ĐẬU NÀNH - BỘT MẦM ĐẬU NÀNH - MISO & TAMARI
ĐẬU NÀNH - BỘT MẦM ĐẬU NÀNH - MISO & TAMARI
Làng thực dưỡng chưa bao giờ hết sóng. Mình chả tìm đọc mà tin vẫn cứ đến. Nào là các cuộc đánh nhau, hạ sát, nào là xin lỗi, nào là kiềm axit, nào là canh dưỡng sinh đến chà ban cha, mới đây lại là cậu chuyện bsi Trần Anh Kim chia sẻ về các bệnh nhân ung thư tử cung. Thôi chả dám nói rõ ở đây ko động chạm nhiều người.
Vậy có người hỏi natto, miso, tamari thì sao. Tất cả các sản phẩm này đều có nguồn gốc đậu nành.
Các nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy đậu nành gây ra dị ứng ngầm. Nhiều người xét nghiệm có dị ứng với đậu nành và họ được khuyên không dùng bất cứ spham gì từ đậu nành. Bjo mà tôi khuyên các bạn thì cũng chả khác gì họ khuyên các bạn bởi đều là những lời khuyên vô trách nhiệm.
Cái logic rằng đậu nành, sữa đậu nành, bột mầm đậu nành, natto, miso, tamari đều giống nhau vì đều con nhà Nành cả, có khác gì bảo than củi & kim cương đều như nhau vì đều có mẹ là Cacbon.
Trong thực dưỡng, đậu nành là thứ hạt âm nhất. Khái niệm âm thì rộng lắm, nó khó tiêu, hàn lạnh, trệ khí, ly tâm. Lợi dụng tính cực âm này mà người ta chọn nó để dương hoá nó biến nó thành thứ rất dương. Tất cả các chứng bệnh hay tác hại gây ra từ đậu nành là do tính cực âm. Mầm đậu nành nó còn âm hơn cả đậu nành hay sữa đậu nành hay đậu phụ.
Nhiều người thấy rằng đậu nành chứa nhiều protein và có thể thay thế thịt. Vậy là họ chạy từ thịt sang đậu. Ngoài ra còn được nói cung cấp các hormon nội tiết, bổ xung các ét-trồ-gien cho nữ thế là uống lấy được. Các bệnh nhận bị tuyến giáp, u tử cung được khuyến cáo dùng thật nhiều.
Trong thực dưỡng, nếu ăn đậu phụ người ta phải chế biến khá kỳ công. Nhưng hầu hết họ dùng các sản phẩm đã muối hoặc lên men. Cổ truyền thì có tương chao. Khi nó chuyển sang dương thì nó không còn là nó. Ngoài ra, nhờ đậu nành cực âm mà muối cực dương cũng bị chuyển hoá thành thứ bớt dương hơn, nghĩa là đỡ độc hơn. Như vậy trong món miso hay tamari có 2 thứ từ 2 thái cực gọi là vượt ngưỡng của cơ thể (độc đối với cơ thể) đã được chuyển hoá qua thời gian để thành thứ cân bằng và kèm theo nhiều lợi ích khác.
Tamari (nước tương lâu năm) và miso (tương đặc lâu năm) là 2 thứ không thể thiếu trong nhà bếp thực dưỡng. Đối với người ăn chay trường, nó vô cùng quan trọng. Nó là thức để cân bằng lại tính ly tâm, hàn lạnh của đa số thức ăn là thực vật. Về miso hay tamari, tôi khuyên bạn nên dùng loại lâu năm (trên 3 năm) nếu làm từ đậu nành. Nó là món cổ truyền nổi tiếng khắp thế giới của Nhật và mang đậm nét văn hoá truyền thống. Trong cuốn Ăn gì không chết, tác giả cũng có nói về món này (mang tính khoa học). Nó làm giảm tác hại của muối.
Liên quan đến chủ đề đánh đồng này, nhà tôi có một chuyện tương tự. Mẹ tôi hay bị ho và trào ngược. Tôi bảo chịu khó dùng chanh muối lâu năm. Mẹ tôi nhất quyết không dùng vì bác sĩ bảo phải kiêng đồ chua. Ối giời ơi! Chua thì hàng chục loại khác nhau. Có phải loại nào cũng làm hại dạ dày tỳ vị đâu, nhiều loại còn rất tốt. Nhưng mẹ tôi lại rất nghe lời bác sĩ trong việc hàng ngày ăn sữa chua. Ối giời ơi tập 2. Thế thì bệnh còn dài. Ngay cả trong các sách đông y người ta bảo người như này thì phải kiêng chua, người như kia phải kiêng cay là rất chung chung và hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt ứng dụng. Nó phải tuỳ từng hoàn cảnh và cách kết hợp, chế biến.
TIN BUỒN: miso bên mình đã hết. Sau 2 năm nữa mẻ gần nhất mới dùng được. Hiện chưa biết có nhà nào ngon và tốt để mà có thể lấy.