TƯ TƯỞNG ÂM DƯƠNG ĐỐI TRỊ TRONG CHỮA BỆNH
khi bị sốt, cách thông thường làm cho hạ sốt là dùng thứ lạnh, mát để hạ. Ví dụ trong dân gian dùng diếp cá, cỏ mực, rau má, nước dừa hoặc thậm chí đắp khăn ướt, chườm đá và uống thuốc hạ sốt. Bởi đơn giản ai cũng thấy là nóng quá sẽ gây hại nên phải hạ nhiệt. Đó là cái trước mắt ai cũng thấy và không thể phủ nhận.
Khi bị ho cảm, các phương thang hay thuốc trên thị trường đều dùng các thức phát hãn như tía tô, bạc hà, xạ can, kinh giới để khui phong hoá ứ giải nhiệt tà mà chữa.
Khi bị các chứng về đại tràng, kích ứng ruột đi phân tã nát ướt người ta dùng các thức cay nóng và đắng để làm ấm và co rút lại.
Khi bị dạ dày, các thức dùng để chữa thường cũng có các vị đắng như khổ sâm, khôi nhung. Mục đích cũng là giúp co rút và giảm cảm giác nóng.
Bị thế này thì dùng thứ này để đối trị, giống như lửa cháy thì dùng nước dập. Với pp âm dương đối trị này dường như càng chia nhỏ thì càng chính xác và dùng thuốc càng chuẩn. Từ một cái gốc mà phân chia ra các cành nhánh ngóc ngách khác nhau để có phương đối trị tương ứng đúng vị trí và hiệu quả. Cách tư duy này tưởng uyên thâm nhưng có khi lại không hay. Và cơ bản dân ngoại đạo thì không thể làm được, cũng không biết cách để dưỡng sinh.
Giống như quyển sách này đã chia hậu sản ra vô cùng nhiều bệnh khác nhau làm cho người ta lầm tưởng có nhiều bệnh đến thế. Thực chất của hậu sản chỉ là sự suy nhược trong thời kỳ sinh nở mà biến hoá ra các bệnh. Chỉ cần bồi bổ cho khoẻ thì trăm thứ bệnh họ phân chia kia cũng hết. Từ một gốc mà chia ra trăm bệnh, mà từ trăm bệnh cũng qui về một gốc. Do đó sẽ có 2 cách để chữa. Chữa gốc hay chữa nhánh.
Việc chia để trị giống như việc xem giặc tấn công chỗ nào thì ta điều binh chỗ đó. Nó làm ta chạy hết chỗ này đến chỗ nọ. Giặc thì thiên biến vạn hoá. Có một cách khác là tự làm mình mạnh lên thì giặc tự rút. Hoặc xác định được tướng giặc mà giết thì các cánh quân cũng tự rút. Chia cành phân nhánh để cho hiểu tường tận nhưng ko phải lúc nào cũng nên dùng cách đó để chữa trị.
Lâu nay chúng ta vẫn dùng các pp đối trị như vậy để chữa và chúng ta coi đó là chữa gốc. Nhưng không phải. Với tôi đó chỉ là cách chữa dùng liệu pháp tự nhiên (nghĩa là không dùng hoá chất độc hại) chứ không phải chữa gốc. Còn chưa nói đến cách chữa đó còn có hại hay không vì có thể làm tổn hao khí huyết do dùng các thức phát hãn, công phạt.
Lấy vd như này cho dễ hiểu. Bệnh về đại tràng có thể chia ra thành các chứng hoặc bệnh như là là ruột kích ứng, đại tràng kích ứng, đi đại tiện tã nát ướt lạnh hoặc khô cứng táo hoặc trĩ. Nhưng tất cả chúng đểu có chung một gốc là hệ đại tràng đã quá suy yếu và nhão. Nếu theo theo cách âm đương đối trị, người ta sẽ có các phương thang hoàn toàn khác nhau cho chứng khô cứng táo và chứng tã nát ướt. Nhược điểm của cách này là người ta chỉ chăm chăm đối trị để đưa nó về trạng thái cân bằng. Nếu ướt thì làm cho khô, nếu khô táo thì làm cho nhuận. Đôi khi việc tập trung vào đối trị người ta lại không tính đến làm sao cho đại tràng khỏe. Thế nên dù có hết hiện tượng táo hoặc ướt thì chưa chắc đại tràng đã khỏe và có thể bị lại bất cứ khi nào. Thế nên các thuốc về đại tràng trên thị trường không hiệu quả. Việc đối trị là không đủ.
Nếu theo cách lấy khí huyết làm gốc, nhận thấy việc đại trạng như thế là do nó quá hư yếu, chỉ cần làm cho khỏe thì tự hồi phục, từ táo cũng về bình thường mà từ ướt cũng về bình thường. Khi nó khoẻ thì nó cân bằng, chẳng âm cũng chẳng dương. Vì không chia ra âm dương, táo ướt thì mới có một phương thang dùng chung cho cả táo và ướt. Người ta không cần đối trị mà tập trung làm khỏe. Kể cả việc chữa sốt, chữa ho cũng cùng nguyên lý như vậy. Gần ấy chứng về hậu sản có thể dùng chung 1 phương thang là bổ khí huyết. Nên tính đến phương án này. Ai đã dùng đệ nhất hà thủ ô sẽ thấy điều đó.
