HẠT SEN
HẠT SEN - LIÊN NHỤC, LIÊN TỬ
Hạt sen hay còn gọi là liên nhục, liên tử
Khí ấm, vị cam, tính sáp, không độc
Hạt sen là một vị thuốc của tỳ kinh, nó có thể làm cho thủy hỏa dung hòa được, với nhau, nó làm cho tâm thận giao được với nhau, tính nó thanh được tả hỏa ở tâm và ở mệnh môn, nó làm cho bổ ích cho khí huyết của 12 kinh, lại làm cho tinh khí rít lại thêm bền vững, làm cho trường vị dày ra, chữa được những chứng tỳ vị hư ma đi tả lỵ Người bị chứng nước tiểu ra đục (trắng như nước gạo), chứng ngủ mơ mà thấy tinh (di tinh) hay là chứng tinh tự nó chảy ra, chữa được những chứng đàn bà băng huyết, chứng bạch đới (đàn bà ra rớt trắng) và cách bệnh về huyết. Nhưng người nào đại tiện bị táo nên kiêng không dùng.
NHỮNG HỌC THUYẾT GẦN ĐÂY BÀN VỀ HẠT SEN – LIÊN NHỤC
Ông Giả Cửu Như nói rằng: Hạt sen giống nó sinh ra ở ao chầm dưới nước cả tốt lên mùa hè. Nó bẩm thụ cũng như ngưng tụ khí thuần dương mà kết thành. Nó được cả những khí dương của trời và khí âm của đất thâu hiệp lại mà thành ra, bẩm tinh của nó vốn là hòa bình, thành phần cũng như tính chất của nó là: thanh phương, khi dùng nó thì bỏ vỏ.
Chủ trị của nó là làm cho tỉnh tỳ, hòa vị, ích cho phổi, dày thêm ruột, di dưỡng được tinh thần, bổ được nguyên khí, lợi cho tai mắt, nó làm cho nở nang xương thịt, chữa được chứng tỳ tả, hay là chứng tả, chứng lị khi đã khỏi rồi nên dùng nó bồi bổ thêm lên.
Nhược bằng dùng thứ cả vỏ đỏ như màu huyết thì tì vị nó sáp lại mà hay thu liễm, chữa được mọi chứng thất huyết, rồi thì phải mượn thêm sức của nhân sâm, bạch linh dùng để bổ vào tỳ âm là cho thông suốt được huyết, để cho nó đưa huyết về bản kinh thì rất hay.
Nên nhớ những điều cốt yếu
Giống hoa sen đỏ thì hoa nó tốt hơn ngó, giống hoa sen trắng thì ngó nó tốt hơn hoa, cho nên khi dùng hạt nó thì chọn dùng hoa đỏ, khi đào lấy ngó thì nên dùng hoa trắng thì tốt hơn. Mỗi thứ có một điểm riêng. Bởi vì mỗi khí có được cái khí của thịnh, hạt nó lấy vào hồi tháng 6 thì hạt còn non, ăn tươi thì vị nó mềm giòn ngon hơn để già, tháng 8, 9 lấy về phơi khô để dùng.
Giống hoa sen giồng nó bằng hột cũng được, nhưng nó mọc lâu, dùng đốt gốc hay mầm của nó mà giồng thì chóng tốt lắm, giống này rất dễ giồng mà chóng lớn, cái mầm nó dùi mãi trong đất bùn, thành ra trắng nõn ăn ngon, nó có thể dùi thủng qua đường cái sang ao bên kia được.
Trải nhiều thời đại khảo nghiệm và phê bình về hạt sen, tính chất thể nào như sau.
Đời đường ông Mạnh Sần viết trong bản thảo thực liệu nói về hạt sen như sau: Hạt sen nó có thể bổ được 5 tạng, không có cái gì hại bên trong, nó làm ích cho 12 kinh mạch khí huyết.
