TOÀN TẬP VỀ LẠNH CHÂN
TOÀN TẬP VỀ LẠNH CHÂN
Nếu đi khám Tây y, họ không coi là bệnh vì bệnh chưa phát. Nếu đi khám đông y họ sẽ nói thận kém, thận dương suy, tâm thận bất giao... nói chung với dân mình thì cũng dễ hiểu dễ chấp nhận những kết luận của đông y. Nhưng thường các thầy cũng chỉ cho thuốc chứ không hướng dẫn bạn cách ăn uống hay dưỡng sinh nào để cải thiện hiện tượng này.
Bạn nào bị lạnh chân tham khảo bài này.
HIỆN TƯỢNG
Những người lạnh chân thường cũng hay lạnh bụng, tiêu hoá kém, nếu nặng thì bị mất cân bằng âm dương gây nên trên thì nhiệt mà dưới thì hàn, có cảm giác nóng trong mà ăn đồ lạnh mát thì lại làm lạnh bụng nên dễ bị đi ngoài, hay bị nhiệt miệng.
Huyết áp không bình thường, thường là thấp.
Với nữ, đến kỳ kinh sẽ bị đau bụng dữ dội hơn người bình thường. Với nam sinh lý bất ổn. Nói chung sức khỏe kém.
NGUYÊN NHÂN
Hiện tượng lạnh chân thường là biểu hiện của khí huyết kém (suy). Nguyên nhẫn dẫn đến khí huyết suy thì rất nhiều, do cảm mạo phong hàn, do ăn uống lung tung làm lạnh tì vị, rồi dẫn đến thận khí suy..
Khi trời lạnh, khí huyết không đủ thì phải rút về lục phủ ngũ tạng là nơi quan trọng hơn trong cơ thể để bảo vệ cơ thể nên những phần xa trung tâm như tay chân sẽ lạnh. Hiện tượng này cũng xảy ra khi bị ốm sốt. Khi ốm sốt cao kéo dài, nếu chân vẫn ấm thì chưa có gì nguy hiểm nhưng nếu người phía trên sốt cao phía dưới chân lạnh toát là đã sang giai đoạn nguy hiểm cần phải có biện pháp can thiệp hoặc đưa đi bệnh viện.
Thận chủ về khí, giống như là nơi giữ sinh khí, năng lượng hay nhiệt trong cơ thể. Thận kém thì năng lượng nhiệt kém. Thận yếu, thận bị lạnh, thận dương suy dẫn đến tì vị hay bị lạnh, không có đủ nhiệt lượng để tiêu hoá thức ăn nên lại càng không sản sinh được năng lượng. Hễ ăn thứ lạnh vào là bị thải ra hoặc không tiêu hoá được, tiêu hoá không hết.
Bạn có thể hình dung, thận giống như người canh củi, đút củi vào lò lửa để nấu thức ăn. Lò lửa đó chính là tì vị. Nếu củi không cho vào đủ thì tì vị lạnh không thể nấu được thức ăn. Thức ăn không có thì không tạo ra được năng lượng cho cơ thể. Thế nên việc giữ ấm bụng cũng rất quan trọng, giống như giữ lửa cho lò. Lạnh bụng sẽ khiến toàn bộ cơ thể lạnh. Người ta thường có phản ứng tự nhiên là đắp chăn lên bụng khi lạnh.
Năng lượng nhiệt mà kém cũng dễ bị nhiễm lạnh, mắc các bệnh đau vai cổ gây, trúng gió, viêm phổi, viêm đường hô hấp.
Thận yếu cũng không đủ năng lượng, không đủ khí để đẩy máu đi dẫn đến 2 trường hợp. Trường hợp 1 nhẹ hơn là huyết áp thấp hoặc hiện tượng kẹt huyết áp - thấp và cận trên dưới gần nhau. Trường hợp 2 nặng hơn là thiếu máu lên não, não phải ra lệnh cho tim có bóp nhiều và mạnh hơn dẫn đến huyết áp tăng mà máu thì vẫn không đủ lên não., trở thành bệnh huyết áp cao. Thế nên, những người ghép thận thường bị huyết áp cao là vì trường hợp 2.
