CẬN THỊ
CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Con số cận thị học đường khá là khủng, theo phóng sự vtv4 thì tại 1 bệnh viện thôi vào ngày cao điểm mùa hè có đến 1000 ca mắc tật khúc xạ đến khám ở tuổi dưới 16.
Có những gia đình chụp ảnh mà thấy có mỗi ông bà là không đeo kính còn con cháu cả hơn chục ngừoi cận.
Chúng ta thường chỉ cho rằng vde bệnh khúc xạ chỉ đến từ điều kiện học, đọc hay nhìn như vấn đề lớp học quá đông, nhà tầng quá nhiều, thiếu ánh sáng. Không phủ nhận các điều kiện như vậy vì mắt phải làm việc trong điều kiện không được thuận lợi. Nhưng đó chỉ là một phần thậm chí là bề nổi. Các bạn có thể thấy nhiều trẻ nhỏ chưa tuổi đi học mà đã cận, hoặc trong trường vip con các đại gia có điều kiện học tập ăn ở tốt thì cũng cận đầy. Và ngày nay không chỉ thành thị mà cả nông thôn, miền núi cũng cận. Mà hỏi ra thì ko phải đứa nào cũng mọt sách, thức đêm hay điện tử đâu. Có đứa chuyên đọc truyện trong tối mà chả bị sao. Có đứa nghiện điện tử mà chưa thấy cận. Các cụ ngày xưa đèn dầu, đốt nến học mà mắt lại càng tinh. Chúng ta nên nhìn bệnh cận ở sự tổng thể hơn.
Có một điều các bạn cứ để ý, nếu bố mẹ cận, skhoe yếu thì con cái rất đễ bị cận. Cận dường như là di truyền mà lại không tìm ra lỗi gen nào di truyền. Có một sự di truyền mà k ai nói đến là di truyền cái tính yếu của bố mẹ sang con. Một cái đèn mà dầu đã vơi thì không còn bao nhiêu để hồi môn cho đời sau. Chắc k khó chấp nhận rằng bố mẹ yếu thì con cái khó mà khoẻ.
Nếu ai bị cận hay loạn thì mỗi khi thức khuya, căng thẳng, hay sức khoẻ yếu thì độ hình như tăng lên rõ. Mắt nhìn mờ hẳn. Chưa nói cái chuyện đọc sách hay nhìn máy tính lâu thì đương nhiên do mắt làm việc nặng. Nhưng tình trạng sức khoẻ liên quan mật thiết đến bệnh cận.
Hồi cấp 3 là hồi skhoe tôi kém nhất. Ăn uống tạm bợ, thức khuya, học thì căng thẳng. Tôi nhớ đi xe bus chưa dc 10km mà đã nôn. Lúc đó cận nặng đến 2 độ. Cho đến sau này thì tôi đã không đeo kính nữa.
Trong đông y, mắt liên quan mật thiết đến gan, gan khai khiếu ở mắt. Chấp mắt, mắt đỏ, mắt yếu, mắt bị bệnh chứng tỏ gan không khoẻ. Thức khuya làm máu không đủ về gan lâu dần gan sẽ yếu và nóng, nhiễm độc. Thế nên thức khuya sẽ là một nguyên nhân làm bệnh cận thị nặng hơn.
Ngày nay có các khoá học chữa cận. Có thể chữa được phần nào hoặc thời gian nào đó. Việc chữa chỉ là khai thông sự tắc. Nhưng nếu cái gốc là gan hay khí huyết mà yếu thì cũng dễ bị lại.
Điều muốn nói với các bạn là bệnh ở đâu đó cần nhìn ở mối liên hệ tổng thể. Bệnh ở mắt thì không phải chỉ ở mắt mà nhăm nhăm chữa mắt. Hà cớ gì mà cả cơ thể là một thể thống nhất lại chỉ coi nó như những phần độc lập riêng biệt không có mối liên hệ hay ảnh hưởng đến nhau. Không nhìn thấy mối liên hệ đó thì không có nghĩa không có. Chúng ta nên để ý đến sức khoẻ tổng thể hay khí huyết.
Mà dường như sự nhạy cảm tự nhiên hay hiểu biết về vde sức khoẻ theo kiểu tương quan tổng thể bjo gần như zero. Chúng ta không biết vì sao hay điều gì dẫn đến như vậy.
Có bạn hỏi tôi con bạn ấy cứ lạnh là ho, thường ho về đêm theo cơn, chân tay lạnh , da khô. Tôi có nói là áp dụng bài đánh gừng và dùng bổ phế, tối thiểu là vậy. Bổ phế cũng có tính bồi bổ. Cần phải tính đến chuyện bồi bổ sức khoẻ lâu dài mới ăn thua. Bạn có nói con bạn hết ho rồi. Tôi bảo hết ho không có nghĩa là hết bệnh. Vì nếu không áp dụng 1 biện pháp nào để trục xuất hàn khí ra thì vẫn còn và sẽ ho trở lại nhanh thôi. Dường như mọi người không nhận biết được tình trạng sức khoẻ ntn lại tưởng tôi nói vậy để bán đồ.