừng. Thế nên, làm được gì cứ làm. Trước hết cứ đánh gừng vài lần đi cho chắc, chứ chờ làm dc cả 3 thì hơi lâu. Dân chuyên nghiệp thì nên mua lều xông.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GỪNG
Gừng ta 2 củ bằng ngón tay, rửa sạch cạo vỏ, giã nát, thêm muối hạt cỡ 1 hạt ngô bóp đều, bọc vào khăn vải đánh các chỗ sau mỗi đường 30 lần.
Việc cho chút muối (không nhiều) là cần thiết để gừng ra nước và giúp gừng có tác dụng lâu hơn. Không dùng rượu gừng gây lạnh
- Đánh phía sau dọc lưng từ trên gáy xuống theo 3 đường: 2 đường gồ gân lưng ở 2 bên sống lưng (kinh bàng quang) và đường giữa cột sống lưng. Tất nhiên là có thể đánh rộng hơn, có thể sang cả 2 vai nhất là với người bị đau vai cổ gáy, sang 2 sườn.
- 2 bên thắt lưng từ phía bụng vào giữa sống lưng
- phía trước dọc từ cổ qua rốn xuống bụng dưới chỗ cạp quần.
- Cuối cùng đánh lòng bàn chân
Với người đang ho sốt cảm 2-3h đánh 1 lần, ngày nhiều lần. Người bình thường đánh phòng bệnh ngày 1 lần trước khi ngủ.
Đánh xong mặc áo tránh gió quạt điều hòa nước ít nhất 30p, Ngoài ra, trong ngày ko đi chân đất tiếp xúc trực tiếp với nền gạch lạnh.
Áp dụng cho từ trẻ sơ sinh đến người già
CHÚ Ý: Với trẻ nhỏ thì vắt nước gừng vào ngón tay rồi miết, k dùng khăn xô gây xước da. Hoặc Cthe dùng loại vải trơn. Với người lớn Cthe dùng miếng vải của khẩu trang y tế. Mùa lạnh thì có thể dùng máy sấy thổi bọc gừng cho ấm hoặc thổi vào tay cho ấm rồi đánh cho đỡ ghê lưng.
Đánh xong mỗi vùng thì lấy máy sấy hơ nóng cho khô (với mùa đông miền Bắc).
Bài này cũng áp dụng cho việc hạ sốt khi trẻ con hoặc người lớn bị sốt. Sốt là do bi tắc. Làm thông thì sẽ hết sốt. Cách đánh gừng, ăn hành là cách chữa sốt mà không hại khí huyết và giúp nhanh bình phục. Nếu sốt thì 2-3h đánh 1 lần cho đến khi hạ sốt hoặc ngày đánh 3-4 lần. Tuy nhiên đây không phải là cách chữa gốc mà chỉ là hỗ trợ. Sốt có nhiều nguyên nhân. Sốt chỉ hết khi nguyên nhân gây sốt hết. Nếu chỉ đơn giản là cảm, tà khí nhập thì cách này hiệu quả. Nếu do viêm nhiễm thì cách này sẽ hỗ trợ cơ thể lưu thông khí huyết tốt có thể áp dụng.
Bài này cũng áp dụng cho người bị đau vai cổ gáy, đau nhức người , cảm cúm...
Đánh gừng và ăn hành cũng là một hoạt động giúp lưu thông khí huyết, đẩy lùi tà khí, giúp nâng cao chính khí. Hầu hết chúng ta đều bị tắc nghẽn do tà khí khí lạnh nhiếm thể hiện ở việc đau vai cổ gáy. Các bạn hãy chịu khó đánh gừng thường xuyên. Kẻ thù của chính khí là tà khí và sự tắc nghẽn.
PHẢN ỨNG CỦA TRẺ NHỎ KHI ĐÁNH GỪNG
Một số trẻ, thường bị ốm ho hoặc sau 1 đợt ốm ho khi đánh thì nổi đỏ, nổi mẩn quấy khóc. Hiện tượng này không có gì xấu. Chỉ là tà khí xuất ra thôi. Các bạn vẫn tiếp tục đánh đều và bình thường. Tất nhiên chú ý ko để làm xước da trẻ.