Trong đông y, thận là nơi giữ sinh khí nhưng thận chủ về thủy. Khi thận hư ở mức kha khá thì thận thủy không chế ngự được tâm hỏa gây nên trên thì nhiệt nóng dưới thì hàn lạnh. Người ta gọi hiện tượng này là tâm thận bất giao, mất cân bằng âm dương. Vì bạn thấy nhiệt, nên bạn lại càng muốn ăn thứ mát để giải nhiệt thì lại càng làm cho phần dưới lạnh, càng gây mất cân bằng, dưới càng lạnh thì trên càng nóng. Hoặc vì bạn thấy lạnh bụng, phía dưới lạnh bạn muốn ăn những thứ ấm nóng như ớt gừng tiêu rượu thì lại càng làm cho phần trên nhiệt. Cả 2 cách trên, càng ăn càng gây mất cân bằng, càng lạnh bụng, càng nhiệt miệng.
Thường những người này hay lo sợ, hay không vừa ý.
Thế nên thận lạnh hay thận kém là nguyên nhân của rất nhiều bệnh. Thận kém, thận suy thì thận rất dễ bị lạnh mà thận bị lạnh thì thận sẽ suy. Lạnh luôn tìm thận để xâm nhập. Thận sợ nhất là lạnh nên mùa đông phải dưỡng thận. Chỉ cần làm thận khỏe, ấm trở lại thì nhiều bệnh sẽ rút.
Ngày nay thì lại quá nhiều các điều kiện để thận bị tổn thương, suy yếu. Ăn quá nhiều thịt đỏ, đồ chiên rán, lò vi sóng, chất kích thích, gia vị, hóa chất khiến thận khí bị suy, ham dục quá độ, rồi ăn mặc phong phanh, sử dụng điều hòa quá nhiều là nguyên nhân hàn khí xâm nhập cơ thể.
( tham khảo bài Cảm mạo phong hàn)
TIÊU CHÍ ĂN UỐNG.
Có 2 tiêu chí, một là không làm ly tán năng lượng mà phải gom năng lượng, hai là không làm mất cân bằng - trên nóng dưới lạnh.
Những thức ăn nào làm ly tán năng lượng (chiều hướng âm - ly tâm)? Ly tán năng lượng thì lại có nhiều kiểu từ tinh tế khó nhận biết cho đến dễ nhận biết. Loại dễ nhận biết là nóng như rượu, ớt (ly tán bốc lên) và loại hàn lạnh gây ỉa chảy, lạnh bụng như dưa hấu, nhân sâm, mồng tơi, hải sản. Loại khó nhận biết là các dạng sóng từ làm phân rã năng lượng của thức ăn.
Hạn chế những chất kích thích như rượu và những thức ăn có nhiều gia vị nóng như ớt, tiêu gừng mà không biết cách chế biến. Các loại này các bạn tưởng làm giúp ấm người nhưng đó là hiện tượng lôi năng lượng (dương lực) của chính bạn ra bên ngoài chứ bản thân các chất đó (rượu, ớt) không có năng lượng. Thường sau khi nóng sẽ là lạnh hoặc nóng trên mà lạnh dưới khi ăn các thức cay nóng này.
Hạn chế các loại hoa quả gây lạnh bụng như dưa hấu, dưa chuột, các loại rau hàn lạnh như mồng tơi, rong biển, nhân sâm cần biết cách chế biến, hạn chế ăn các đồ để trong tủ lạnh.
Hạn chế ăn các đồ đã qua chế biến nhiều khâu khiến năng lượng bị ly tán nhiều như bún.
Những thức ăn nấu bằng lò vi sóng, bếp từ, chiên rán, nướng. Dù không biết âm dương thì các bạn cũng có thể hình dung tính nhanh & mạnh của các cách chế biến này đã truyền cho thức ăn tính ly tâm mạnh. Những thức ăn này thường gây nóng trong.
Vậy phải ăn thức ăn như nào? Đây là câu hỏi khó. Loại thức ăn nhiều năng lượng, ấm nóng mà lại không bốc lên giúp cơ thể tăng năng lượng và ấm lên. Loại thức ăn mát mà lại không kéo xuống giúp mát cơ thể. Trong tự nhiên thì không có loại thức ăn nào sẵn như vậy mà phải dùng lý thuyết âm dương để chế biến. Ăn ớt, ăn gừng không nóng đầu, không gây nhiệt mà lại ấm chân, ấm bụng. VD bài canh gà nấu sâm, rong biển kho tiêu ớt...
