TỪ BÁT NƯỚC MẮM ĐẾN BỮA CƠM VIỆT (P2)
TỪ BÁT NƯỚC MẮM ĐẾN BỮA CƠM VIỆT (P2)
Hôm rồi đi loanh quanh mà cũng ko biết ăn gì, ban đầu định vào V'home nhưng thấy ngay bên cạnh có quán Ấn Độ mới vào thử xem sao. Món Ấn có một loại bánh mà mình rất thích làm bằng bột mì nguyên cám nướng trên lửa hoặc chảo không dầu đó là bánh Chapati. Ăn gần xong anh chủ mới hỏi xem bữa ăn thế nào, sao biết bánh chapati vì rất ít ng gọi bánh đó. Vào đó và gọi 1 bát cari đậu đỏ, một chapati, và một loại bánh dạng bột mỳ trắng thêm chút hành và rán. Loại thích nhất ăn ổn nhất thì bé như bàn tay, mỏng như tờ giấy. Bát cari đậu đỏ mới ăn thì thấy khá ngon nhưng ăn dc nửa bát thì thấy người như bị say và rất mệt. Lý do có lẽ là nó quá nhiều gia vị. Ít nhất là 5 loại gia vị cay nóng mà nhiều nhất có thể là 8 hoặc 10. Các loại gia vị cay nóng được coi là dương trong đông y vì tính nóng bốc và hoạt khí, được coi là âm trong thực dưỡng bởi tính ly tâm mạnh. Tóm lại ăn nhiều thì không có tốt, lâu dần hại khí, mất dương. Các pháp thiền và nhiều đạo giáo cũng hạn chế ăn gia vị cay nóng vì nó có tính kích dục và động tâm.
Các món ăn Ấn thì nổi tiếng với các loại gia vị cay nóng, các loại bánh, các món chiên xào. Nhìn menu muốn gọi một món gì đó kiểu như canh để cho hạ hỏa thì họ bảo canh là ngô ngọt chiên. Trời đất! Lúc này tôi mới nhớ lại các món ăn của các dân tộc hay các nước thì thấy rằng.
Có đợt một đoàn du lịch đi Ấn và bị ngộ độc hết cả lượt sau 5 ngày ăn uống các thức ăn bên Ấn. Đau bụng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu. Có người bảo là do mình không biết các quán ăn ngon. Ờ thì đúng thế, nhưng nhìn chung đó là phong cách món ăn Ấn – Cực nhiều các loại gia vị cay nóng, thêm nữa là các loại bánh vô cùng nhiều. Mà bánh thì hoặc là ngọt hoặc là rán. Cũng có rất nhiều loại bánh ngon nhưng dường như nó là thứ để ăn chơi chứ không phải “mẹ ruột”. Tuy vậy, với dân họ thì họ ăn quanh năm ngày tháng.
Hôm loanh quanh Bờ Hồ mới tìm đồ ăn, đi vào quán Bánh Mỳ Sư Phụ gần WC công cộng đối diện Thủy Tạ, hỏi có bánh nào mà không có bơ sữa đường không thì không có. Đành thử mua tạm mấy loại, ăn được ít rồi cũng vứt. Ngay cả các bạn có vào các quán Âu như tiệm bánh Saint honore hoặc các tiệp Pizza nói chung thiên nhiều về bơ sữa thịt. Cái loại duy nhất hợp với mình là bánh mỳ mộc là thấy dễ tiêu nhất, loại không đường sữa. Mà không hiểu sao người ta cứ phải cho đường sữa vào bánh, bánh nào cũng thế. Cái gần nhất với canh – loại rau xanh – của các món âu là sup. Sup là một từ chung chung để ám chỉ thứ nước nước, nhuyễn nhuyễn hầm nhừ kiểu như cháo. Đôi khi nó là rau củ, đôi khi có cả hạt, cả thịt. Kiểu súp thịt gà mà các đám cưới hay cho ăn đầu tiên. Tuy vậy, người âu họ vẫn ăn vậy suốt cả ngày tháng năm. Dân mình thì không. Kiểu lâu lâu ăn bữa.
Rượt qua Trung Quốc hoặc Thái Lan thì bạn cũng khá khó tìm món canh kiểu Việt Nam. Rau của họ hầu hết là chiên xào chứ không nấu luộc như mình mặc dù họ cũng rất nhiều món ăn ngon. Mình chỉ nói là họ thiếu phần rau xanh nấu luộc thanh đạm đơn giản kiểu VN.
Chung qui thì mình thấy bữa cơm của VN cân bằng hơn cả. Thông thường sẽ có
Cơm tẻ là mẹ ruột
Món kho mặn
Món canh rau củ quả
Chính món canh – món rau xanh, không phải là xa-lát, không phải là hoa quả tráng miệng, mới là món tối quan trọng trong bữa cơm. Nó cân bằng lại tinh bột, thịt cá, giúp kiềm máu, đào thải muối và đạm. Và dường như mâm cơm gia đình nào cũng không thể thiếu món canh. Nhìn mâm cơm mà không có canh thì đã thấy thiếu thiếu không thoải mái. Mới vào ăn, người tây thì làm bát sup còn người Việt làm bát cách để cho mát lòng mát ruột. Các món ăn của Nhật Bản mình thấy khá tương đồng với
cũng khá tương đồng với Việt Nam. Họ luôn có 1 bát sup rong biển miso, có gừng muối, có củ cải mài ... Một cách rất cân bằng âm dương. Bạn muốn ăn món canh, có lẽ chỉ nên vào nhà hàng mang phong cách Việt Nam hoặc Nhật Bản, còn các món ăn chơi, bánh trái thì nhà hàng Âu.