NÓNG TRONG – MÁT GAN, THẢI ĐỘC
NÓNG TRONG – MÁT GAN, THẢI ĐỘC
Mấy từ này tôi nghĩ đến 80% dân ta đều đang nói đến, còn quan tâm chắc 100%, vì ai cũng muốn thải độc, mát gan. Văn hoá thải độc mát gan, lối sống xanh đã thành phong trào từ đông sang tây và từ tây sang đông, một vòng trái đất đủ cả. Tất cả các sách về ăn uống đều viết theo trend này, các khoá học không thể thiếu trend này, các quảng cáo cũng đánh vào nhu cầu này, các hãng dược phẩm không thể thiếu sản phẩm theo trend này, các bài viết theo trend này cũng dễ câu like nhất. Dân ta vì thế không thể không đu theo trend này. Âu cũng là có cầu thì có cung, xu thế của thời đại nên mình cũng phải theo.
Tôi nghĩ rằng, chắc mọi người cũng thấy skhoe mình như nào đó, kiểu nóng trong thì mới nghĩ tới và áp dụng thải độc mát gan. Cũng có nhiều người skhoe bình thường như nghe các cụ nói, nghe mọi người nói cái này tốt cho gan, cái kia tốt cho thận thì cứ uống cho khoẻ thêm, cứ uống cho chắc, thà uống thừa còn hơn thiếu. Tư tưởng đó cũng tốt, nếu mọi người hiểu rõ hơn về các loại thức ăn, thảo dược mà mình đang dùng để thải độc, mát gan thì không vấn đề gì.
Có nhiều cách, nhiều quan điểm về thải độc mát gan. Ở đây tôi cũng chỉ nói quan điểm của cá nhận dựa trên dược tính nóng lạnh âm dương của thảo dược, thức ăn. Thường thì cải dở của vde thải độc, mát gan là mọi người biết 1 mà không biết 2, biết mặt tốt mà không biết mặt xấu, nghĩ cái được mà không nghĩ cái mất, muốn cái trước mắt mà lờ đi cái lâu dài. Theo tôi, hầu hết mọi người tìm hiểu trên mạng, nghe mọi người kháo nhau và tự mua các loại trà, các loại thảo dược về dùng để chữa nóng trong, mát gan thải độc thì 80% là lợi bất cập hại.
NÓNG TRONG
Phải đến 70-80% dân tự nhận mình bị nóng trong và có nhu cầu dùng trà, thuốc để giải quyết. Không rõ mọi người thấy thế nào thì là nóng trong?
Có phải chủ yếu thấy mụn thì nghĩa là bị nóng trong, người hay đổ mồ hôi, bứt rứt khó chịu thì là nóng trong.
Bị nhiệt miệng là nóng trong
Thấy ngứa, nổi mụn nước, thậm chí có người thấy nổi mề đay cũng nghĩ là do nóng trong.
Đi xét nghiệm thấy men gan cao nghĩa là gan nóng, nóng trong và cần uống mát gan thải độc.
Thấy tiểu vàng, tiểu dắt, hay khát nước, mặt môi hồng, đại tiện khô táo, tay chân nóng mà có thấy thì cũng không nghĩ là nóng trong.
Các biểu hiện trên đều có thể quy là nóng trong. Như vậy nóng trong có đến mấy dạng, nhiều kiểu và rất khác nhau chứ không phải giống nhau nên không thể uống hay ăn giống nhau.
NÓNG TRONG DO ÂM HƯ
Âm hư thì có 3 dạng là thời tiết nóng, vận động thể thao nhiều và do thận âm hư.
Vào những ngày cực nóng ở miền bắc hoặc mùa khô ở miền nam nhiều người trở nên háo nước, miệng hay khô, tiểu vàng, tiểu dắt và xót, nhiều người còn phát ngứa gãi lung tung, nổi rôm. Đây cũng là một dạng âm hư gây nóng trong do điều kiện môi trường quá dương làm hại phần âm của cơ thể gây ra mất cân bằng. Hiện tượng này hay xả ra ở trẻ nhỏ (vì trẻ nhỏ yếu tố dương thường thịnh).
Những người lao động nặng, tập thể thao nhiều, đi lại nhiều thì cũng sinh ra nội nhiệt nhiều. Những trường hợp này thấy háo nước, bức bí (nhưng sẽ ko kiểu bị ngứa hay tiểu xót). Những người hay ăn đồ chiên xào nhiều, ăn gia vị cay nóng cũng sẽ hại âm và cảm thấy nóng trong.
Vào những lúc này các bạn rất cần những đồ mát, đồ âm để cân bằng lại. Trong các đồ âm mát thì chia ra loại bổ và loại tả, loại mát và loại quá hàn. Tuỳ thể trạng người mà nên dùng loại gì thì thích hợp. Để biết thể trạng gì, yếu hay khoẻ thì căn cứ vào đại tiện là chủ yếu. Trước hết nói về 2 nhóm người, nhóm do bị ảnh hưởng bởi thời tiết thường là những người không khoẻ, dương lực kém (sự ổn định, vững chắc và sức lực) nên dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Những người mà thường xuyên đại tiện tã nát ướt, bụng yếu, tay chân lạnh cũng là nhóm người thể trạng kém. Nhóm này dùng đồ mát nhưng không nên quá lạnh, thiên về cân bằng, dùng thiên về bổ, điều chỉnh từ từ. Những người chơi thể thao, lao động nặng, hoạt động nhiều thường là thể trạng tốt, tỳ thận dương tốt, nên có thể dùng đến những đồ rất mát và có tính tả.