UỐNG NƯỚC ÉP HÀNH CỦ.
Hành giúp thông khí thông ách tắc, đẩy tà khí và hàn khí ra. Loại hành chuẩn chỉnh là hánh củ tím khô. Cũng có thể dùng củ nén hay hành tăm. Với người lớn có thể ăn sống luôn 5-7 củ (hành tím), nhưng uống thì dễ chịu hơn. Với trẻ nhỏ thì ép hoặc vắt lấy nước để uống dễ hơn, có thể pha loãng sao cho vừa với trẻ nhỏ chia uống làm nhiều lần. Cái này trẻ sơ sinh cũng uống được nhưng nhớ pha loãng ra. Lượng thì tùy chúng ta có thể cảm nhận và ước lượng. Mỗi lần vài giọt pha loãng thêm nước, ngày vài lần.
XÔNG
Ngay cả người lớn nhiều người cũng ho dai dẳng và hay bị cảm tái đi tái lại. Lý do là người yếu (chưa thể xử lý ngay) và hàn lạnh nhiễm đầy người (thứ có thể xử lý ngay).
Với trẻ nhỏ, có thể bế vào lều xông, bên trong có đặt nồi nước lá xông, ngồi cho toát mồ hôi, hết mồ hôi lạnh một lúc là được. Hết mồ hôi lạnh có nghĩa là sao? Ban đầu mồ hôi có chức năng làm mát cơ thể, gặp điều kiện nóng thì da thịt chưa nóng lên ngay đâu mà nó luôn ra mồi hôi để làm mát. Thế nên sờ vào da thịt mùa nóng là thấy mát. Ai mà thấy nóng là có vấn đề. Khi ra hết đợt mồ hôi làm mát đó, cơ thể sẽ nóng lên, lúc đó hàn lạnh mới ra được. Thời gian trong đó có thể là 15p. Cũng không nên lâu quá vì mệt mà khó chịu lại ra sớm quá thì không ăn thua. Ngày xông 3 lần và chỉ xông 3 ngày liên tiếp. Việc xông này nên có người trông vì xông khá mệt. Việc xông này rất hiệu quả. Nếu muốn xông tiếp thì đợi 1 tuần sau chứ không làm liên tục, 3 ngày rồi dừng.
TRÀ BÌNH MINH (CÔNG LỰC MẠNH, NHIỀU TÁC DỤNG)
Ngoài việc uống nước ép hành thì có thể ăn thêm món chè bình minh. Nó gồm hỗn hợp bột sắn, nước chà bancha, mơ muối lâu năm (hoặc nước mơ muối), nước gừng, nước tương. Món này dễ ăn, êm cái bụng. Áp dụng trong nhiều trường hợp cả sốt xuất huyết, ngộ độc thức ăn... Cái này search trên trang Bếp Thực Dưỡng có.
Ngày có thể ăn 2 lần
– 1/6 quả mơ muối lớn hoặc 0.5 thìa caphe nước mơ (không thể thiếu)
– 1/2 thìa nước tương shoyu hoặc tamari (nên có)
– 3-5 giọt nước cốt gừng (không thể thiếu)
– 1 thìa nước sạch
– 1 thìa bột sắn dây (thành phần chính)
– 1/2 chén nước trà bancha nóng, không quá đặc, không quá loãng (nên có)
Nghiền mềm mơ muối bằng mặt dao. Thêm nước tương, nước cốt gừng, nước sạch và bột sắn dây. Khuấy đều các nguyên liệu với nhau bằng đũa.
Hãy chắc chắn rằng nước trà bancha đã đủ sôi, điều này rất quan trọng vì như vậy mới có thể làm bột sắn dây trở nên đặc sánh. Nhanh tay thêm nước trà bancha đang sôi vào hỗn hợp ở trên và không khuấy khi thêm trà vào. Hãy để trà ngâm một vài giây trước khi khuấy. Dùng khi còn nóng.