LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC
LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC
Như nhiều bài Trạng Down đã nói thì bổ sẽ không phải là bổ nếu như nó không được tiêu hoá hết. Chính bổ gây ra độc. Bổ và độc đều là thứ thiên biến vạn hoá. Điều này thì dễ hiểu và khoa học dễ chấp nhận. Vì hàng ngày chúng ta đều ăn bổ và sinh ra các bệnh. Các nhà khoa học cũng thấy ăn nhiều thịt, đường đạm sẽ sinh ra bệnh này bệnh kia. Còn rất nhiều cái mà họ vẫn thấy bổ là bổ vd hoa quả, sinh tố, rau củ họ đều thấy đa phần vô hại nếu ăn nhiều mà họ chưa nhận thấy bổ có thể là độc. Bất kể cái gì gây ra tắc nghẽn, hại khí huyết thì đều là độc.
Hôm nay, Trạng Down nói về độc. Nói về độc thì trình phải cao hơn gấp 10 lần nói về bổ và rất ít người có thể dụng được độc. Điều này quả thật khoa học sẽ không hiểu nổi, tại sao lại có thể cho độc như nọc rắn, nọc rết, nọc bọ cạp vào cơ thể. Trong chữa bệnh, các thứ đều dùng được, nếu dùng đúng chỗ, giải quyết được việc thì độc cũng là bổ, mà cái gì bổ dùng không đúng chỗ, gây hại thì bổ cũng là độc.
Tại sao lại lấy độc trị độc được. Cái độc trong người thường là cái độc do thực, nhiều quá mà sinh độc, bổ nhiều quá mà chuyển hoá không hết nên sinh độc như mỡ máu, gout, tiểu đường… cái độc ứ đọc này khác với cái độc như nọc rắn, nọc rết, hạt mã tiền, phụ tử, cà gai leo, cà pháo, măng, đu đủ xanh, khế chua, chuối tiêu xanh, dấm, ớt, tỏi… Một cái là độc bổ gây tắc, một cái là độc tả mang tính công phạt, hoá ứ, tiêu độc, tiêu huyết, tiêu bổ.
Thực tế, trong cả chữa bệnh lẫn nấu ăn đều dùng đến cả bổ và độc. Quan trọng là dùng như nào, bao nhiêu. Nếu k dùng độc hay k cho dùng độc thì chả khác nào hai tay thì chói mất 1 tay. Một bài thuốc mà toàn vị bổ (bổ - độc theo ĐNghia kiểu của khoa học) thì không chữa được bệnh. Mà thực tế, khoa học toàn dụng thứ độc để chữa bệnh mà họ không biết, thậm chí họ coi như là bổ. Chết là chết chỗ đấy, chỗ k hiểu thế nào là bổ và độc nên dùng bừa bãi, dùng vô tội vạ, dùng ko biết hạn dừng. Nếu hiểu rõ bổ và độc thì dùng bổ như độc và ngược lại. Cái độc của khoa học là cái độc mang tính ức chế, tính tắc nghẽn, nó giống như cái độc của bổ mà lại là độc. Nó ko có tính hoá ứ, hoạt huyết, lý khí, tiêu độc mà là thêm tắc, thêm cố kết, thêm ức chế. Vỉ hầu hết các độc đó là vô cơ. Cái độc của đông y là cái độc có tính hoá ứ, lý khí, tiêu độc, công phạt.
Nọc rắn rết hay mấy hạt độc họ thường dùng ngâm rượu xoa bóp vì nó có tính chạy rất nhanh. Bị cắn 1 phát nó phát tán rất nhanh nên nguy kịch. Nó có tính hoạt huyết hoá ứ, khai thông những chỗ tắc cực tốt, năng lượng và khí rất mạnh. Dựa vào tính chất này mà trong đông y họ đã sử dụng cả vào thuốc uống để chữa bệnh. Thực tế, có những bài báo đã đưa những trường hợp cho ong đốt mà chữa khỏi bệnh. Hoặc người ta cho đỉa cắn hút máu độc ra vì trong nước dãi của đỉa có chất làm tan máu rất tốt. Nhưng thường, độc họ ko chích vào đường máu như vậy mà sử dụng cho thuốc uống như một chất hoá ứ, tiêu độc rất hiệu quả. Nói chung, đây là một pháp cao, rất hiếm người có thể điều chế được. Nhưng nếu điều chế được thì nó lại thành biệt dược trị rất nhiều bệnh (vì cơ bản, bệnh do ứ tắc mà thành).
Vd loại Tam Độc này rất hiệu quả trong các bệnh như phong thấp, đau nhức xương, tê bì tay chân, kiến bò trong xương, thoái hoá, đau lưg, đau vai cổ gáy, nhiễm phong hàn, suy dãn tĩnh mạch, gut, u tuyến giáp.