TOÀN TẬP VỀ CỦ SEN - BÀI TRỊ HO
TOÀN TẬP VỀ CỦ SEN - BÀI TRỊ HO
Trong cuốn TỬ SIÊU Y THOẠI có nói sen là loại cây có nhiều vị thuốc nhất, tất cả các bộ phận đều dùng làm thuốc và có các tính chất khác nhau. Nay nói về củ sen.
Trong đông y không thấy người ta dùng củ sen trong các phương thang, có thể nó là một vị thuốc Nam chăng? Phương Bắc cũng có rất nhiều giống sen. Cũng không biết tại vì sao nữa. Nếu tra sách về các phương vị cũng không thấy có mặt của củ sen nhưng tâm sen, hạt sen thì họ dùng rất nhiều. Tất nhiên mấy thứ này dược tính khác nhau dù cùng một cây. Như vậy họ không dùng củ không phải là vì hạt thay cho củ mà đơn giản vì nó không được dùng mà thôi. Tuy nhiên cũng thấy họ dùng trong một số món ăn mang tính ẩm thực như chè củ sen, củ sen chiên, canh củ sen hầm, nộm ngó sen...
Trong giới thực dưỡng được du nhập từ Nhật Bản vào thì lại khác, củ sen dược dùng rất rất nhiều. Từ chế biến các món ăn cho đến làm thuốc. Phổ biến nhất vẫn là để trị ho. Cách họ dùng cũng vô cùng đơn giản mà cũng rất nhiều các dị bản. Có người bị ho đờm lâu ngày được khuyên dùng cứ mua củ sen tươi về mà nhá ăn. Kết quả là không khỏi mà còn lạnh bụng. Như vậy là dù được sách vở hay truyền miệng nói tốt thế nào chúng ta cũng nên có sự hiểu biết về nó.
TÍNH CHẤT
Củ sen là thứ đã mọc dưới bùn ao, nghĩa là nơi rất thấp rồi mà nó lại còn đâm sâu nữa xuống vậy thì khí nó rất gom (dương) và chìm sâu. Nếu củ ngưu bàng đã lạnh thì củ sen cũng lạnh không kém vì xét theo vị trí nó còn mọc ở nơi ẩm ướt và sâu hơn. Chúng ta có thể ví củ ngưu bàng giống như các loại cá bề nổi là trôi, trắm, mè, chép còn củ sen là các loại trê, lươn, trạch mà mấy loại này thì rất lạnh chuyên chui rúc dưới bùn. Việc dùng sống chỉ trong một số trường hợp cấp nào đó thôi vd giải rượu, giải nhiệt, làm mát cơ thể, hạ sốt (ko tốt lắm) chứ không thể dùng cách đó để mà trị ho (hầu hết do chứng lạnh) được.
Trong sách đông y nói về đốt thắt củ sen và củ sen như sau
🦋 Liên Ngẫu Tiết : đốt ngó sen (đốt củ sen)
Khí hàn , vị cam, không độc.
Công hiệu của liên ngẫu tiết nó dùng để tiêu huyết ứ, trị được chứng thổ ra huyết, đổ máu cam, chứng đi lỵ ra huyết, trị được chứng thương hàn, những chứng thời khi buồn phiền , chứng đại nhiệt đại khát, chứng sản hậu huyết bốc lên đau bụng, gia thêm sinh địa uống với rượu nóng. Tóm lại là vị thuốc chuyên trị về các bệnh huyết
🦋 Liên Ngẫu : ngó sen (củ sen)
Khí vị của nó giống liên ngẫu tiết.
Nhưng có tính làm mát được huyết, tan được huyết ứ, khỏi được chứng khát ,trừ được buồn phiền, giải được độc của rượu, các chất độc trong thịt của các giống cua.
Liên ngẫu giã sống vắt lấy nước bôi chữa được các vết thương đâm chém, ngã vấp bị thương. Dùng nó nướng chín đi giã nhỏ ra đắp chữa được chứng bị lạnh phạm vào da thịt kết lại thành hòn , cục như là mụn nhọt lâu ngày không tan ra cũng không mưng mủ.
