CÂU CHUYỆN VỀ KIỀM & AXIT
Otto Heinrich Warburg người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931 phát hiện ra rằng để cơ thể khỏe mạnh và hạn chế tối đa khả năng phát sinh bệnh tật thì môi trường axit-kiềm trong máu, mô, tế bào phải luôn ở trạng thái cân bằng, có độ pH ở mức kiềm nhẹ với thang điểm lý tưởng là pH=7,365. Khi độ pH <7,365, sẽ xảy ra tình trạng cơ thể nhiễm axit. Môi trường cơ thể nhiễm axit sẽ lại gây ra tình trạng thiếu oxy.
Ông cũng chỉ rõ: “Tất cả các hình thức của bệnh ung thư được đặc trưng bởi hai điều kiện cơ bản: nhiễm axit và giảm oxy (thiếu oxy). Thiếu oxy và axit là hai mặt của một đồng xu: khi mà bạn có mặt này thì tất yếu bạn sẽ có mặt bên kia”.
Chắc cũng không có ai tiếp cận được công trình nghiên cứu của ông như thế nào, dày bao nhiêu trang, các phản ứng hóa học hay biểu đồ thực nghiệm như nào. Nên nói chung chúng ta cũng chỉ gọi là biết thế.
Không biết có vì tiên đề axit & kiềm đó không mà một người khác là đệ tử của Oshawa, cũng là một nhà khoa học nói về kiềm & axit ở khía cạnh ăn uống. Một vài điểm tóm tắt của cuốn Axit & Kiềm như sau:
- Để cơ thể khỏe mạnh, cần giữ độ pH hay tỷ lệ axit/kiềm trong máu phải hơi thiên về kiềm một chút. Cần tránh ăn nhiều đồ có tính axit.
- Để tránh sự tích tụ axit, cơ thể có hai cách: tự giới hạn lượng axit trung bình trong máu, dùng kiềm đề cân đối lượng axit dư thừa .
- Nhiều chứng bệnh, bao gồm: ung thư, đái đường, đau tim, bệnh tinh thần, đau ốm kinh niên, thấp khớp, nấm, là do chúng ta thiếu sự hiểu biết về việc duy trì tỷ lệ cân bằng axit/kiềm.
Cũng không ai biết tài liệu ông nghiên cứu là gì, các thí nghiệm biểu đồ và các phương trình phản ứng hóa học là gì. Chúng ta cũng chỉ nghe biết thế thôi.
Và ngày nay, có bạn cũng đưa ra một công trình nghiên cứu của mình với các thí nghiệm, sơ đồ và các phản ứng hóa học để chứng mình những điều ngược lại.
Tôi thì không biết các bạn tin ai và theo ai. Cứ cho là tất cả các lý thuyết trước kia bây giờ đã thành sai thì lỡ ngày mai lại một nhân tài khác có một công trình nghiên cứu với đầy đủ các thông tin bằng chứng thuyết phục khác về vấn đề này nhưng khác quan điểm. Vậy bạn sẽ theo ai? Cái chuyện nay đúng mai sai là chuyện bình thường. Một thời mỳ chính được cho là chất bồi bổ tăng lực nên cả thế giới ăn, rồi cho rằng mỡ động vật hại sức khỏe con người nên chuyển sang dầu thực vật, rồi cholestorol hại cho tim mạch... Tất cả những thông tin đó ngày nay lại đối nghịch hoàn toàn. Có phải chúng ta đã bị lùa như vịt từ xưa rồi không? Chúng ta dường như không có cửa vì chúng ta đều bị động. Vì tin vào một lý thuyết hay công trình của ai đó mà chúng ta mới bị lùa. Và cũng dựa vào một lý thuyết hay công trình nào đó mà nhiều người cũng làm lợi từ đó. Tôi cũng không mong các bạn tin tôi đâu và tốt nhất đừng tin tôi. Không các bạn cũng sẽ bị lùa thôi. Không bị tôi lùa thì người khác lùa. Hãy làm sao đấy để mình chủ động.
