CÁI DỞ CỦA ĐÔNG Y
CÁI DỞ CỦA ĐÔNG Y
Tiêu đề này chắc gây chiên tranh mất! Đây chỉ là cảm nhận hay 1 góc nhìn khi xem cuốn sách này.
Cái hay, cái tốt thì cả mấy trăm năm người ta nói mãi rồi thế nên không cần nói nữa. Nay nứt ra một thằng nói đông y dở, quả là ngáo ngơ ấy chứ. Đến bây giờ thì do thời thế mà sinh ra các loại hóa chất, hàng giả người ta mới dè chừng. Cái đó đương nhiên là dở. Nhưng đây đang nói về vấn đề lý luận chứ ko fai cái dở của thời thế.
Việt Cúc là một người giỏi, người nổi tiếng, có lý luận riêng. Sách của ông là sự kết hợp giữa các vị đông y và nam y. Nói chung là đáng nể.
Xem các bài về cảm mạo các kiểu thì nhận thấy hầu hết các bài thuốc đều sử dụng các thức phát hãn ly tán để làm tán hàn, khui phong hóa ứ... mà chữa bệnh. Nhìn chung mình không thấy tính bổ của các bài thuốc này. Về mặt chữa bệnh, bệnh có hết nhưng về mặt sức khỏe thì chưa chắc đã tốt. Chữa được bệnh thì khí huyết cũng ly tán phần nào. Có lẽ đúng là thuốc chỉ để chữa bệnh. Nó chỉ dùng trong thời gian bị bệnh và để chữa bệnh chứ không bồi bổ. Cả cuốn sách của Việt Cúc chỉ chăm chăm vào phép đối trị bệnh.
Chính vì điều này mà ai cũng hỏi mình là thức này dùng bao lâu, có dừng lại không. Có một điều đặc biệt là các thức của nhà Trạng Down đều là thức bổ chứ không phải thuốc chữa bệnh. Thức bổ có nghĩa là nó giúp sản sinh ra khí huyết, làm khí huyết vượng lên chứ không hại hay vơi đi như thuốc chữa bệnh. Qua đó mà bệnh tự rút. Thế nên một thức mà chữa bá bệnh.
Về lý luận thì vd trong bài Yết hầu đau, cổ khô khát. Thử hỏi các bạn là đọc xong các bạn có biết tại sao, nguyên nhân từ đâu không? Sách này người thường không dùng được. Đương nhiên, nó viết ra để cho giới chuyên môn. Bệnh do nhiệt tả xông lên và mọi người cứ tưởng nhiệt tả là gốc của bệnh. Bị hỏa thì hạ hỏa, táo nhiệt thì giải táo nhiệt. Cứ tưởng cách chữa này là chữa gốc nhưng hóa ra vẫn là chữa ngọn, đau đâu chữa đấy, dùng phép đối trị.
Có một cách khác để nhìn nhận về bệnh.
Cơ thể bị tà khí xâm nhậm mà tây y gọi là bị viêm do vi khuẩn xâm nhập. Vậy hãy làm khỏe lên thì tự hết. Việc sinh ra hỏa hay nhiệt tả chỉ là hiện tượng hay hệ quả của việc tà khí xâm nhập. Trục xuất hết tà khí thì nhiệt tả cũng tự rút. Chả cần hạ hỏa hay giải táo nhiệt. Việc làm khỏe, hay bổ khí huyết thì có nhiều con đường và phương cách, chứ không bó buộc kiểu đối trị. Và cũng không cần chia ra hàng chục loại bệnh làm chi cho mệt. Tất cả chỉ cùng một nguyên nhân mà biểu hiện ra cách hiện tượng khác nhau. Chạy theo hiện tượng để làm gì cho mệt.
Hai cách lý luận khác nhau sẽ dẫn đến 2 cách dùng thuốc khác nhau
Cách coi táo nhiệt tả là gốc rồi giải thì phải dùng các thức phát hãn, có phần hại đến khí huyết
Cách coi là sự xâm nhập của tà khí thì dùng các thức bổ khí huyết để làm mạnh chính khí mà đẩy lùi tà khí. Cách này thì không chỉ giúp giữ được chính khí mà còn làm mạnh chính khí.
Thượng Kinh Ký Sự cũng có nói về hai trường phái chữa bệnh, các ngự y thì chữa (dùng công phạt) còn HTLO thì không chữa (dùng bổ để phục hồi). Cuối cùng HTLO cũng khăn gói về quê vì không ai nghe còn thái tử thì ra đi sau một thời gian.
Ngẫm lại, trong thực dưỡng có một bài quả là tuyệt đỉnh. Một bài mà chữa bá bệnh. Từ cảm mạo, cho đến tiêu hóa, cho đến bồi bổ, cho đến thải độc, cho đến hạ sốt, chữa cả sốt xuấ huyết, tay chân miệng, ngộ độc thức ăn, huyết ap cao, huyết áp thấp... mà cách làm thì lại vô cùng đơn giản. Và quan trọng nó không làm hại chính khí. Bài này ăn đứt cả gần quyển sách của Việt Cúc. Các bạn có biết bài gì ko? Đến bây giờ Trạng mới đủ trình để hiểu về nó. Bài này nó vừa mang tính dưỡng sinh mà lại có tác dụng trị bệnh.