SỰ KỲ DIỆU CỦA MƠ
SỰ KỲ DIỆU CỦA MƠ
Mơ nổi tiếng tốt cho tiêu hoá. Những ai đường ruột kém dùng mơ có thể cải thiện. Bên thực dưỡng có mơ muối thường được dùng. Tuy nhiên nhiều người cứ nghĩ tốt toàn tập mà dùng hơi quá thì mơ muối lại hại thận vì nó quá dương. Nước Nhật cũng rất nổi tiếng các sản phẩm về mơ. Mơ Nhật to và k chua như mơ của VN. Nhưng càng chua thì dược tính càng cao, chỉ tội khó chế. Nhật họ có làm một dạng chiết xuất mơ thành dạng cao đặc để hỗ trợ tiêu hoá mà hôm đến nhà bạn Anh Vũ (Bếp Thực Dưỡng) có mang ra cho xem.
Mới đây mình có lấy mứt mơ về bán làm đồ nhâm nhi. Chả là tối qua mang ra ăn và để ý ăn xong k hề có cảm giác chua miệng mặc dù nó có đường khá nhiều. Mơ đã khử được tính gây chua (âm) của đường. Cảm giác về chua miệng là cảm giác về axit khi ăn các đồ như đường, tinh bột, thịt và nó làm cho máu cũng trở nên “chua”. Máu chua là máu âm. Đó là lý do tại sao mơ muối được sử dụng nhiều và quan trọng trong thực dưỡng. Các bạn có thể mua mứt mơ về thử. Mình thấy món này ăn vặt tốt.
Thực dưỡng quan trọng việc ăn xong thấy chua miệng hay là ngọt hậu. Những gì ăn xong mà ngọt hậu là tốt. Nó biểu thị là dương chuyển qua âm nhưng âm này là âm rất tốt cho cơ thể, không phải dạng âm mà hoá chua. Có thể nói ngọt hậu là âm có dương. Cơ thể chúng ta hấp thu cuối cùng là hấp thu âm (ngọt) để tạo ra máu. Mọi thứ cần được chuyển qua âm trước khi tạo ra máu. Trong quá trình tiêu hoá có rất nhiều chặng, có chặng là âm (vd dạ dày- chua) có chặng là dương (vd ruột non - đắng) và cuối cùng là ngọt (máu). Thường chúng ta uống cái j đó mà đắng sau đó có thể ngọt hậu. Cái đắng đó là tốt vì nó ko quá đắng. Quá đắng (dương) thành ra hại máu (âm). Nhưng đắng (dương) mà chuyển qua được ngọt (âm) thì cái đắng đó rất tốt. Hầu hết các thực phẩm quan trọng đều có tính ngọt sau cùng, vị ngọt từ xương thịt, ngũ cốc, rau củ, hoa quả, đường. Nhưng mỗi vị ngọt lại có tính chất khác nhau. Vị ngọt từ rau củ có tính âm nhưng không gây chua miệng mà thực dưỡng gọi là kiềm. Vị ngọt từ ngũ cốc xương thịt có tính dương nhưng gây chua miệng mà thực dưỡng gọi là tính axit. Qua đây có thể thấy, bột nêm rau củ tốt hơn bột nêm từ xương thịt nhiều.
Khử được tính tiền chua (ăn xong mới thấy chua) là khử được tính tiền âm nghĩa là giúp cho cơ thể dương lên. Tính tiền chua hay tiền axit hay tiền âm là một mặt của thực phẩm. Người ta tìm cách loại bỏ bớt mặt xấu và giữ lại mặt tốt của thực phẩm. Đó là mục đích của dưỡng sinh.
Trong quá trình chế biến sữa thảo mộc - mơ muối được tẩm vào các hạt - đó là cách để đưa mơ muối vào trong bột để giảm tính làm “chua máu” của các thức tinh bột gây ra. Tinh bột ăn nhiều cũng có cái hại của nó, nhất là tinh bột trắng. Thực ra mơ muối pha loãng nó có vị chua chứ không phải mặn. Với một lượng vừa phải thì không gây hại gì cho thận hay ngừoi huyết áp cao gì cả. Trong nấu trà bình minh cũng cần phải cho chút mơ muối, ngoài mục đích làm dương hoá thì nó còn khử tính chua của bột sắn. Khi nấu cơm cũng nên cho 1 quả mơ muối để khử tính chua của tinh bột.
Để biết thế nào là hậu chua, bạn nhai 1 miếng cơm nguội (cơm trắng) lâu lâu 1 chút cho nát nát ra, hoặc nhai một mẩu bánh mỳ loại mềm mềm và hơi ngọt ngọt (loại bánh mì trắng có đường). Còn để biết thế nào là ko chua, bạn có thể nhai ít cơm gạo lứt để so sánh. Bạn cũng có thể so sánh các loại sữa hạt, nhai cơm nguội (nóng cũng dc nhưng là cơm trắng), bánh mì với sữa thảo mộc Hồng koko.
(Không biết có nên xuất bán mơ muối không nhỉ?)
Nhớ sang Like fanpage Bí Mật Thực Dưỡng để đọc bài