TÍNH CHẤT CỦA THỨC ĂN P2
TÍNH CHẤT CỦA THỨC ĂN P2
THĂNG GIÁNG – LÊN XUỐNG P1
Thăng giáng, hay còn gọi là lên xuống, ý là chỉ hướng làm khí của cơ thể bốc lên hay chìm xuống khi chúng ta ăn vào. Nếu minh hoạ thì nó là vector có hướng đi lên hoặc đi xuống. Nói về vấn đề thăng với giáng trên với dưới vô cùng lắm, một lúc này thì ko thể nghĩ ra mà nói hết. Thăng với giáng nói về chiều hướng của khí, mũi tên vector hướng lên hoặc hướng xuống. Theo tôi, khí đi quá lên hoặc quá xuống so với vị trí cân bằng hoặc vị trí trung tâm - một vị trí nào đó trên cơ thể, thì tôi nghĩ là so với đan điền, tam tiêu. Lấy đan điền, tam tiêu, khu vực tỳ vị làm gốc, làm trung tâm. Vậy việc hướng lên hay hướng xuống thì gây ra vấn đề gì mà phải quan tâm?
Nếu chúng ta ăn các thức thăng, bốc hoặc dùng các phương pháp chế biến có tính bốc thì sẽ làm khí của chúng ta bốc lên trên đầu. Khí (năng lượng) hay sức nóng của cơ thể mà bốc ngược lên trên đầu là nghịch âm dương, tức là sẽ sinh bệnh. Đầu là phần cần mát, cần tĩnh mà khí lại ngược lên đầu thì gây nóng, hỗn loạn. Nên người ta hay nói bốc ngược lên chứ không nói bốc xuôi lên cũng gọi bốc hoả - một phần do những gì chúng ta ăn vào.
Vậy xuống thì có tốt không? Cũng không tốt. Chúng ta ăn các thức ăn lạnh, làm khí đi xuống, gây tiêu chảy, tụt huyết áp, người mệt mỏi.
Thông thường khí nóng thì bốc lên trên, khí lạnh chìm xuống dưới, 2 khí đó kéo theo khí của cơ thể cũng theo hướng đó mà rời khỏi đan điền, làm mất khí của cơ thể. Khí mà thuận tự nhiên (nóng bốc lên, lạnh chìm xuống) thì lại nghịch với cơ thể. Trong tự nhiên, không có khí nào nóng mà đi xuống dười mà lạnh lại ở trên cả. Nhưng cơ thể khoẻ thì lại phải nóng ở dưới lạnh ở trên. Vì như thế thì khí của cơ thể mới tạo thành dòng đối lưu, xoay chuyển. Nếu khí nóng cứ bốc lên trên và tụ trên đầu, lạnh chìm xuống dưới đọng dưới chân, thì nóng lạnh cứ ở yên một chỗ thành khí chết, ao tù nước đọng, tắc nghẽn. Mà ngày nay, rất nhiều người đang bị trạng thái này – trên nóng dưới lạnh.
Việc nấu ăn, chế biến thức ăn là để làm sao điều chỉnh năng lượng của thức ăn có chiều hướng có lợi cho cơ thể - nóng không quá bốc mà lạnh không quá chìm. Trong tự nhiên thì không có thức ăn nào như thế cả. Thế nên phải chế biến, nấu nướng là vì thế. Các loại rượu phải ủ, hạ thổ chính là vì điều này. Các loại thảo dược như ngải, vỏ quýt, long nhãn, có tính nóng bốc cũng phải ủ cũng chính vì điều này – làm cho khí nóng chìm xuống. Trong cách chế biến nấu nướng cũng phải hạ thổ cũng là vì điều này. Người ta cũng chia ra lửa âm, lửa dương, nồi âm nồi dương cũng chính vì điều này. Và đó cũng là ý nghĩa của việc dùng lửa – điều chỉnh xu hướng năng lượng của thức ăn.
