TÁO BÓN & RỐI LOẠN TIÊU HOÁ
TA’0 B0’N & RỐI LOẠN TIÊU H0’A Ở TRẺ
Giai đoạn 1-3 tháng, vẫn bú mẹ mà trẻ bị tb thì tôi không nói. Có người bảo giãn ruột, ok cứ cho là như vậy đi. Nhưng bước sang giai đoạn ăn dặm mà tb cả 3-4 ngày không đi ỉa là có vấn đề chắc. Nó không thể giãn ruột đến tận 10 tuổi được.
tb ở trẻ có thể chia ra 3 dạng
- âm: (lạnh ướt nát bết)
- dương: (nóng khô cứng vón)
- rối loạn: đầu cứng, đuôi nát, phân to,
Thường thì các bà mẹ thấy tb hay cho ăn tăng rau hoa quả. Từ xưa đến giờ dân ta thường cho rằng tb chỉ có 1 dạng một loại là nóng khô cứng. Vì thế mà bổ xung các thức mát ẩm ướt. Thường thì tỷ lệ tb do nóng khô táo chiếm cỡ 20%, còn lại là dạng lạnh ướt và rối loạn. Nếu dạng tb âm mà cho ăn thêm đồ âm thì sẽ không có tiến triển thậm chí còn nặng hơn và phức tạp hơn.
Để hình dung ra 2 loại tb tôi lấy 1 ví dụ như thế này. Để một cái cống chảy một cách thông suốt thì nó cần đảm bảo 2 điều kiện. Thứ nhất đường ống không có nghẽn ngay có vật cản cứng. Thứ 2 phải có chênh lệch áp lực hay trọng lực (độ cao). Nếu đường ống thông mà không có chênh lệnh áp lực thì nước đứng im không nhúc nhích. Nếu có chênh lệch áp lực nhưng ống lại nghẽn, có vật cản thì cũng chết cứng. Cả 2 trường hợp đều gây bón tắc.
Trường hợp nói về chất thải, vật cản chính là nói về phân, ảnh hưởng bởi ăn uống, vật chất đưa vào, thế nên mọi ngưởi hay điều chỉnh bằng cách ăn tăng rau củ quả. Trường hợp nói về chênh lệch áp lực là nói về khí, về sức khoẻ đại tràng, về sự co bóp của ruột.
Thực ra, phân để ra ngoài không phải là cứ đến khi đầy ứ ự thì nó ra theo kiểu áp lực trọng lực đâu, mà ở đây có sự làm việc của ruột, có sự co bóp. Chênh lệnh về áp lực mà tôi nói ở đây là do sự vận hành của khí lực chứ không phải kiểu uống nước, ăn thật nhiều nặng quá tự đẩy ra.
Tôi thấy thức ăn mọi người thích ăn và ăn nhiều ngày nay đều là dạng trệ khí. Đó là nguyên nhân gây ra các bệnh về trào ngược, tb. Không chỉ thức ăn trệ khí, mà còn thấp nhiệt hoặc hàn thấp, cộng thêm trệ khí. Ngay cả những người ăn uống xanh sạch và bỏ nhiều tiền để mua các loại thực phẩm hữu cơ, vitamin cũng bị rơi vào tình trạng này. Bởi vì mọi người không hiểu dược tính của thức ăn, mà lại chạy theo vitamin, chạy theo chất này chất kia và theo phong trào hội nhóm.
Cái tai hại nhất đối với trẻ em là cho ăn nhiều hoa quả sinh tố và sữa hộp. Các thức ăn đó có thể có nhiều chất, nhiều vitamin nhưng lại rất trệ khí thì cũng vẫn là hại. Không phải hoa quả nào cũng có hại nhưng thật buồn cười, chúng ta lại chọn ăn loại có hại nhiều nhất đó là xoài, đu đủ, thanh long, chuối. Kết hợp với sữa tươi, sữa chua, sữa công thức, sữa hộp, thập chí là cả nước hoa quả lên men.. thì bố hệ thống tiêu hoá nào chịu nổi. Nó vừa nê trệ, nó vừa nóng, thập chí là vừa nóng vừa lạnh, một trạng thái rất bĩ cựu và u uất. Bởi vị lạnh trệ nên gây ra tắc, vì tắc mà u uất sinh ra nhiệt, thấp nhiệt và trệ. Thế nên phân của trẻ con nó vừa chua, vừa nát, vừa sầu bọt, vừa tắc tị.