Liên ngẫu luộc chín có vị cam, khí ôn , giúp cho vị ,bổ được tâm, trị bệnh tả, làm nguôi nóng giận, làm tâm tính trở nên vui vẻ.
Giã sống mà lọc lấy bột cũng tốt, ăn bột này có thể yên tinh thần mà bổ tỳ vị.
Trong thực dưỡng thì chủ yếu nói về củ sen trong phạm vị bổ phế, cái này thì đông y lại không nói hoặc nói chung chung như là trị huyết ứ, lạnh nhiễm vào da thịt. Như vậy chúng ta có thể thấy ngay cả đông y cũng chưa chắc đã nói đầy đủ về tính vị của thuốc và cũng không có cách dùng chi tiết. Thực dưỡng dùng nó trị các chứng về phổi, giúp kiện phổi là vì thân nó rỗng, có các lỗ có tính tương đồng với phổi. Một số các loại thân rỗng cũng có tính như vậy như mộc thông, bèo tây.
Trong dân gian còn có câu « đàn ông không thể thiếu hẹ (khí), đàn bà không thể thiếu ngó sen (huyết) ». Chúng ta thấy ở trên sách nói trị mọi chứng về huyết. Đà bà con gái cứ trà củ sen đun uống rất tốt, nếu thêm vài miếng long nhãn hay táo đỏ và một chút gừng (cho bớt lạnh) càng tốt nữa.
GIỐNG CỦ SEN
Trước hết phải nói về giống củ sen. Có đến 3 loại củ sen trên thị trường. Loại sen ta gióng dài nhỏ đâm sâu, mùi thơm, nhiều bột và có dược tính tốt, năng suất thấp và giá cao, năm có một mùa, thời gian sinh trưởng 6 tháng. Thích hợp làm thuốc, làm trà.
Loại cao sản củ ngắn to như nắm tay dính vào nhau thành một dây, cũng đâm sâu xuống đất, thời gian sinh trường 3 tháng, khai thác nhiều lần trong năm. Bây giờ loại này được trồng nhiều. Loại này to và bở, ít thơm ít bột, thích hợp trong chế biến đồ ăn.
Loại sen tàu, được nhập từ phía Quảng Ninh, củ vừa to vừa dài như cổ chân. Loại này cũng thích hợp làm đồ ăn. Miếng to dễ làm, trông ngon và bở. Chất lượng thì không biết thế nào.
THỜI ĐIỂM THU HOẠCH
Nói chung vấn đề này nó rất nhập nhằng ở thị trường. Bởi hầu hết chả ai quan tâm đến chất lượng và dược tính cả, cứ cái gì lợi thì làm. Lợi ở đây là mùa hè trời nắng to, phơi nhanh lại lội nước lấy được. Thế nên nhiều nơi họ khai thác củ sen làm trà vào tháng 6-7. Do củ sen không có thối sau mỗi năm nên nó vẫn to nhưng tùy thời điểm mà dược tính khác nhau. Chưa phải thời điểm lấy củ thì củ sẽ sượng, nhiều nước, ít dinh dưỡng, dược tính thấp. Nếu lấy làm bột kiểu như sắn dây thì thấy rõ ngay nhưng làm trà thì trông cũng không khác gì nhau.
Thời điểm sau rằm trung thu cho đến cuối thu khi năng lượng đã rút xuống củ là lúc sen nhiều bột nhất, ngon nhất cũng là tốt nhất. Thế mà đến thời điểm này đi hỏi thì nhiều đầm đã đào hết. Họ đã lấy từ cái hồi nắng như đổ lửa, nước như ai nấu. Đúng thế, vì sen phải phơi được nắng thì vừa đẹp (trắng) vừa đảm bảo chất lượng.
