TUYỆT KỸ ẨN DƯƠNG VÀO TRONG ÂM
Hãy
giấu thịt vào trong rau
giấu nóng vào trong lạnh
giấu nhiệt vào hàn
giấu hỏa vào trong thủy
giấu cao vào trong thấp
giấu dương vào trong âm
.....
Tuyệt kỹ ẨN TÀNG DƯƠNG VÀO TRONG ÂM – NGUYÊN LÝ VIÊN KẸO BỌC ĐƯỜNG
Đây là một tuyệt kỹ của âm dương. Nó được biết đến như một nguyên lý rất phổ thông VIÊN KẸO BỌC ĐƯỜNG, nghĩa là tưởng viên kẹo ngọt nhưng thực chất bên trong là thuốc đắng. Nhìn ra ngoài tự nhiên, chúng ta thấy mọi thực thể sống đều có nguyên lý này vỏ âm bọc lấy lõi dương hay âm bên ngoài dương bên trong vd vỏ cây bao lấy thân gỗ, lớp mỡ nằm ngoài cùng cơ thể… Đó là một trạng thái bền vững, cân bằng.
TẠI SAO PHẢI ẨN TÀNG DƯƠNG VÀO TRONG ÂM
Thuốc đắng thì có giá trị chữa bệnh nhưng không dễ uống chút nào nên người ta đã phải giấu thuốc vào trong vỏ đường, vỏ đường giống như một vỏ bọc an toàn cho cả thuốc và người uống để đưa vào trong cơ thể.
LỬA – DƯƠNG – SỨC NÓNG đều là những thứ tốt cho cơ thể nhưng làm sao có thể đưa lửa vào trong cơ thể được? Không ai có thể ăn hay uống lửa một cách trực tiếp bởi sức ly tán hay lực của lửa sẽ phá vỡ những thứ nó tiếp xúc. Nhưng người ta có thể giấu lửa vào trong nước để đưa vào người. Chỉ có thủy mới bao bọc được hỏa. Đó chính là dùng lửa đun nước cho nóng – đó là cách giấu hỏa vào trong thủy.
VỊ CAY NÓNG như gừng, ớt, tiêu đều là những thứ mang tính hỏa – theo đông y là dương (về khí) có tính hoạt. Những thứ này đều có những lực ly tán rất mạnh. Nếu không có sự bao bọc âm bên ngoài thì khí dương này sẽ hư hao và không chỉ vậy còn làm hại cơ thể. Người ta có thể gọi hiện tượng này là hư hỏa – Một lực ly tâm quá mạnh – một sức hỏa quá lớn làm hại cơ thể.
ẨN TÀNG NHƯ THẾ NÀO
Đối với các vị cay nóng, nếu chúng ta ăn trực tiếp (ăn sống) với lượng nhiều thì rất hại cho cơ thể. Thông thường ăn sống ở dạng nước chấm người ta chỉ ăn chút xíu chứ không ăn nhiều. Các bạn có thể thắc mắc rằng nhiều người miền trung ăn rất cay mà vẫn khỏe. Vậy thì việc họ ăn cay như thế có tốt không. Bản thân tôi cũng không dám chắc về điều này và tôi phải đi hỏi một thầy y. Thầy bảo đến thầy – người Huế - mà ăn cay cũng vừa vừa thôi chứ ăn nhiều thì chắc chắn là hại. Làm thế nào để tận dụng được khí dương mà không hại thì chúng ta cần ẩn tàng dương (khí) vào trong âm.
Âm dương ở đây không chỉ là cay nóng hàn nhiệt mà nó là 2 phạm trù rộng, là tổng hợp các cặp phạm trù đối lập như thịt - rau, axit - kiềm, cao - thấp, hàn - nhiệt, nóng- lạnh.
Nghệ thuật âm dương không chỉ là cân bằng hay đầy đủ các vị trong món ăn hay bữa ăn, mà nó còn là sự cân bằng mang tính phá vỡ hay ẩn giấu vào trong nhau.. Làm sao để ẩn giấu cái nóng cay vào trong cái hàn lạnh là một nghệ thuật bởi như thế nó vừa cân bằng vừa an toàn.
Trong nghệ thuật làm tương tamari, nếu làm quá nhạt thì tương không đủ dương và sẽ mốc, thường tương Nhật là loại như vậy. Đỉnh cao hơn là làm sao giấu mặn (muối) vào trong tương để tương dương mà không thấy mặn. Không chỉ làm cho tương dương mà tính chất mặn của tương hoàn toàn khác tính chất mặn của muối và nó có những lợi ích đặc biệt tốt. Trên thế giới thì mình không biết, nhưng ở Việt Nam thì chỉ có một thầy làm được như vậy. Khi bát nước chấm còn sót lại bay hơi đi sẽ có những viên muối kết tinh trong suốt như pha lê to như đầu que tăm hình thành – đó là những viên muối đặc biệt do khí tụ lại. Tương này so với tương Nhật thì dương hơn nhiều nhưng sẽ không ngon ngọt như tương Nhật, tương này có tính chất chữa bệnh hơn là tạo khẩu vị.
Những người chuộng dương, thiên lệch dương sẽ bị hiện tượng lộ dương – thường thấy nhiều trong giới thực dưỡng. Về mặt tinh thần thường mất kiểm soát do năng lượng dương không có âm để bao bọc bị ly tán ra.
inbox cho fanpage để THAM GIA NHÓM CÓ PHÍ ĐỂ HỌC BÀI BẢN & ĐẦY ĐỦ