CÁC BÀI ĂN UỐNG ÁP DỤNG
Bài gừng muối của bác Hùng Y là một bài hiệu quả giúp ấm thận, gừng muối là một cách kéo nóng của gừng xuống dưới cho vào thận mà không bốc lên đầu. Bài này quá nổi tiếng nên tôi không muối chép lại. Trong bài này có lưu ý dùng 3 nghỉ 7 lý do là vì bài bày thuộc dạng tả, nghĩa là công hiệu khá mạnh, dùng một lực khá mạnh. Với những người suy nhược nặng, tì vị quá kém thì uống vào có thể đau bụng buồn nôn vì không chịu nổi lực của bài này thì cần phải giảm liều lượng. (bài gừng muối xem phía dưới cùng)
Bài lòng đỏ trứng gà ta luộc chấm bột gừng muối. Gừng sắt lát, sấy hoặc phơi âm can khô, rồi đem xao thật kỹ cho gần cháy đen, tán nhỏ, trộn với muối rang khô tán nhỏ.
Bài nhân sâm và long nhãn ninh thành cao, có thể thay nhân sâm bằng sâm ta cũng được, đại loại 1 dạng củ bổ về khí và hàn lạnh. Nhân sâm bổ khí có tính hàn lạnh, năng lượng đi xuống. Nhã bổ huyết có tính nóng đi lên. Ninh hai thứ này thành cao để ăn. Đại loại ninh thật lâu, cỡ cả 1 ngày, hết nước lại cho thêm nước, đến khi nhuyễn thì là được.
CÁC BÀI DƯỠNG SINH BÊN NGOÀI
Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt đạo. Có một câu chuyện nói rằng một bức thư cổ của một người thọ trên 100 tuổi có nói bí quyết để có sức khỏe tốt là luôn giữ bàn chân được ấm. Bạn có thể dùng đá muối hoặc ngâm chân nước nóng có pha dược liệu.
Về đá muối, nó là thức rất dương nên sẽ hút âm hàn nên bạn thấy đá muối luôn ướt và lạnh. Nếu làm nóng nó lên thì nó có thể hút hàn khí và các khí bệnh rất tốt. Bằng chứng là giân dan vẫn dùng muối hạt rang nóng bọc lại và đánh cảm hoặc chườm vào chỗ bị xưng đau. Chất lượng của đá muối nói chung cả thế giới giống nhau hết vì đều được khai thác tại cùng một vùng của Pakistan và cũng không có đá giả. Nên bạn tiện hoặc thấy chỗ nào giá hợp lý thì mua đâu cũng được. Mình thì cũng bán đá muối, nếu ai mua thì có hướng dẫn riêng của mình.
Ngâm chân thì chỉ cần cho muối và gừng vào nước nóng và ngâm chân ngập qua mắt cá là được. Ngâm thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt, cho càng nhiều gừng càng tốt. Sắp tới mùa gừng, các bạn có thể mua cả yến gừng về để dùng dần. Tìm xem có chỗ nào gừng của vùng cao các bạn mang về bán ủng hộ có 10k 1kg. Mình thường mua về cho vào bình 20 lít đổ rượu vào dùng cả năm. Mình hay dùng cho vào nước tắm vì mình tắm nước lạnh vào cả mùa đông. Nếu tốt hơn thì dùng thêm các loại dược liệu chuyên cho ngâm chân như quế, lá lốt, hương nhu, bạc hà… Loại bột này mình cũng có bán. Loại bột này nhiều công dụng và cực thơm, dùng rất thích.
Thường xuyên ấn matxa, kích thích các huyết dưới bàn chân. Nói chung cứ ấn chỗ nào được thì ấn, giữa lòng bàn chân, 2 mé bàn chân, các kẽ ngón chân, quang cổ ngón chân cái, huyệt dũng tuyền, huyệt tam âm giao, huyệt túc tam lý và dọc ống chân.
Tập thở bụng là một phương pháp rất hiệu quả. Về cách thở này các bạn có thể tìm hiểu của những người chuyên về thở như ThuậnNghĩa Lê, Nguyễn Khắc Viện. Cá nhân mình chỉ tự thở theo kiểu 4 chu kỳ hay thở hình vuông. Đơn giản là thở có ý thức, nghĩa là không phải vô thức, dùng ý thức điều khiển khiển cơ bụng co dãn chậm theo 4 nhịp: Từ từ hít vào thật chậm, hít đầy ngưng thở 1 lúc chứ đừng thở ngay ra, từ từ thở ra cho đến họp xẹp bụng hết cỡ, nhịn một lúc rồi từ từ hít vào. Nếu sự từ từ của bạn càng lâu thì nhiệt lượng sinh ra càng nhiều nhưng những người yếu thì không nên cố quá vì rất mệt, hoa mắt chóng mặt.