Đời nhà Tống ông Tô Tụng viết trong sách Bản thảo Gia Hựu đồ kinh bàn về hạt sen như sau: Dùng hạt sen giã dập rồi hòa với gạo nấu cháo ăn hoặc nấu cơm ăn cũng tốt, ai dùng nó nhiều có thể ích khí nhẹ nhàng thân thể, khỏe mạnh sống lâu, thêm tuổi thọ.
Các nhà danh sư Trung Hoa, Nhật Bản bàn về hạt sen như sau: Hạt sen nó có tánh cách thanh nhiệt chỉ khát, an thần chữa khỏi lị, chữa người bị chứng đau lưng hay là chứng tiết tinh. Người nào ăn nó nhiều làm cho người trẻ trung hoạt bát nhẹ nhàng.
Ông Lý Thời Trân bàn về hạt sen nói rằng: Hạt sen làm cho tâm thận hòa hợp dễ giao thoa, lại làm cho dạ dầy và ruột giầy thêm, nó làm cho tinh khí được bền vững, cứng chắc xương gân, bổ được những chõ hư tổn, thông minh tai mắt, chữa được chứng hàn thấp, chứng tỳ tiết, chữa được chứng lị lâu ngày không khỏi, chứng xích bạch trọc, cùng là người con gái bị chứng băng trung đới hạ, nhất thiết mọi chứng huyết bạch.
Ông Trần gia Mô bàn về hạt sen như sau: Hạt sen nó có thể làm cho yên tĩnh được cả trên và dưới, chữa dược chứng hỏa tà, cả tướng hỏa và quân hỏa.
Ông Cù Hi Ung bàn về hạt sen rằng: Hạt sen sở dĩ nó được ảnh hưởng của những khí thanh sạch thơm tho của đất trời vì nó bẩm thụ được khí xung hòa ở trong lòng đất là thổ tinh cho nên vị nó cam, khí bình.
Sách biệt lục nói rằng: Tính nó hàn mà không độc? Nó vào được kinh túc thái âm, túc dương minh, nó lại vào được cả kinh thủ thiếu âm. Bởi vì đất là mẹ cả vạn vật, cho nên bao nhiêu nguyên khí của hậu thiên đều nhờ đó mà sinh hóa ra vậy.
Cho nên một khi khí của mẹ đã hòa thì nó phải làm cho khí huyết sinh sôi điều dưỡng. Thần minh được chỗ nuôi dưỡng yên lành, thì bao nhiêu bệnh tật còn có duyên đâu mà đến được. Bởi hạt sen nó bẩm thu ngay được cái khí hóa của sự giồng cấy ở trong mầu của đất, đó là kết quả của tỳ thổ rồi, cho nên chủ trị của nó bổ trung dưỡng thần, làm ích cho khí lực, trừ được hằng trăm thứ bệnh. Hơn nữa, những ai dùng nó được lâu có thể làm cho nhẹ nhàng thân thể, khỏe mạnh sống lâu thêm tuổi thọ.
Ông Mạnh Sần nói rằng: Nó chủ bổ cho 5 tạng, những chỗ thiếu thốn hay là những chỗ thiệt hại bên trong, bởi vì nó có thể làm ích cho 12 kinh mạch khí huyết phương cương.
Sách Nhật Hoa chư gia bản thảo nói rằng, hạt sen nó chủ giải nhiệt, chữa được chứng khát nước, yên định được tâm thần, làm cho khỏi được chứng lị, trị được chứng lưng đau và chứng tiết tinh; dùng nó nhiều làm cho người ta vui tính, đều là nhờ bởi khí vị của nó, vị nó có cái công bổ ích cho tâm tỳ nhiều vậy.
Ông Lý Sĩ Tài bàn về hạt sen rằng: Hạt sen tính nó cam bình bổ trung nguyên, nuôi thần trí? lại làm cho thanh tâm bền chí, chữa được chứng tả, trị được chứng băng trung đới hạ, khỏi được chứng xích bạch trọc, yên tĩnh được hỏa tà, của quân tướng hỏa. Nó làm cho tâm thận giao nhau, để đến chỗ hòa hợp, giao hòa mà giúp đỡ lẫn nhau, người ta gọi đó là cái hay của quẻ ký tế vậy.
