ĐÃ YẾU CÓ NÊN RA GIÓ
ĐÃ YẾU CÓ NÊN RA GIÓ
Đây là lý do mà một nên y học hiện đại như Úc, như Mỹ không thể chữa nổi bệnh ho hay một cơn đau bụng do nhiễm phong hàn. Họ cứ chiếu chụp xét nghiệm các kiểu và đi đến kết luận rằng phổi của bạn vẫn ngon, ruột của bạn không có vấn đề gì hết. Không vấn đề gì sao cứ ho, cứ đau hoài??? Bởi khoa học chưa có một công cụ nào soi ra khí hay năng lượng cả. Nhưng không thấy không có nghĩa là không tồn tại.
Một bác sĩ nhi có bằng cấp nước ngoài, có hơn 89.000 người theo dõi, bài viết có hơn 1000 lượt share. Âu cũng là đến cái thời mà vàng và thau con người không thể nào phân biệt nổi. Đúng thật, không dễ gì phân biệt.
Trước hết phải nói ai nói cũng có lý cả thế nên khi nghe bạn sẽ thấy rất hợp lý. Những thông tin hợp lý kiểu như này, chỉ nói riêng về mặt sức khỏe ăn uống thôi thì cũng đầy rẫy trên mạng bây giờ. Có thể tóm gọn vấn đề bằng câu YẾU THÌ CÓ NÊN RA GIÓ KHÔNG?
Ta thường nghe nói đã yếu còn đòi ra gió. Đây chỉ là một hướng nghĩ. Vẫn có một hướng khác là phải tập ra gió cho nó khỏe chứ cứ ru rú trong phòng tránh gió thì bạn sẽ thành gà công nghiệp. Thế nên, lập luận của bài viết của bsi hoàn toàn hợp lý ở chỗ đó. Chúng ta cũng thừa biết là cứ bảo vệ mình quá, cứ tránh tất cả những bất lợi thì chúng ta sẽ thành cua bấy. Dù bạn không ra gió bạn cũng trúng gió.
Nhưng tây y thì luôn mâu thuẫn. Lại lấy một ví dụ khác để thấy họ lại khuyên bạn ngược lại, là hãy thành cua bấy đi, hãy thành gà công nghiệp đi thì mới an toàn.
Khi bạn bị suy giãn tĩnh mạch, họ khuyên bạn phải đi tất, phải kiêng vận động, không được ngâm chân.. và phải chung sống với nó cả đời. Bởi họ không biết tại sao bị như vậy. Người biết sẽ khuyên bạn phải vận động, phải tập luyện để nâng cao khí huyết, phải làm cho khí huyết lưu thông nhất là phải xuống chân.
Tây y cũng đưa ra lời khuyên rằng không bao giờ nên cúi đầu thấp hơn tim như thế sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt với người cao huyết áp. Họ lúc nào cũng muốn bạn ở trong trạng thái an toàn, có lợi nhất với cơ thể. Nếu như thế này, bạn thành cua bấy thật. Bên yoga thì họ lại chữa cao huyết áp bằng các động tác đầu thấp hơn tim, đặc biệt còn có động tác như chồng chuối. Nhưng để làm như vậy họ phải hiểu tại sao bị cao huyết áp và phải hiểu tình trạng của học viên.
Trở lại câu, có nên ra gió không? Câu trả lời là vừa nên, vừa không nên. Bạn vừa phải tránh gió lúc cần tránh và vừa phải "ra" gió lúc cần ra. Vấn đề là bạn phải biết mình, biết người như thế nào.
Biết mình là biết tình trạng sức khỏe của mình, biết khả năng của mình, biết mức chịu đựng của mình. Đã yếu, đã ốm thì chỉ có những kẻ ảo tưởng sức mạnh, không biết mình là ai mới đi ra gió. Lúc này tuyệt đối cần phải tránh gió. Nhưng nếu tránh mãi thì bạn cũng sẽ thua. Bạn cần phải làm cho mình mạnh mẽ trước kẻ định, không nhất thiết cứ phải đối diện ngay với địch lúc ốm yếu. Có nhiều cách để bạn mạnh lên trước khi đối diện với địch. Tóm lại, bạn phải chuẩn bị để có ngày bạn gặp định mà không sợ và đừng để mình lúc nào cũng sợ định vì bạn không thể tránh nó cả đời được đâu. Hãy chịu khó tập luyện khi bạn đang khỏe và chưa phải gặp địch.
Biết người là biết bản chất của gió. Biết gió là độc, là hại là cần phải tránh nhưng không phải muốn tránh là tránh được. “gió” là thứ vô hình vô lối, đi xuyên mọi vật chất. Nói tránh chỉ là tương đối thôi. Dù bạn có ở trong phòng vẫn có thể bị nhiễm phong hàn. Còn tất nhiên ra ngoài, tắm lạnh thì còn dễ bị hơn. Chỉ có những kẻ hồ đồ mới coi thường “gió”, không cho rằng gió là hại là độc. Việc phanh ngực ra trước gió, mở cửa rước gió vào không có nghĩa là bạn đang tập đối diện với gió hay làm mình mạnh mẽ trước gió. Đó là sự ngu dốt. Nếu bạn để cảm mạo phong hàn nhập thì đời bạn sẽ xuống dốc từ đây. Bởi mỗi lần bị cảm mạo phong hàn thì chính khí suy, tà khí vượng và ngự trong bạn. Nếu không có cách giải cảm thì bạn sẽ thường xuyên bị lại.
Nếu một người vừa không biết mình, vừa không biết người thì bạn có muốn giao sức khỏe của bạn và con cái cho những người như vậy không? Thôi hay tự học để mà cứu mình.