Cuối cùng, phần này rất quan trọng. Cho dù bạn có ăn uống đúng, áp dụng các trợ phương như đá muối, ngâm chân… thì vẫn cần phải vận động, tập luyện hàng ngày. Tập luyên chính là cách dương hóa cơ thể, lưu thông khí huyết. Dù bạn có ăn toàn thứ tốt và bổ béo nhưng cơ thể bạn không đốt được chúng thì bạn cũng không thể hấp thu được. Vận động chính là cách làm sinh ra năng lượng để tiêu hóa thức ăn. Không thể dùng tất cả các phương trên để thay cho tập luyện được. Thời gian tập luyện tốt nhất là vào buổi sáng. Nói chung trong ngày bạn cần vận động, bài gi cũng được, yoga, khí công, vẩy tay, chạy bộ…
Điều này quả thực khó với chúng ta nhưng chả còn cách nào khác. Trong cuốn Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc có nói bệnh của con người thời nay là bệnh lười. Hoặc cũng có thể do chúng ta quá ham công việc mà không có thời gian dành cho vận động, nấu nướng ăn uống tử tế. Đây là điều chúng ta cần chữa đầu tiên.
Trong các phương pháp này thì thở bụng, tập luyện là quan trọng nhất, vừa đẩy hàn khí ra ngoài, vừa làm khí huyết lưu thông, vừa tạo độ lửa bên trong cơ thể giúp chuyển hóa, giống như việc nội lực bên trong quan trọng hơn các trợ phương bên ngoài. Sau đó đến vấn đề ăn uống đúng thức ăn, đúng cách nấu, sau đó là các phương pháp trợ phương bên ngoài như ngâm chân, matxa.
-----------
Bài thuốc với gừng bản thân nó không chữa được bệnh nào cả, mà nó chỉ làm ấm thận lên, cho quả thận không bị héo, khô, lạnh. Khi thận ấm lên thì các bệnh tự hết:
Đổ mồ hôi tay – lạnh tay chân, cước khi gặp mưa lạnh,
Hay bị cảm, sổ mũi, dị ứng, đau bụng khi ăn đồ lạ,
Nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa
Nhức mỏi chân tay khi thay đổi thời tiết, đau khớp,
Mất ngủ, ho gió ho khan, ho không rõ nguyên nhân…
Tụt huyết áp, rối loạn tiền đình, thiếu máu não
Hậu sản: là sau khi sinh bị cảm, cúm, ốm sốt… gây nên mệt mỏi, biếng ăn, đắng miệng, sút cân…
Một miếng gừng tươi cắt vuông 2,5 – 3cm đập dập (khoảng 10g) + ½ thìa bé bằng móng tay muối (Khoảng 2g muối) + 100ml nước, sau đó đun sôi nhỏ lửa khoảng 3 – 5 phút. Rót ra cốc cho nguội bớt. Uống nóng trước khi đi ngủ. (Bỏ bã đi).
Uống 3 tối (tôi nào làm tối đó uống), trước khi lên giường đi ngủ.
Rồi nghỉ 7 tối không uống.
Làm và uống tiếp 3 tối, nghỉ 7 tối không uống,
Làm và uống tiếp 3 tối lần 3.
Lưu ý: Trước khi đi ngủ, làm xong uống luôn rồi lên giường đi ngủ, (phải ngủ ngay mới hiệu nghiệm).
Sau 1 tháng sức khỏe thay đổi rất nhiều, thâm quầng mắt sẽ hết. 1 tháng sau làm lại như trên. Sau 30 – 45 ngày của lần 2, làm lại lần 3. Nếu làm đúng làm đủ, xin giã từ các bệnh kể trên. Nếu còn thì chắc chắn làm sai mà tao chắc mày đọc không thuộc bài làm không đúng hiểu chưa.
Gừng làm nóng ấm, muối dẫn cái nóng ấm đó vào thận, mật ong với gừng giúp thông mạch, nước dẫn các chất trên đi sâu vào từng mạch máu nhỏ li ti. Khi quả thận ấm nóng thì tự nhiên gan mát xuống, các bệnh bắt nguồn từ gan hết, thận ấm thì lọc máu sạch hết cặn bẩn, bổ sung khí trong huyết làm cho hồng hào.
(Bác Hùng Y)