CÁCH CHẾ BIẾN
Rửa sạch bùn đất, cạo sạch phần rễ đen ở các đốt nhưng giữ lại cọc nút vì đây là phần tốt nhất. Thái vát mỏng cỡ <1mm hong ra sàng phơi. Sen phải chế biến (thái phơi) vào ngày được nắng. Nếu phơi 1 ngày mà chưa se mặt thì sẽ hoá đen. Nghĩa là bị oxy hoá, đắng và giảm chất lượng. Mùa thu chọn ngày nắng làm là chuẩn. Nếu không thì phải sấy để làm sao sen không bị thâm đen.
Với các loại dễ bị oxy hoá như khoai Tây củ mài củ sen ... thể hiển rõ nhất là dễ chảy nhựa, dễ thâm đen thì càng hạn chế tiếp xúc với nắng và không khí bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhất là lại đã bị cắt hở, thì càng dễ bị oxy hoá và thoát khí
Đôi khi họ đã làm đúng yêu cầu này và thành phẩm rất đẹp. Nhưng nếm thì lại thấy nhạt thẽo chữ không đậm đà như mình làm. Hỏi ra mới biết, để trắng đẹp thì khi thái xong người ta lại rửa qua nước cho bớt nhựa. Đúng là cái gì cũng phải tự mình làm qua thì mới biết được nội hàm. Vậy là mình yêu cầu thái xong phơi luôn, cấm được rửa, không cần quá trắng tinh, nó sẽ hơi có màu vàng nhưng không thâm đen. Phơi cho nhanh khô, cỡ 1 -2 ngày phải xong chứ không phơi triền miên mất hết mùi vị và khí. Rôi sau đó cho vào sao qua lửa, có thể không cần sao ngay nhưng vài ngày phải sao vì sợ phơi không kỹ sẽ hỏng. Việc sao này chỉ cần đảm bảo khô giòn là được, không cần quá lâu. Kết quả của việc làm đúng là trả có màu vàng sáng, không thâm đen, mùi thơm, vị ngọt đậm đà.
Có quan điểm cho rằng sen không được sao qua lửa. Với mình, sen để làm trà thì cần phải sao. Bởi vì sen rất lạnh. Việc sao còn giúp giữ khí tốt hơn theo thời gian chứ k làm mất khí. Ngoài ra, sao còn giúp sen thực sự khô, tránh ẩm mốc. Sen sao qua lửa cũng rất thơm. Sao xong thì cho vào túi giấy, bên ngoài bọc túi nilong. Túi giấy để sen không đâm bụng túi niliong vì nó rất sắc nhọn. Nói chung để lâu thì mùi vị cũng kém đi nhưng 1 năm có 1 mùa thì biết làm sao được.
Trà củ sen có thể đun uống, hãm uống rất thơm và bổ phế, giúp trị ho, khỏe phổi. Nếu kế hợp với tía tô, gừng nữa thì rất hiệu quả trong việc chữa ho. Cũng có thể dùng nấu nước để làm nước phở, nước dùng vì sen thơm và ngọt.
BÀI THUỐC CHỮA HO TỪ RAU CỦ QUẢ
Thành phần
- củ sen lưng bát (chính)
- tía tô lưng bát (chính)
- gừng 5 lát (chính)
- ngải cứu ¼ bát (thêm)
- củ cải lưng bát (thêm, chữa đờm)
- Hương nhu hoặc bạc hà vài ngọn (thêm)
- vỏ quýt chút xíu không đắng
- Táo đỏ 7 quả hoặc vài cục đường phèn nếu muốn dễ uống
Với người uống dưỡng phổi thì bỏ mấy thức phát hãn đi (mấy thứ cay), chỉ cần hãm củ sen uống là được, có thể thêm chút táo đỏ hoặc long nhãn và 2-3 lát gừng.
Cách dùng
- Lần 1 Cho 4 bát nước đun trong 1h30 phút được 1 bát uống lúc đói
- Lần 2 cho 3 bát đun trong 1h uống lúc đói
- Lần 3 cho 3 bát đun trong 1h uống lúc đói
Ngày uống 2-3 lần.
Với trẻ nhỏ có thể pha thêm chút đường phèn hoặc mật ong nếu cần.
TOÀN TẬP VỀ HẠT SEN
https://bimatthucduong.com/blogs/chem-gio/hat-sen