Việc điều chỉnh thăng giáng lại không phải làm mũi tên thăng quay đầu xuống dưới. Nếu thế ớt sẽ không còn là ớt, nó thành thứ khác mất rồi. Thăng vẫn luôn là thăng, mũi tên vecto luôn hướng lên. Việc điều chỉnh này là điều chỉnh vị trí đặt mũi tên, gốc của mũi tên. Nếu thăng mà đặt trên phía trên đan điền hay đặt trên đầu là nghịch âm dương, làm khí cơ thể bốc lên đi quá xa trung tâm cân bằng, nóng đầu. Nếu thăng mà đặt dưới đan điền, dưới chân thì lại thuận âm dương, làm ấm chân, khí huyết lưu thông. Vẫn là mũi tên hướng lên nhưng vị trí đặt mũi tên khác nhau. Tương tự, giáng mà đặt dưới thì làm lạnh bụng, đi ngoài, lạnh chân nghịch âm dương. Giáng mà đặt trên đầu thì mát đầu, thuận âm dương.
Thức ăn tốt là thức ăn ăn vào thấy ấm tay chân, mát đầu. Thức ăn xấu là thức ăn ăn vào đầu nóng mặt nóng tay chân lạnh”
Vậy các loài đều ăn sống thì sao. Chúng thường ăn những loại thức ăn hợp với cơ địa của chúng. Cơ thể chúng chuyển hoá được và không gây ra nghịch khí. VD gấu có thê ăn mật ong vì mật gấu rất đắng để chuyển hoá được mật ong. Loài kiến có thể ăn mật vì cơ thể nó rất dương… Nếu các bạn cũng muốn ăn sống, không dùng lửa để điều chỉnh tính vị của thức ăn, thì phải ăn loại thức ăn hợp với cơ thể người. Tìm ra loại thức ăn nào hợp với cơ thể người là điều bí ẩn. Bên thực dưỡng có tìm ra dó là các loại cốc. Năng lượng của các loại cốc không lên cũng không xuống. Nó ở vị trí trung tâm. Một số người nhại gạo sống thấy tốt, tôi thấy cũng hợp lý. Trong thực dưỡng đề cao các loại cốc, tỷ lệ ăn cốc từ 70-100%. Tuy nhiên cốc mà thực dưỡng nói đến không phải toàn là macca, điều, óc chó, sữa dừa thơm phức béo ngậy … như các mẹ thích sữa hạt dùng. Đó là lý do các bạn nên mua #sữa_thảo_mộc_ngũ_hành nhà Trạng Đao về mà dùng vì Trạng Đao có tính đến vấn đề này mà không chạy theo khẩu vị để dùng cái miệng của quý vị lừa chính quý vị.
Với người khoẻ, việc ăn thức ăn không cân bằng thì cơ thể có sức để điều chỉnh chuyển hoá được. Vd như họ có thể ăn rau lạnh, ăn đồ sống. Có thể nói họ giống như con gấu ăn được mật ong. Còn người bình thường thì không. Ngoài ra, việc chuyển hoá âm dương còn do vận động.
Trong lối sống, người ta cũng hướng đến việc tu tâm dưỡng tính, cuộc sống an nhiên để không làm khí bốc lên đầu – nóng giận, bốc hoả. Việc tranh đấu, tham lam, làm việc đầu óc quá sức, tâm phiền muộn (cũng có nghĩa là nghĩ nhiều) khiến cho đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ, loạn động, khí bốc lên đầu, làm mất cân bằng. Tóc trắng, tóc rụng, đầu hói cũng có nguyên nhân của việc nghịch khí, đầu óc hoạt động quá nhiều, ăn thức ăn có tính nóng bốc, sử dụng nhiều chất kích thích.
Ngày nay, không chỉ có đời sống tinh thần bị nghịch âm dương mà việc ăn uống, lối sống sinh hoạt cũng rất nghịch âm dương. Các loại cốc không còn là “mẹ ruột” nữa. Thay vào đó là thịt, là salad, là sinh tố… Con người toàn ăn các thứ làm lệch âm dương, loạn khí. Các thiết bị nấu nướng hiện nay cũng dùng các thứ có năng lượng bốc như lò vi sóng, bếp từ. Việc sử dụng nhiều các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính cũng làm khí nghịch lên.
Phần sau sẽ nói về tính chất thăng giáng trong thức ăn.