Do sự tuyên truyền của các nhà khoa học bác sĩ về dinh dưỡng mà người ta càng ăn nhiều hoa quả, ăn vô tội vạ, ăn nấy được mà không hề biết nó cũng có hại, thậm chí một số loại rất hại. Chưa kể bjo người ta cho ăn quá nhiều đồ bổ béo. Trẻ ăn cơm không là bố mẹ không chịu nổi. Và bây giờ 10 đứa trẻ thì có 9 đứa tb do bị bố mẹ làm hỏng hệ tiêu hoá bởi đồ ăn. Tôi không nói là không ăn hoa quả hay sữa hay ăn thịt cá trứng mà lượng quá tải so với hệ tiêu hoá.
Điều quan trọng nhất trong vđ chữa tb là phải nhận ra dạng tb nào. Nếu nhầm thì không những không hiệu quả mà còn hại. Ăn uống là khâu quan trọng vì nếu dùng thuốc mà ăn uống sai thì thuốc cũng không lại được.
TRƯỜNG HỢP KHÔ CỨNG
Trường hợp có vật cản, một cái gì đó cứng chặn ngang, các chất thải bên trong quá khô rắn cứng cản trở sự chảy thì cũng tắc. Thường là do trường hợp này chứ không phải do đường ống bé hay hẹp (trừ trường hợp rối ruột). Trường hợp này là táo dương, phân cứng hòn cục, do ruột nóng, phân không đủ mềm, không đủ nhu nhuận để chất thải di chuyển một cách bình thường. Trường hợp này làm tan các khối cứng đó bằng rau quả mát, uống nước nhiều, … Có tác dụng. Trường hợp tb này là dễ điều chỉnh nhất. Cách xử lý là đầu tiên cũng phải làm cho thông, bằng cách nào cũng được. Thường uống thuốc xổ, thuốc mềm phân. Có một số người dùng cả đại hoàng cho trẻ, cũng ok với lượng nhỏ. Tôi thấy các an toàn và và dễ uống nhất đó là dùng ngưu bàng khô hoặc loại chế đun lấy nước. Ngưu bàng vừa bổ khí, vừa ngọt và không đến mức độc như đại hoàng. Sau đó là điều chỉnh ăn uống, thêm các thức ăn có tính mát, ẩm.
TRƯỜNG HỢP THIẾU KHÍ
Trường hợp không đủ chênh lệch áp lực thì trong đường ống có chất thải mềm hay cứng thì nó cũng tắc tị đứng im. Có nhiều trường hợp chất thải mềm dính nát ướt nhưng vẫn không đi được. Trường hợp này là táo âm. Áp dụng các cách như uống nước hàn, ăn đồ mát, uống nhiều nước các kiểu thì lại càng phản tác dụng, càng làm cho tắc tị do hại khí gây ra thiếu khí, càng làm giảm chênh áp lực. (áp lực khoẻ là do khí mạnh). Trường hợ này khó hơn, và phải từ từ mới có kết quả. Chữa trường hợp này giống như là bồi bổ để phục hồi cơ thể vậy. Thường là những trẻ khí huyết kém thì lại do tiên thiên nên việc điều chỉnh, bồi bổ, thay đổi khá là khó, chưa kể việc dùng thuốc với trẻ lại rất hạn chế. Đối với trẻ mà phân nát sệt dính và khó đi ngoài là do bị lạnh thì có thể cho uống chút nước gừng đun pha loãng với chút đường mía (đường mía hto thì càng tốt). Tuyệt đối không cho ăn hoa quả như xoài, đu đủ, sữa chua, sữa tươi. Cơ bản, trường hợp này phải tính lâu dài, điều chỉnh qua ăn uống, hạn chế các đồ gây hại (nói dưới bài).