Nói là không chia nhưng không có nghĩa là không hiểu âm dương, táo ướt. Nếu k tính đến âm dương thì có thể sẽ làm táo sẽ táo hơn, ướt sẽ ướt hơn hoặc từ táo sang ướt, từ ướt sang táo. Người ta phải tính làm sao đó để táo sẽ trở về cân bằng, ướt cũng sẽ trở về cân bằng. Đối trị mà không tách rời bồi bổ mà bồi bổ vẫn ẩn tàng đối trị.
khi bị sốt, cách thông thường làm cho hạ sốt là dùng thứ lạnh, mát để hạ. Ví dụ trong dân gian dùng diếp cá, cỏ mực, rau má, nước dừa hoặc thậm chí đắp khăn ướt, chườm đá và uống thuốc hạ sốt. Bởi đơn giản ai cũng thấy là nóng quá sẽ gây hại nên phải hạ nhiệt. Đó là cái trước mắt ai cũng thấy và không thể phủ nhận.
Khi bị ho cảm, các phương thang hay thuốc trên thị trường đều dùng các thức phát hãn như tía tô, bạc hà, xạ can, kinh giới để khui phong hoá ứ giải nhiệt tà mà chữa.
Khi bị các chứng về đại tràng, kích ứng ruột đi phân tã nát ướt người ta dùng các thức cay nóng và đắng để làm ấm và co rút lại.
Khi bị dạ dày, các thức dùng để chữa thường cũng có các vị đắng như khổ sâm, khôi nhung. Mục đích cũng là giúp co rút và giảm cảm giác nóng.
Bị thế này thì dùng thứ này để đối trị, giống như lửa cháy thì dùng nước dập. Với pp âm dương đối trị này dường như càng chia nhỏ thì càng chính xác và dùng thuốc càng chuẩn. Từ một cái gốc mà phân chia ra các cành nhánh ngóc ngách khác nhau để có phương đối trị tương ứng đúng vị trí và hiệu quả. Cách tư duy này tưởng uyên thâm nhưng có khi lại không hay. Và cơ bản dân ngoại đạo thì không thể làm được, cũng không biết cách để dưỡng sinh.
Giống như quyển sách này đã chia hậu sản ra vô cùng nhiều bệnh khác nhau làm cho người ta lầm tưởng có nhiều bệnh đến thế. Thực chất của hậu sản chỉ là sự suy nhược trong thời kỳ sinh nở mà biến hoá ra các bệnh. Chỉ cần bồi bổ cho khoẻ thì trăm thứ bệnh họ phân chia kia cũng hết. Từ một gốc mà chia ra trăm bệnh, mà từ trăm bệnh cũng qui về một gốc. Do đó sẽ có 2 cách để chữa. Chữa gốc hay chữa nhánh.
Việc chia để trị giống như việc xem giặc tấn công chỗ nào thì ta điều binh chỗ đó. Nó làm ta chạy hết chỗ này đến chỗ nọ. Giặc thì thiên biến vạn hoá. Có một cách khác là tự làm mình mạnh lên thì giặc tự rút. Hoặc xác định được tướng giặc mà giết thì các cánh quân cũng tự rút. Chia cành phân nhánh để cho hiểu tường tận nhưng ko phải lúc nào cũng nên dùng cách đó để chữa trị.
Lâu nay chúng ta vẫn dùng các pp đối trị như vậy để chữa và chúng ta coi đó là chữa gốc. Nhưng không phải. Với tôi đó chỉ là cách chữa dùng liệu pháp tự nhiên (nghĩa là không dùng hoá chất độc hại) chứ không phải chữa gốc. Còn chưa nói đến cách chữa đó còn có hại hay không vì có thể làm tổn hao khí huyết do dùng các thức phát hãn, công phạt.
Lấy vd như này cho dễ hiểu. Bệnh về đại tràng có thể chia ra thành các chứng hoặc bệnh như là là ruột kích ứng, đại tràng kích ứng, đi đại tiện tã nát ướt lạnh hoặc khô cứng táo hoặc trĩ. Nhưng tất cả chúng đểu có chung một gốc là hệ đại tràng đã quá suy yếu và nhão. Nếu theo theo cách âm đương đối trị, người ta sẽ có các phương thang hoàn toàn khác nhau cho chứng khô cứng táo và chứng tã nát ướt. Nhược điểm của cách này là người ta chỉ chăm chăm đối trị để đưa nó về trạng thái cân bằng. Nếu ướt thì làm cho khô, nếu khô táo thì làm cho nhuận. Đôi khi việc tập trung vào đối trị người ta lại không tính đến làm sao cho đại tràng khỏe. Thế nên dù có hết hiện tượng táo hoặc ướt thì chưa chắc đại tràng đã khỏe và có thể bị lại bất cứ khi nào. Thế nên các thuốc về đại tràng trên thị trường không hiệu quả. Việc đối trị là không đủ.
Nếu theo cách lấy khí huyết làm gốc, nhận thấy việc đại trạng như thế là do nó quá hư yếu, chỉ cần làm cho khỏe thì tự hồi phục, từ táo cũng về bình thường mà từ ướt cũng về bình thường. Khi nó khoẻ thì nó cân bằng, chẳng âm cũng chẳng dương. Vì không chia ra âm dương, táo ướt thì mới có một phương thang dùng chung cho cả táo và ướt. Người ta không cần đối trị mà tập trung làm khỏe. Kể cả việc chữa sốt, chữa ho cũng cùng nguyên lý như vậy. Gần ấy chứng về hậu sản có thể dùng chung 1 phương thang là bổ khí huyết. Nên tính đến phương án này. Ai đã dùng đệ nhất hà thủ ô sẽ thấy điều đó.
Nói là không chia nhưng không có nghĩa là không hiểu âm dương, táo ướt. Nếu k tính đến âm dương thì có thể sẽ làm táo sẽ táo hơn, ướt sẽ ướt hơn hoặc từ táo sang ướt, từ ướt sang táo. Người ta phải tính làm sao đó để táo sẽ trở về cân bằng, ướt cũng sẽ trở về cân bằng. Đối trị mà không tách rời bồi bổ mà bồi bổ vẫn ẩn tàng đối trị.