ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Cách nay chục năm, khoảng 2010, khi tham gia một cty về spa, thi thoảng có mấy vị đại gia qua chơi, họ hay kháo nhau về những loại rượu này rượu kia để “khỏe”. Một trong các thứ ấy là rượu đông trùng, phải nói là vô địch thiên hạ. Hồi đó, làm gì có tiền mà thử, chỉ nghe đó thôi, không quan tâm lắm, còn chả biết mặt mũi thực sự nó thế nào. Rồi cũng tại cty đó, có một anh bị ung thư phổi, đến đây để tập yoga. Anh làm ở bộ công an. Anh nói mỗi ngày a ăn 1 con đông trùng. Nghe nói nó đắt lắm, nên cũng hỏi anh xem sao. Anh bảo anh mua của người quen gì đó từ bên Trung Quốc, mà giá thời điểm đó đã là 500k 1 con.
Nói chung làm cái lĩnh vực này, cái thú thử này thử kia xem nó thế nào cũng rất cần. Ví như phải mua hết các loại mật ong về thử xem dược tính mỗi loại nó ra sao. Cùng là mật mà mỗi loại khác nhau. Qua đó, lựa mật nào tốt nhất. Mật hoa nhãn thì rất nóng, mật hoa bạc hà thì rất mát, mật hoa anh túc thì rất dương. Mỗi mật dùng vào các việc khác nhau.
Mùa Cô-Vi năm nay, đúng dịp này, tự dưng mấy thứ cứ đập vào mắt. FB phải nói nó như có tha tâm thông vậy, hiểu lòng người như thần. Thế là mới thử sang Đông trùng hạ thảo.
Nói về ĐTHT thì mỗi người, mỗi trường phái nói khác nhau. Nay thêm cách nói của Trạng Down.
Khoa học giải thích cái loại này nó đơn giảm lắm, giải thích kiểu như để dìm hàng vậy. Nó chả có gì đâu, một loại nấm có chấ này chất kia ký sinh trên xác của côn trùng. Chấm hết! Vì thế người ta tạo ra đông trùng rất đơn giản thôi là đem bảo tử nấm đó nuôi cấy để phát triển thành một mớ nấm. Người ta cho rằng, toàn bộ cái quí giá của đông trùng nằm ở cái đầu nấm chứ không phải ở giá thể (thân của con côn trùng). Thế nên, họ coi đông trùng nuôi cấy có nhiều hoạt chất hơn đông trùng tự nhiên. Vì toàn nấm là nấm. Nhưng vì nuôi được nhiều nên rẻ thôi.
Theo quan điểm này – nấm ký sinh – thì có nhiều loại đông trùng như đông trùng ve, đông trùng bọ xít, đông trùng châu chấu, đông trùng sâu... Và cách phát triển của nó nghe như một loại sinh vật ký sinh trong máu người rồi đến lúc ăn hết cơ thể vậy. “Khi bị bào tử của nấm Cordyceps bám lên người và xâm nhập vào bên trong cơ thể, những con côn trùng này bắt đầu có dấu hiệu rối loạn hành vi. Chúng sẽ tách bầy đàn, đi lang thang vô định lên các cành cây. Và rồi khi thời cơ chín mùi, con côn trùng bất hạnh sẽ trở nên bất động, từ khắp nơi trên cơ thể chúng các sợi tơ nhỏ mọc từ trong xuyên ra bên ngoài. Và cuối cùng, từ trong đầu chúng, một cây nấm vươn thân dài ra bên ngoài, báo hiệu cuộc đời bé nhỏ của con côn trùng chấm dứt!”
Cách giải thích trên và nhìn hình thì đúng là nấm ký sinh trên giá thể côn trùng thật. Nhìn cái nấm nó mọc lung tung tua tủa và không có trật tự gì ở trên xác ve, xác châu chấu. Nhưng ở con DTHT thì nó chỉ có một kiểu duy nhất là trên đầu.
Đối với Trạng Down, ĐTHT không phải là cái loại như họ nói, ko phải là dạng nấm mọc tua tủa trên thân côn trùng. Nó là một thực thể hoàn chỉnh thống nhất với cấu trúc và hình dạng duy nhất. Không nên nhìn nó theo kiểu chia tách như khoa học phân tích là nấm ký sinh trên giá thể (thân côn trùng). Kiểu nói của khoa học chả khác gì chia con người ra nào là răng, nào là tóc, nào là móng.. và đem tách riêng tóc để nuôi cấy phát triển và coi tóc là cái j đó đại diện cho toàn bộ. Đúng là mỗi thứ nó có tính chất riêng nhưng mình nó thì không phải là toàn bộ được. Ngay cả một thứ rất vật chất là một viên đá khối mồ côi, đem phá nó ra để tạo thành các viên nhỏ, thì nó đã rất khác nhau rồi, huống chi là một thực thể sống. Thế nên, nói thế nào thì nói, đối với Trạng Down, ĐTHT chỉ có một dạng duy nhất là thân con sâu có sừng. Nó là một thực thể hoàn chỉnh có cấu tạo như vậy, cũng không phải là nấm ký sinh trên thân côn trùng. Đem phân tích cái sừng đó thì họ bảo là nấm. Cứ cho là nấm (Trạng thì không nghĩ vậy) thì nó cũng không phải là nấm ký sinh trên thân côn trùng. Cách phân tích về chất này, thì khác gì bảo sừng tê giác, vảy tê tê, móng tay, nhựa đều là một. Cứ cho đều là sừng thì sừng với con tê giác, vảy tê tê với con tê tê hay móng tay với con người là những thực thể thống nhất, hoản chỉnh, riêng biệt, không thể tách rời và khác nhau.
