LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN NGẢI
NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN NGẢI
Nếu làm sai, hoặc là giảm tác dụng hoặc là hỏng.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì đem cắt ngắn cỡ 1.5 đốt ngón tay để phơi. Nếu không cắt ngắn mà để cả cây phơi thì không khô được. Bắt buộc phải cắt ngắn trước.
Nếu ngải phơi mà bị dính mưa thì dù có phơi khô rồi cũng mốc. Thế nên ngải phải thu vào những ngày nắng ráo. Nếu dính mưa thì tác dụng của ngải giảm đáng kể vì mưa có tính axit. Cũng có thể nói là bị hoá âm.
Nếu ngải phơi không thực sự khô mà đem đóng bao thì chỉ sau vài ngày hấp hơi là mốc sạch. Giống như bạn cho đồ rang vào túi nilong và bị đổ mồ hôi vậy.
Ngải kiêng mưa, kiêng ẩm nhưng cũng lại kiêng cả ánh nắng mặt trời trực tiếp. Ánh nắng gắt của mặt trời làm ngải đắng gắt, oxy hoá mạnh. Với ngải bạn k dễ nhận ra sự ảnh hửong này. Nếu tinh ý, bạn uống sẽ thấy ngải phơi nắng to sẽ đắng gắt hơn phơi âm can. Lấy 1 vd như này, cây máu hay dây máu có người hỏi sao có loại đen có loại đỏ. Thực chất chỉ có 1 loại đỏ. Loại đen là do phơi dưới nắng mà bị hoá đen. Loại đen này hoá độc. Thế nên phơi ngải cần có tầng thượng che mái tôn là chuẩn.
Sau khi phơi xong thì sao qua lửa k thì vẫn bị mốc. Vì thực ra phơi cũng không khô kiệt được, nhất là lại không phơi nắng to. Nếu sao lửa bạn để túi giấy cũng dx vài tháng vào mùa khô . Nhưng nếu trời mưa ẩm thì phải bọc kín bằng nilon.
Thuốc Bắc để tránh mốc thì họ sấy diêm sinh với lượng cho phép. Vì nhiều thế này k ai mà sao dx hết.
Nếu ai phơi gừng cũng sẽ thấy 1 điều là rất nhanh hỏng. Nếu ngày đầu tiên nóng to rất khô nhưng ngày hôm sau mà trời k có nắng để phơi sẽ nhớt hỏng ngay. Thông thường tôi phơi khô 1 nắng to cho se mặt rồi tối đó đem sấy luôn vì để qua 1 đêm thấy mùi mất thơm và thum thủm. Nước ngải cứu nấu cũng rất nhanh hỏng. Cả 2 thứ này theo đông y là dương nên dễ hỏng. Ngải cứu cũng không thể đem nấu cao vì quá dương nên k cô được.
Tóm lại ngải cứu rất dễ hỏng.
Hình ảnh là 1 tấn ngải phải đem đốt bỏ do mốc.
HAI LOẠI NGẢI KHÁC NHAU
Ngải mà chúng ra hay dùng hay thấy hay ăn là ngải nhà. Dù trồng trong núi nó cũng vẫn vậy, vẫn là giống ngải nhà. Nếu khô có màu trắng hoặc xanh, thân gỗ phía trong màu trắng. Bông xốp thơm và vị đắng dịu, có ngọt hậu. Người ta có thể làm gối vì nó rất dai và lồng bồng.
Loại ngải núi hay ngải hoang mọc trong núi lâu năm trông không khác gì ngải nhà. Lá nhỏ hơn chút. Thân to cao hơn. Loại này có đặc điểm là khi phơi khô thì thân lá hoá đen giống y màu cỏ cháy do bị phun diệt cỏ. Lá giòn vụn, không dai. Rất đắng. Đắng gấp mấy lần ngải nhà. Uống vào có khi muốn nôn ra. Công dụng, dược tính hơn ngải nhà. Nhưng lại ít ng dùng.
Ngải không chỉ để dùng uống mà còn dùng để xông, tắm, làm nhang, xông nhà xua tan âm khí.
Mình có bán cả 2 loại ngải, được trồng trong núi đá khu vực chùa Hương, một vùng núi có năng lượng lớn.