CÁCH ĂN ĐỒ NƯỚNG - PIZZA - THỊT GÀ - BÒ KHÔ
CÁCH ĂN ĐỒ NƯỚNG - PIZZA - THỊT GÀ - BÒ KHÔ
Ai cũng biết “Con gà cục tác lá chanh” “con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi”
Tại sao gà lại phải đi cùng lá chanh? Chúng ta cần biết qua tính chất của nó.
Thịt gà nóng, chắc mọi người biết chứ. Cái nóng của thịt nó là một dạng nóng o bế, nóng mà khó thoát, nóng không bung được ra hay nóng mà tù.
Giống như một ngày hè nóng hầm hập mà nhiệt không thoát được, nóng nung nấu cả đêm khi mà mặt trời đã tắt. Nếu mưa xuống thậm chí còn nóng hơn do nhiệt bốc lên mà không thoát đi đâu được. Cái nóng này là nóng o bế hay nóng tắc. Một cơn mưa mà không có gió thì không đủ. Lúc này, không phải cần một cơn mưa mà cần một cơn gió. Cơn gió khuấy động và mang được cái nóng đi. Còn cơn mưa chỉ càng làm cho cái nóng (đang dc đất, bê tông giữ lại) bốc lên và ở luôn đó. Nếu cơn gió đó (sự chuyển động) mà có hơi nước (mát) thì lại càng tốt, vừa làm mát vừa mang cái nóng đi. Hoặc cơn mưa (mát, hàn) mà kèm gió (tính phát hãn, ly tâm, chuyển động, hoạt khí) thì mới ăn thua.
Thịt gà giống như cái nóng hầm hập vậy. Nếu người ốm hay bị ngứa người ta khuyên không nên ăn thịt gà vì nó độc. Độc là vì dễ sinh nhiệt độc bên trong - nóng âm ỉ , rồi bị phá ra. Mà năng lượng của thịt gà khá mạnh làm khí bên trong hỗn loạn. Lúc này cần một thứ có tính ly tán chuyển động mà lại có tính mát. Thì lá chanh là một dạng như vậy.
Thịt bò nướng, bít tết, bánh pizza ... đều thuộc dạng nóng o bế thế nên trước hết nó cần một luồng gió để thổi. Luồng gió đó là các dạng gia vị. Gia vị trước hết có tính ly tán, công phá giống như gió thổi. Gia vị đó có thể có tính nóng hoặc lạnh giống như gió nóng hoặc mát. Nóng thì kiểu ớt tiêu tỏi..., mát như các loại rau húng, rau cải, mù tạt. Tuỳ loại thức ăn mà xem kết hợp với gió nóng hay gió mát, thậm chí kết hợp cả nóng và mát thành 1 loại gió mạnh mà ko nóng ko mát. Thông thường các dạng gia vị kết hợp cả nóng và mát. Vd cho cả lá chanh lẫn ớt hoặc cả lá chanh và tiêu tỏi để đỡ nóng. Các đồ nướng được gia nhiệt nhiều thế nên nó cần thứ gì đó mát - mát này phải là mát chuyển động hay hoạt khí - kiểu gió chứ không phải kiểu mưa.
Thịt gà trước hết cần lá chanh, thậm chí mình lá chanh cũng được. Tiêu ớt là thêm.
Ăn thịt bò khô thường đã có sẵn ớt đóng vai trò công phá sự u kết của thịt. Nhưng cả thịt bò và ớt đều nóng thế nên tốt nhất vắt thêm chanh chua - chanh chứ không phải quất. Chanh có tính mát, thu liễm để hạn chế bớt cái nóng của thịt và ớt. Nếu là thịt bò xào, ngoài các thứ gia vị ra thì thường xào với 1 thứ rau gì đó lạnh như cọc rau muống, cà tím, mướp nhật thì là chuẩn nhất.
Các dạng thịt nướng cần ăn cùng các loại cải cay, rau húng, bạc hà. Các loại này là gió mát - ly tâm mà mát.
Các dạng hải sản, thịt heo có tính hàn thì cần gió ấm như sả, gừng, ớt, tiêu tỏi.
Các dạng thịt đỏ, thịt động vật có tính o bế u kết. Nếu không được phá thì sinh độc biểu hiện ra các bệnh như ngứa ngoài da, phát triển thành các dạng nấm, viêm da hoặc thành các bệnh bên trong như gout, mỡ máu ... Thải độc hay giải độc thực chất là hoá giải hậu quả của sự “không tiêu hoá được hết” hay sự u kết o bế này xảy ra với cả protein thực vật lẫn động vật.
Đó là lý do các món Âu hay có salad đi kèm mà thường có các loại húng & xà lách. Rau xà lách có tác dụng làm mát ruột. Đồ Nhật thường bao giờ cũng có gừng muối và củ cải muối, tác dụng của nó cũng là tiêu đạm tiêu đường. Đó là những gia vị rất nên có trong bữa ăn.
Tóm lại đồ nướng, thịt đỏ, thịt gà cần mát và ly tâm. Các thứ có tính chất này thường có vị cay và đắng.