SỮA - NHỮNG VẤN ĐỀ KHÔNG AI NÓI (P1)
SỮA - NHỮNG VẤN ĐỀ KHÔNG AI NÓI (P1)
(Viết xong series này liệu có bị sập F không, thật phân vân quá 😇🙄🥴)
Từ nhiều trăm năm trước, trước khi mà các vấn đề về kháng sinh, hocmon tăng trưởng xuất hiện thì sữa động vật là một thức uống được ưa chuộng, thậm chí là xa xỉ với mục đích cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, là một thứ bổ xung dinh dưỡng và năng lượng ngon, tiện dùng cho cả thế giới và nhất là tây âu. Vậy ngay từ thời ấy, khi mà sữa (động vật) vẫn còn là thứ rất lành mạnh, sạch sẽ, bổ dưỡng, thuận tự nhiên thì sữa có luôn luôn chỉ có tốt mà không hề có chút hại gì đối với người sử dụng hay không? Có lẽ, trước khi Oshawa nói về đường và sữa thì mặt hại của 2 thứ này chưa thấy đề cập một cách rõ ràng ở đâu cả. Cho đến ngày nay, người ta vẫn tin rằng sữa động vật (loại organic, chưa nói loại bẩn) thì hoàn toàn tốt. Không có mà ăn, lại còn ba hoa.
Thực tế, có rất nhiều thứ con người sử dụng cả ngàn năm nay mà không hề thấy có vấn đề gì cả và họ vẫn thấy nó hoàn toàn tốt, không có một chút hại nào. Vd điển hình nhất là đậu nành. Tôi nhỡ cỡ khoảng chục năm về trước nữa thì món nước đỗ bột là món rất được ưa chuộng ở quê tôi. Sáng sớm toàn đi mua 1 cặp lồng nước đỗ bột và 1 bìa đậu sống về ăn cơm. Đôi khi trưa cũng vậy. Ăn thế cho nhanh chứ bố mẹ đi làm về muộn chả có nấu nướng gì được. Ngày nay thì món sữa đậu nành, cách chế phẩm từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ vẫn là món được ưa chuộng. Điều đó không có nghĩa đậu nành hoàn toàn tốt.
Mặt xấu của sữa (động vật) hay đậu nành nó không phải vấn đề cấp, kiểu ăn vào phát bị làm sao ngay, mà nếu vấn đề nó có, thì lúc đó người ta lại nghĩ do những thứ khác. Nên mặt trái của sữa và đậu nành dường như vẫn còn rất tranh cãi. Một vài nghiên cứu về các vấn đề dị ứng ngầm gây ra bởi sữa đậu nành hay các chứng kích ứng ruột khi dùng sữa cũng không đủ tính thuyết phục và không ai muốn nghe vì nó có vẻ xa xôi ở đâu đó, bị với ai đó chứ mình thì không. Hơn nữa, kinh nghiệm sử dụng, thông tin về mặt tốt đã được nhắc đến từ trước, từ rất lâu đời, từ rất nhiều người thì đương nhiên tất cả mọi người chỉ thấy tốt. Có lẽ cũng chỉ có trường phái thực dưỡng là nói mạnh về vấn đề này. Nhưng là thiểu số và đi ngược lại với thói quen và sở thích từ xưa nên khó mà mọi người lắng nghe.
Dấu ấn lịch sử cũng cho thấy rằng sữa động vật đã được ưa chuộng đến mức nào. Xưa kia Châu Á được coi là nghèo đói và kém phát triển hơn các nước Âu Mỹ. Sữa là thực phẩm ao ước của dân Châu Á. Người ta cho rằng trẻ Âu Mỹ sinh ra trong đường sữa nên to cao trắng mập và thông minh. Châu Á thì còi và thấp. Sữa du nhập vào và cũng làm cho dân Châu Á có vẻ to cao hơn. Cũng ko biết có nghiên cứu nào chỉ ra rằng vde chiều cao của dân châu Á được cải thiện do sữa hay do gì nhưng nó vẫn được tin phần nhiều do có sữa ăn.
Quay trở lại sữa, vậy vấn đề của sữa động vật (loại organic) là gì? Không phủ nhận rằng sữa rất bổ, nó cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khía cạnh này chắc không cần phải nói thêm. Đó là xét về mặt vật chất. Về mặt dược tính thì sao? Sữa là thức âm lạnh. Tính âm lạnh này gây ra một số vấn đề như là gia tăng đờm nhầy, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, cúm, và các chứng viêm nhiễm. Nhưng nói vậy không có nghĩa cự tuyệt sữa. Thậm chí thức âm như sữa đúng là nó giúp con người to cao hơn thật. Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nó ở 2 mặt để biết cách. Khi một đứa trẻ ho đờm nhầy quá nhiều thì ko nên uống sữa quá nhiều hoặc cần tạm dừng ăn cái khác. Một đứa trẻ Âu Mỹ có gen giống khác với Á nên cũng không thể áp dụng một liều lượng chung. Không nên quá lạm dụng sữa, nó cần phải được sử dụng hợp lý, vừa phải, cân bằng nếu không đứa trẻ sẽ yếu, thường xuyên bị ho đờm trào ngược. Oshawa có lấy ví dụ về 2 đứa trẻ học cùng lớp, một đứa ăn nhiều đường sữa và một đứa dường như không ăn khác nhau như thế nào. Đứa ăn nhiều đường sữa thì dễ bỏ cuộc hơn, sức chịu đựng kém hơn, dễ khóc hơn khi bị đánh.
