PHÒNG CHỮA BỆNH MÙA ĐÔNG
PHÒNG CHỮA BỆNH VÀO MÙA ĐÔNG: Chảy nước mũi, ho, cảm cúm, lạnh tay chân...
Tình hình thời tiết miền Bắc vô cùng xấu. Chưa nói về cơn dịch thế kỉ Corona, các bệnh ho, viêm phổi do mưa lạnh ẩm cũng vô cùng nhiều người mắc, đặc biệt là trẻ em. Dù là ho, viêm họng, viêm phổi hay cúm thì đều là do nhiễm lạnh mà sinh ra.
Cần viết rõ về trình tự bị bệnh để mọi người có ý thức phòng & chữa.
Dấu hiệu ban đầu của nhiễm lạnh ở mức nhẹ thấy hơi hơi khác, sợ lạnh, hắt xì, chảy nước mũi. Nếu nặng thì thêm mỏi người, đau nhức, váng đầu. Đây là giai đoạn đầu tiên mới bị.
Tiếp theo, có thể là sau 2-4 tiếng, nếu nặng sẽ bắt đầu sốt, biểu hiện cúm rất rõ. Cúm là biểu hiện của cảm lạnh nhiễm tà khí. Nếu bị nhẹ thì sẽ không bị sốt mà chỉ hắt hơi sổ mũi. Ở giai đoạn này cảm lạnh vẫn bên ngoài biểu, lúc này cần nhận ra và chữa kịp thời vì càng để lâu càng vào sâu thì càng khó chữa, không chữa kịp thời thì xâm nhập sâu hơn vào phủ tạng gây tổn thương phủ tạng.
Sau khi sốt hoặc sau lúc nhức mỏi khó chịu:
Chảy nước mũi sẽ là ho. Ho cho thấy cảm hay khí lạnh đã vào phổi. Đến lúc này nếu không trục xuất khí lạnh ra thì rất tai hại. Mà ở bước này, trục xuất đã khó hơn và ít hiệu quả hơn giai đoạn trước nên kiểu gì cũng để lại tổn hại. Người yếu đi hoặc phổi yếu đi. Những người thường xuyên bị ho, thường xuyên bỏ qua, kệ nó thì sẽ bị tái đi tái lại, dẫn đến các bệnh mãn tính như viêm phổi, viêm phế quản, xoang, ho thường xuyên và lâu ngày.
Giai đoạn tiếp theo sau ho sẽ là viêm phổi:
Viêm phổi xảy ra đối với những trường hợp nặng. Bếy nhẹ, thường chỉ biểu hiện ho trong cả quá trình, không đau nhức mỏi người cũng không sốt và cũng không bị viêm phổi. Nhưng nhiều lần nhẹ nhẹ cũng làm sức khỏe suy yếu, hàn khí tích tụ gây ra tắc nghẽn rồi sẽ hay bị nặng về sau.
Để đến mức viêm phổi là rất khó chữa. Có thể nói viêm phổi là biến chứng của cảm lạnh.
“Chính vì thế cần phòng và chữa ngay từ ban đầu.”
Cần ăn mặc ấm, không nên mặc váy ngắn mùa đông. Đi lạnh về cần hơ lửa hoặc sấy ấm tay chân đầu tóc. Với những ngày thời tiết lạnh ẩm như này, hàng tối nên đánh gừng phòng bệnh.
Chữa trị ngay khi có những dấu hiệu sau đây:
Nếu có các hiện tượng sụt xịt, ê ẩm, ho vài tiếng thì nên coi đó là đã bị nhiễm lạnh hay bị cảm. Cách tốt nhất và chắc chắn nhất là xông. Xông thì hơi vất vả chuẩn bị đồ nhưng nó thực sự tốt. Không bị bệnh gì xông xong cũng thấy rất khỏe. Xông được 1 lần đã là quý. Bên cạnh xông thì đánh gừng 2-4 lần trong ngày. Đó là bên ngoài.
Còn bên trong thì cần uống nước ép hành. Đơn giản nhất là thế.
Cách làm như sau:
Lấy 10 củ hành giã nát vắt lấy nước, đổ nước vào bã và vắt tiếp rồi hòa vào nhau uống. Nếu ăn luôn cả bã thì tốt nhưng bă hành hơi khó ăn. Với trẻ nhỏ, sơ sinh cũng dùng được nhưng pha loãng ra sao cho cảm thấy uống được. Không được làm chín mà phải sống.
Uống 2-4 lần trong ngày. Đối với dân thực dưỡng thì làm bài trà bình minh ăn. Cũng ăn 2-3 lần trong ngày. Có thể uống cao bổ phế thay cho hành.
Trình tự làm là đánh gừng - ăn hành - xông.
Trong 2 phương pháp, bài nước ép hành và bài chanh sả mật ong thì dùng bài nào?
Đối với chữa cắp tức, kiểu mới bị cảm này thì dùng bài nước ép hành đúng hơn, còn bài chanh sả mật ong thì dùng trong trường hợp bệnh mãn cần uống lâu dài. Vì bài hành có tính tả mạnh và nhanh hơn, bài chanh sả mật ong thì chậm hơn.
Cao bổ phế thì dùng cho cả 2 trường hợp cấp và mãn được.
Ngoài ra, bạn có thể xông phòng bằng đốt ngải, đốt bồ kết. Đốt kiểu cháy âm ỉ tạo khói chứ không phải cháy đùng đùng. Hơi ngải và bồ kết về mặt khí mà nói nó xua tan khí lạnh, khí bệnh đi. Về mặt khoa học mà nói mấy loại thảo dược này có tính khắc chế vi khuẩn mạnh. Có thể xông tinh dầu tràm, sả cũng được.
Với người chớm bị chỉ cần làm 1 ngày, ngày 2 lần, thậm chí làm 1 lần đã khỏi, không để lại hậu quả gì. Quan trọng là nhận ra và hành động ngay. Nếu để lâu đã vào phổi, gây ra ho thì cần làm liên tiếp 3-4 ngày, ngày 2-3 lần mới ăn thua. Để gây ra viêm phổi thì thực sự là khó. Lúc đó dù có đi bệnh viện hay dùng kháng sinh thì cũng nguy hiểm nhất là những người già yếu, trẻ em.
Hoặc sử dụng thảo dược ngâm mông để điều hòa khí huyết.