Các loại có tính mát mà không quá lạnh, có tính bổ như chè hoặc trà đỗ xanh, đỗ đen, chè dưỡng nhan từ nhựa đào, tuyết yến, tổ yến, quả lê... Các loại quả như bí xanh, mướp, dưa chuột, dưa gang, dưa lê, bơ, măng cụt, khế, nho, roi (mận), bưởi, diếp cá... mát và an toàn cũng thích hợp có thể ăn, luộc hoặc nấu. Cam, chanh, nước dừa, rau má thì lạnh hơn nhưng dùng cũng ok, nên hạn chế với ng thể trạng kém. Các loại rau dền, rau đay, mồng tơi thuộc dạng lạnh sâu & ly tâm mạnh thích hợp với người khoẻ, với người lạnh bụng phân ướt thì nên ăn ít và bắt buộc phải nấu với tôm thịt. Các loại trà có tính mát như cúc hoa, nhân trần, râu ngô, bông mã đề thuộc dạng mát dùng tốt. Một số loại có tính lạnh sâu như đu đủ, diệp hạ châu (chó đẻ), hoa tam thất, lá mật gấu, atiso, nước ép cải thì không phải ai cũng dùng được, chỉ phù hợp với người hệ tiêu hoá khoẻ, chơi thể thao nhiều, làm việc tay chân nặng.
Những người thận âm hư, là một dạng bệnh chứ không phải chỉ nhất thời, ngoài các hiện tượng trên thì tay chân nóng hoặc nóng ran, da dẻ nóng, đại tiện khô táo, ăn uống vẫn tốt, thường là gầy. Trường hợp này thì có thể ăn những đồ rất lạnh cũng vẫn được. Tất nhiên, những đồ mát mà lại có tính bổ thì nhất. Có thể uống trà hoặc chè đỗ đen để bổ thận âm, ăn quả bơ, đu đủ cũng tốt. Nhưng uống đến khi thấy mát, hết táo thì dừng chứ không phải thấy tốt mà uống cả đời, thậm chí nếu tay chân chưa mát, người chưa mát mà phân đã ướt nhão nát thì cũng phải dừng các thức lạnh lại. Nếu tiếp tục dùng thì lại hại đến tỳ vị và hại đến thận dương, lại hoá lạnh. Cơ bản, thận âm hư thuộc dạng phức tạp, phải dùng đến các bài thuốc đông y, cần thầy đông y chứ ăn uống thì khó chữa được, chỉ là hỗ trợ.
Về lý mà nói khi chúng ta nóng thì ăn đồ mát, uống đồ hàn. Điều đó đúng nhưng đúng với người khoẻ, người không bệnh. Còn đối với người huyết áp thấp, da xanh, đại tiện tã nát, bụng lạnh, tay chân lạnh, kinh nguyệt thâm đen vón thì hoàn toàn không hợp. Người khoẻ không cần quan tâm nóng lạnh lắm, gì vào cũng tiêu hết nhưng người yếu thì cần phải quan tâm, không quan tâm không được. Người yếu, nếu có nóng trong như trên thì cũng chỉ nên ăn đồ mát, thiên về cân bằng chứ đừng quá mất cân bằng (lạnh sâu). Những người như vậy đến mùa nóng cũng có thể có các biểu hiện nóng trong, là những người thận dương kém, thận khí kém, mà phần âm cũng kém (cả âm dương đều kém, dễ mất cân bằng) nên gặp môi trường quá nóng dương (khí hậu, đồ ăn) thì cũng có biểu hiện nóng trong. Nóng trong này là dạng nhất thời. Những người này, do thận dương kém nên không nên ăn uống những đồ quá hàn lạnh, chỉ nên ăn những đồ mát (như ở trên đã nêu ra 2 nhóm). Đang mất cân bằng nhưng không thể dùng thứ quá mất cân bằng (quá lạnh) để điều chỉnh được vì hại đến thận dương, hại tỳ vị mà nên dùng thứ vừa vừa, có tính mát vừa và thậm chí có tính bồi bổ (bổ khí huyết). Đây là nhóm âm dương đều hư, rất dễ mất cân bằng. Đa phần mọi người chỉ quan tâm mặt nóng, biểu hiện nóng trong và cứ thế ăn đồ mát hoặc rất lạnh trong khi không hiểu về sức khoẻ của mình là cái gốc dương cũng không lấy gì làm khoẻ. Đó gọi là biết 1 mà không biết 2, biết cái trước mắt mà không biết cái lâu dài, biết cái được mà không biết cái mất.
Tiếp theo là nóng trong do gan uất, do thấp nhiệt và do cả dương hư. Ôi thật là phức tạp.