Ngoài ra, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến dược tính. Đông trùng sinh ra ở vùng có băng tuyết khác với mấy loại ở Tây Nguyên hay trong phòng thí nghiệm. Không thể nào mà đánh đồng được.
Tuy nhiên, những điều trên cũng chả quan trọng. Đối với dược liệu thì quan trọng nhất là khí hay năng lượng. Ăn vô thì biết ngay cái nào tốt cái nào không chứ tranh cãi làm gì. Ở đây mình không có nói những thứ kia không có giá trị gì mà nó không thể giống nhau mà thôi. Ngay cả cái xác con ve còn có giá trị chữa bệnh. Nhiều người phân biệt ĐTHT tốt hay không dựa vào mùi & vị, ngọt như nào, thơm như nào, tanh như nào... Thế này thua là chắc. Những điều đó chỉ là cái vỏ. Quan trong năng lượng, khí có mạnh không. Ăn một con có thể thấy khí dương chạy dọc sống lưng và đan điền căng.
Đối với quan điểm này thì cũng không có phần nào – râu hay thân - là tốt hay quan trọng hơn phần nào. Mỗi phần có một dạng năng lượng khác nhau. Râu đại diện cho phần dương. Những con râu dài hay sừng dài thì tính bốc và khí phát mạnh hơn. Những con béo, thân to, râu ngắn thì trầm và chậm hơn. Nói chung con cần bằng thì cho nó cân bằng. Con to thì sinh khí nó cũng hơn con nhỏ nhưng giá thì đương nhiên mắc hơn. Giá tiền loại nhỏ (58-60 con/10gram) tầm 8triệu/10gram, loại khá (38-40 con/10gram) tầm 12triệu/10gram.
Đông trùng có 2 loại là mắt vàng và mắt đỏ, Trạng Down thì thích loại mắt đỏ hơn.
Đông trùng là một dạng nửa thân thảo, nửa động vật nên không biết nên quy nó về thực vật hay động vật. Vì một số người ngại vấn đề ăn chay hay mặn. Mùa đông nó là trùng (sâu), mùa hạ nó là thực vật (thảo) và người ta đi nhặt nó vào mùa hạ cỡ tháng 7-8 ở những vùng núi cao các nước như Tây Tạng, Nepal, Bhutan và khi ấy nó đã không còn sống. Nó đã trải qua quá trình tự sinh & phát triển, hấp thu sinh khí đất trời để cuối cùng là ngủ một giấc ngàn thu. Nó hoá sinh thành dạng gì chưa biết nhưng trước khi nó chuyển sang 1 dạng khác thì người ta đã đi thu lượm nó. Nói có thể không ai tin, ĐTHT nó tự hoá sinh khi đủ điều kiện, nó không có con gì sinh ra nó cả. Giống như con mọt do khí của ngũ cốc hoá sinh thành. Đố ai tìm ra trứng mọt. Tương tự vậy, con đom đóm cũng tự hoá sinh ra khi đủ điều kiện. Trong sách Hoàng Đế Nội Kinh viết, cỏ mục hoá thành đom đóm. Khí của cỏ mục tích tụ mà thành đom đóm. Rồi sau đó các thực thể này lại phát triển tiếp. Đó là một quá trình chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Các loại nuôi cấy, các dạng nấm kia nó là một dạng chuyển hoá khác, không cái nào giống cái nào.
Đông trùng rất tốt cho những người gầy yếu, không có sinh lực, những người bị dương suy, dương hư, bệnh nan y. Thế nên trong đông y nó được coi như vàng vậy. Dùng DTHT thì không sợ béo hay phản ứng phụ gì cả. Tuy nhiên cũng không thể lạm dụng nó. Lạm dụng nó rất nguy hiểm, kiểu ăn cả chục con để mong khỏe thì nguy. Dùng những thứ mạnh nhất công hiệu nhất thì fai dùng ít, nếu lạm dụng nó thì sẽ không có gì hơn được nó để mà chữa nữa, giống như đã phạm đến thuốc phiện là nguy. Dân gian vẫn cho bà đẻ dùng nhựa anh túc (chỉ là nhựa đen gọi là sái chứ ko phải tinh chế) để phục hồi nhưng chỉ rất ít. Nếu dùng nhiều kiểu như nghiện thì sẽ không có gì chữa nổi.
Dùng ĐTHT thì cũng rất đơn giản hãm nước uống hoặc nhai sống cũng được. Nhưng cách này thì phí nhất. Tốt hơn, có thể cho 1 con vào nấu cháo (khi cháo gần được chứ không nên ninh lâu mất hết khí) hoặc chưng với yến để tẩm bổ hoặc nấu với chè dưỡng nhan. Dùng cho bà bầu, bà đẻ và trẻ gầy yếu được. Mỗi ngày người lớn dùng 1 con, trẻ nhỏ thì ít hơn. Trẻ nhỏ còi cọc ăn không tiêu, kém ăn kém ngủ có thể nấu cháo và ăn một phần cháo đó. Có thể kết hợp đông trùng với một số dược liệu khác để làm thành bài sẽ tiết kiệm hơn như kết hợp với nhung hươu, sâm, thục địa.. tạo thành một bài bồi bổ hiệu quả.