Ông Hoàng Cung Tú bàn về hạt sen rằng: Hạt sen cứ theo như trong sách chép thì nói nó là hay vào được cả 3 kinh tâm thận và tỳ, song lẽ bởi nó bẩm thụ được cái khí thơm tho của trong sạch, vị của nó được đủ cả, trung hòa ấm ngọt mà thu sắc, xét ra bởi chính nó là vị thuốc của tỳ gia vậy. Tính nó trung hòa cho nên nó làm yên dưỡng được cả trên lẫn dưới nữa. Bởi vị cũng như là mệnh lệnh của vua ra thì bày tôi phải cung kính thi hành, đàng này thì tâm là quân hỏa, mà mệnh môn là tướng hỏa, nay đã có sự trung hòa giữa vua và bầy tôi thì còn lo gì có nạn tâm thận không giao. Vì thế cho nên trong sách chép nó hay bổ tâm và thận, hay thông được 12 kinh lạc của huyết mạch, tức là cũng vì ý đó. Vả lại chính cái vị của nó có tính rít lại, chứ không trơn tuột, vì thế cho nên nó giữ được khí lại chứ không trơn tuột, khỏi phải lo về tẩu tiết, mà những chứng mơ mộng di tinh chứng băng trung, chứng đới hạ, chứng thất huyết, chữa được cả là có lý lắm.
Bởi vì vị nó rít cho nên nó giữ cho dạ dày được dày thêm, mà ruột được bền vững thì không bao giờ có phải lo cái nạn đầu trống canh 5 tháo chảy. Nhưng nên nhớ một điều chỉ duy những người nào mà đại tiện đã táo kết rồi thì đừng dùng nó nữa. Khi dùng nhỡ bỏ lõi xanh trong ruột đi (cái này dùng chữa bệnh khác, bệnh nào thuốc ấy) và nhặt bỏ vỏ đi, chưng chín rồi lại đem bồi khô để dùng.
Nó được phục linh, hoài sơn, bạch truật, ý dĩ, câu kỳ trợ thì tốt lắm.
🦋🌱🐇☘️🍀🦡🦚🥀🦖🍂🐧🍁🐕🍄🐂🌾
Qua câu chuyện về hạt sen chúng ta thấy khí của đất mẹ là điều rất quan trọng, họ luôn nói về điều đó trong dược vị của thuốc. Cho nên việc trồng rau thủy canh hay trồng rau trồng lúa trên nhà 5 tầng kiểu của Nhật nó kém chất lượng như nào. Nếu ai trồng cây hoa cảnh thì thấy rằng những cây nào mà được tiếp xúc nắng mưa của đất trời sức sống nó khác so với cây được bón tưới đầy đủ nhưng mỗi tội không tiếp xúc với mưa nắng khí trời nó khác nhau thé nào. Điều đó cho thấy thấy phong trào trồng nhà kính (kín) mái che theo công nghệ Isarel nó cũng kém chất lượng thế nào. Chúng ta chỉ toàn ăn thực phẩm rỗng, tốt mã bên ngoài nên khí huyết mới suy. Mới đây thấy phong trào rỡ bỏ nhà kín để trồng tự nhiên, ko biết rồi phong trào sẽ diễn biến sao.
Các bạn cũng thấy sách nói rằng hạt sen giúp cho ruột dày dặn săn chắc hơn và khi đó các chứng đi phân tã nát ướt hay tả lỵ ko còn lo ngại nữa. Ấy vậy mà người ta bây giờ cứ thích xúc với xổ ruột làm cho hệ ruột càng yếu mỏng rồi đến ngày không thể phục hồi nổi.
Vậy là lộ hết công thức chế đồ rồi, chịu khó ăn chè hạt sen hay dùng bột ngũ cốc có hạt sen nhé. Nhà Trạng Down cũng dùng nó trong nhiều set ăn.
Các bài sau về củ sen, hoa sen, tâm sen, lá sen, đài sen, nhụy sen... Sen là loại cây mà có nhiều vị thuốc nhất, tất cả các bộ phận đều được dùng.