Ngày nay, khi mà sữa động vật không còn an toàn, có quá nhiều nguy cơ thì người ta đã dịch chuyển sang sữa hạt. Và cũng lại có một câu hỏi rằng sữa hạt có hoàn toàn tốt, không có một chút gì hại hay không? Hiện giờ, thì chưa có một ai hay lý thuyết nào nói về nguy cơ của sữa hạt. Đây đang là một nghành rất tiềm năng để kinh doanh. Và tất nhiên, sẽ chẳng ai cảnh giác hay chịu nghe về những nguy cơ của sữa hạt. Người ta chỉ đang tránh cách vấn đề về ô nhiễm độc hại của sữa động vật mà chạy sang sữa hạt chứ không phải nhận thức được tính hai mặt của sữa. Vì thế, những vấn đề không được hiểu ở sữa động vật cũng sẽ không được hiểu ở sữa hạt. Người ta vẫn chạy theo chất bổ này, vitamin kia ... mà không ai đề cập đến dược tính. Ngay cả các nhà thực dưỡng cũng không nói đến tính âm dương của hạt, trong khi họ lại luôn nói về âm dương ở chỗ khác. Nào là óc chó bổ cho não, chữa ung thư, chữa tiền liệt tuyến; nào là hạnh nhân, nào là mác-ca, hạt điều... Có những công thức tập hợp hơn 10 loạt hạt bổ dưỡng nhất nhưng đều là hạt có tính dầu nhiều được lan truyền như thần dược, có những sản phẩm tập hợp đủ 20 loại hạt bổ dưỡng nhất để làm sữa và cũng đều là các hạt có tính dầu cao. Phải chăng quá tham bổ, cái gì nhất cũng muốn tống vô.
Vậy nguy cơ gì sẽ sảy ra? Đối với người thường thì không nói, vì mọi người đang đi tìm một giải pháp về dinh dưỡng, họ chuyển từ sữa động vật sang sữa hạt là đương nhiên. Nhưng với những nhà thực dưỡng lâu năm, họ bài kích sữa động vật và ca tụng sữa hạt trong khi không hiểu về dược tính của các loại hạt. Họ đã áp đặt màu sắc tâm linh tôn giáo lên sữa chứ không nhìn nó dưới con mắt âm dương. Tất cả các hạt có tính dầu đều có tính âm, mà âm nhất có thể nói đến là hạt vừng (mè). Trong công thức muối mè trong sách của Oshaw, tỉ lệ vừng muối là 6:1, ăn mặt chát, để thấy rằng vừng - hạt có tính dầu- âm cỡ nào, phải gần ấy muối mới cân bằng nổi. Nhiều người không nắm chắc tỷ lệ này nên pha 16- 20 vừng 1 muối để ăn. Thì tất nhiên họ sẽ cảm thấy nóng trong, mụn, lở loét bởi tính âm của vừng không được cân bằng lại.
Trong thực dưỡng, người ta lấy dầu đại diện cho lực lượng âm, và muối đại diện cho lực lượng dương trong thức ăn. Như vậy dầu có thể coi là thức âm nhất về đồ ăn. Dầu gây ra ứ trệ, tắc vì thế nó sinh lạnh sinh đờm sinh ra nóng trong lở loét. Và nguy hiểm hơn, để cho có hương vị tươi ngon hấp dẫn thì hầu hết các loại hạt này khi làm sữa hạt thì chỉ đun qua. Những hạt này vốn đã khó tiêu, lạnh mà họ lại chỉ đun một cách sống xít như vậy thì quá là tra tấn hệ tiêu hóa. Cái này thực tế bạn có thể thấy ngay, ăn 1 nắm hạt điều hay mác-ca bạn thấy đầy bụng khó tiêu. Những đứa trẻ uống quá nhiều sữa hạt hay ăn quá nhiều hạt có dầu sẽ bị chứng đờm nhầy, trào ngược, dễ bị ho và viêm đường hô hấp. Có trường hợp có bé ho đờm triền miên và chướng bụng, hỏi ra mới biết cho uống quá nhiều sữa hạt. Dừng cái là đỡ. Ở góc nhìn cá nhân mà nói, tôi thấy sữa hạt còn nguy hiểm hơn sữa động vật (nếu sạch) vì nó lạnh và âm hơn nhiều.
Nói vậy thì không có nghĩa là sữa hạt không thể dùng. Vẫn là liều lượng và cách chế biến sao cho hợp lý. Các hạt có dầu sẽ gia tăng tính dầu nếu đem rang, và giảm tính dầu nếu đem ninh nấu hay hấp hay say sống làm sữa. Tuy nhiên, các hạt này có năng lượng rất chìm nên cần phải đun khá lâu, ít thì cũng phải 45-60p. Mặc dù vậy thì cũng không nên uống nhiều. Sữa hạt hay sữa động vật thích hợp hơn với người ăn nhiều thịt - một thức rất dương. Thế nên những ai ăn nhiều đạm động vật uống sữa hạt lại thấy rất hợp. Không có hiện tượng lạnh bụng hay phân nát mà lại thấy mát, dễ chịu.
Tóm lại, sữa động vật và sữa hạt đều có tính hai mặt, mặt tốt là bổ xung dinh dưỡng & khoáng chất còn mặt xấu là gia tăng tính đờm nhầy, viêm đường hô hấp, trào ngược, đầy bụng khó tiêu. Vì thế hãy có cách chế biến & sử dụng hợp lý.