KHÔ CỨNG + THIẾU KHÍ
Có nhiều trường hợp ở thể hỗn hợp, chất thải cứng khô rắn lại cộng thêm thiếu khí, thiếu áp lực, ăn các thứ ẩm ướt mát lạnh vào để làm mềm rồi mà cũng vẫn không đi được. Bình thường như thế làm phân mềm là đi được nhưng đây vẫn không đi được là do khí kém, không co bóp được đại tràng. Có nhiều trẻ bị tb ở dạng này, phức tạp hơn dạng đầu tiên. Cơ thể trẻ thường nóng khô, nay lại thêm trệ khí nên gây ra trường hợp vậy. Nguyên nhân thì có những trẻ do tiên thiên kém nên sự vận hoá thức ăn cũng kém, kết hợp chế độ ăn của trẻ ăn những thứ khô nóng, thiếu sinh tân dịch. Trường hợp này thì phải nấu các loại cháo, bột mà vừa có tính bổ âm, ẩm ướt mà vừa phải bổ khí, và cũng phải kiên trì. Các món trẻ có thể ăn là chè khoai mài mè đen vừa có tính bổ âm vừa có tính bổ khí. Các món ninh hầm có ngưu bàng… (Này sẽ sưu tầm nói sau)
RỐI LOẠN
Có rất nhiều trẻ bị tb không phải ở dạng phân khô cứng cứt dê mà lại là nát dính hoặc đầu cứng đuôi nát, không hẳn cứng cũng không hẳn nát, nhưng mấy ngày không đi. Trường hợp này cũng tb ở dạng trệ khí và rối loạn. Ở thể này cũng rất nhiều. Thường do ăn những thức ăn quá mất cân bằng như ăn nhiều thịt rồi lại ăn nhiều hoa quả, hoặc ăn sữa bột công thức kết hợp ăn nhiều hoa quả, gây ra thấp nhiệt trệ. Đối với trường hợp này khả năng điều chỉnh ăn uống lại có thể hết.
ĂN NHƯ NÀO?
Trước hết phải nhận ra và hạn chế những thức ăn quá mất cân bằng. Đó là những thức ăn gây nê trệ, nóng thấp hoặc lạnh thấp. Ăn nhiều thức ăn quá âm (hoa quả, sữa chua, sưa tươi) rồi/và lại ăn những thức ăn quá dương như trứng, thịt .. là nguyên nhân làm hệ tiêu hoá trao đảo, mất cân bằng, làm ruột quá trương nở lanh ướt xong lại làm ruột quá nóng và co rút, cũng làm rối loạn tiêu hoá.
Cơ bản, hoa quả chỉ nên ăn cho vui chứ hoa quả hầu hết là thức hại khí, ăn càng nhiều thì càng hại. Cái này đã nói ở bài mụn, người lớn cũng như trẻ con, cứ thế mà áp dụng.
Cái này không hẳn là cấm ăn mà ăn chút xíu cho vui, đừng lấy hoa quả để giải quyết vấn đề. Một số bà mẹ thấy con lười ăn rau thì nghĩ thay thế bằng mấy loại quả. Nghe tưởng ổn mà lại là sai. Nhưng có những trẻ lười ăn rau mà lại không ăn hoa quả thì làm thế nào? Lúc đó, thay hoặc hạn chế các loại xoài, đu đủ, thanh long, chuối bằng một số loại nước ép rau củ quả cho trẻ cũng sẽ tốt hơn hoa quả. Nước ép thì lại phải phân biệt một số loại tốt xấu, tránh một số loại quá hàn thì ko nên ép sống như cải, củ dền... không lại lợi bất cập hại.
Một số trường hợp táo dương phân khô cứng cục hòn như cứt dê thì có thể dùng hoa quả nhưng vẫn nên bổ xung rau thì sẽ tốt hơn.
Ăn rau thì bao giờ cũng có xu hướng ăn ít hơn hoa quả, ăn hoa quả bao giờ cũng có xu hướng ăn nhiều hơn ăn rau, đơn giản vì ăn hoa quả ngon hơn. Thế nên, người ta rất dễ làm dụng hoa quả. Hoa quả đúng là một loại bùa mê thuốc lú.
Lấy ngũ cốc làm cơ bản vì ngũ cốc có tính bổ khí, cân bằng. Cho trẻ ăn cháo, ăn bột, sữa thảo mộc, cơm… Ở các bài trước tôi đã nói về việc dùng rau mùi, diếp cá để chữa tb. Vẫn còn vài món nữa hiệu quả và tốt hơn sẽ viết sau.
THAM KHẢO ĂN UỐNG
https://www.facebook.com/817496751717864/posts/2428314470636076/
https://www.facebook.com/817496751717864/posts/1893084434159085/