Cũng dễ đồng ý rằng, khi cơ thể khỏe mạnh, thì ở mỗi vùng đều có các chỉ số ổn định ở vùng đó (mặc dù mỗi vùng khác nhau nhưng ổn định). VD chỉ số pH của máu, nội môi, tế bào, dạ dày, ruột non, ruột già, nước tiểu, nước miếng... Khi chỉ số ở các nơi ấy bất thường thì cơ thể không được khỏe. Chúng ta có rất nhiều các chỉ số, cứ đem phân tích xét nghiệm cái j là chũng ta có các chỉ số ấy. Chúng ta có cả một ma trận mà ma trận ấy lại có sự qua lại chặt chẽ với nhau. Các chỉ số ấy không thể nào hoạt động và tồn tại độc lập trong một cơ thể thống nhất được. Có vẻ như cái hay của tây y là tìm ra các chỉ số nhưng cái dở là họ chưa lập trình được phần mềm điều khiển phân tích cái ma trận ấy xem nó hoạt động như nào. Uống thuốc chữa huyết áp thì hại dạ dày, uống thuốc dạ dày thì hại gan thận ... Kiểu hoạt động rời rạc như này, ông nào cũng chỉ biết ông đấy thì toi.
Đông y gom tất cả các chỉ số ấy về lục phủ ngũ tạng mà biểu hiện ra phía ngoài của nó là các kinh mạch. Người ta không cần máy móc để đo các chỉ số nhưng người ta có thể tiếp cận qua kinh mạch. Rồi lại gom tất cả các lục phủ ngũ tạng về âm dương để mà điều chỉnh. Như vậy cái ma trận có vẻ phức tạp ấy chỉ có cái nút là âm dương.
Đông y hay thực dưỡng thì khái quát mọi vấn đề về âm dương để dễ nắm bắt điều chỉnh còn tây y thì cố chi tiết hóa vấn đề để nắm bắt. Làm thế nào để mà điều chỉnh được chỉ số pH nếu không biết cái ma trận ấy vận hành như thế nào. Chúng ta nghe Aihara nói “dùng kiềm đề cân đối lượng axit dư thừa” , “Cần tránh ăn nhiều đồ có tính axit”. Theo tôi cái ma trận ấy nó không hoạt động giống cái “ruột ngựa” theo kiểu đầu đít thẳng tắp nhau như vậy.
Trong cơ thể con người có quá nhiều các phản ứng sinh hóa khác nhau, chưa kể đến các dạng năng lượng vô hình. Làm sao mà phân biệt thịt gà với thịt vịt nếu chỉ dựa vào cấu tạo của protein. Làm sao để biết nóng với lạnh ở cái protein ấy. Quả thật có quá nhiều thứ ngoài cái vật chất. Thế nên cũng chẳng thể dựa vào mấy phản ứng hóa học để mà nói do cái này mà sinh ra cái kia.
Nói về phản ứng trong cơ thể, ngoài kiểu hóa học như hồi cấp 2, 3 chúng ta học còn có dạng sinh hóa (xảy ra trong cơ thể sống) mà tôi gọi nó là dạng “bước nhảy lượng tử”
Mg + O2 = FE (24+32=56)
Đây là phản ứng sinh hóa hình thành huyết sắc tố từ diệp lục tố, để giải thích cho chúng ta tại sao con bò ăn mỗi cỏ mà lại tạo nên thịt và sữa giàu dinh dưỡng đến vậy. Và chắc chắn còn nhiều phản ứng hóa học và sinh hóa phức tạp nữa mà chả thể tìm ra hết.
Thôi chuyện máu axit hay kiềm rồi phản ứng hóa học là chuyện của các nhà khoa học, họ có máy móc, phòng thí nghiệm, bằng cấp và chắc chắc câu chuyện này còn dài. Còn chúng ta là nông dân chỉ có mắt mũi chân tay tai lưỡi chẳng thể nào mà biết được kiềm hay axit. Nhưng chúng ta bằng lăng kính âm dương và các giác quan thông thường của cơ thể có thể biết được máu âm, máu dương, thức ăn nào gây ra máu âm máu dương, máu âm máu dương thì bị làm sao... Dù chỉ số pH, huyết áp, men gan, đạm thận có chuẩn đi chăng nữa mà máu âm là cũng nguy rồi.